Làm thế nào để học một kỹ năng thông thường phải mất 6 tháng mà chỉ trong 2 ngày?
Học hỏi liên quan đến sự thay đổi vĩnh viễn trong cách nhìn nhận và hành động. Nếu muốn học một thứ gì đó thật nhanh, bạn cần phải “đắm mình” vào thứ đó và thực hành ngay những gì vừa học được.
Hơn nữa bạn cần xác định mục tiêu rõ ràng. Mục tiêu càng rõ ràng bạn càng có động lực cao để tiến về phía trước. Vì vậy, thay vì cố gắng thúc đẩy bản thân, mục tiêu bạn cần làm rõ các bước tiếp theo của mình.
Bạn sẽ làm thế nào khi đang lúc gấp rút, kiến thức bạn cần lĩnh hội thông thường phải mất 6 tháng giờ chỉ được học trong 2 ngày? Hãy thử áp dụng theo những phương pháp đề xuất dưới đây nhé, bạn sẽ bất ngờ về hiệu quả mà nó mang lại đấy.
1. Hãy tìm một người thầy
“Khi học sinh sẵn sàng, giáo viên sẽ xuất hiện. Khi học sinh thực sự sẵn sàng, giáo viên sẽ biến mất.” – Lao Tzu
Khi chuyển từ giai đoạn tìm hiểu qua loa sang giai đoạn thực sự chú tâm, bạn sẽ muốn học thật nhanh. Đó là lúc bạn cần có một người thầy, người có thể giúp bạn thực hiện những bước tiếp theo.
Người thầy ở đây có thể là một cuốn sách hay một khóa học trực tuyến. Hoặc có thể là một người thầy bằng xương bằng thịt. Lợi ích việc tương tác với một người bằng xương bằng thịt là bạn có thể phản hồi ngay lập tức và xác đáng, có thể trả lời trực tiếp cho các câu hỏi của bạn.
Sau khi lĩnh hội một lượng kiến thức nào đó hãy ngay lập tức áp dụng chúng vào thực tế để thấy được sự khác biệt giữa điều bạn biết và điều bạn hiểu. Napoleon Hill đã từng nói: “Kiến thức chỉ là năng lượng tiềm ẩn. Nó chỉ trở thành sức mạnh khi được tổ chức thành những kế hoạch hành động rõ ràng”.
2. Lặp lại cho đến khi việc học trở thành vô thức
Video đang HOT
Lần đầu tiên áp dụng những gì vừa được dạy mất rất nhiều thời gian và công sức. Vì vậy, hãy cố gằng thực hiện đi thực hiện lại. Theo thời gian, bạn sẽ thấy mình thành thạo vào tự tin hơn nhiều.
Học một kỹ năng mới chủ yếu là nhờ vào trí nhớ và cách bạn vận dụng chúng. Ban đầu, vỏ não trước trán (nơi lưu trữ ký ức ngắn hạn) – phải tìm cách hiểu được cách tiếp nhận khái niệm mới. Khi thành thạo, bộ phận này được nghỉ ngơi và có thể xóa đi đến 90% ký ức mà nó lưu trữ. Lúc này, bạn hoàn toàn có thể thực hiện kỹ năng mới một cách vô thức như nó đã thuộc về bạn và cho phép tâm trí tập trung vào những thứ khác.
Quá trình biến việc học một kỹ năng trở thành tự động gồm 4 giai đoạn:
- Học đi học lại một lượng kiến thức nhỏ. Ví dụ, nếu bạn đang học chơi bóng rổ, việc đầu tiên là hãy thực hiện nhiều lần một cú ném. Từng chút từng chút một đến khi thành thạo.
- Tăng dần độ khó của bài học. Muốn thực hiện tốt giai đoạn này hãy tăng dần độ khó của bài học cho đến mức bạn không thể vượt qua nổi. Sau đó giảm dần độ khó sao cho gần nhất với giới hạn và khả năng hiện tại của bạn.
- Đặt thêm áp lực về thời gian. Ví dụ, một giáo viên toán yêu cầu học sinh giải những bài toán khó với thời hạn ngày càng ngắn. Việc bổ sung yếu tố thời gian sẽ thử thách bạn: Buộc bạn phải làm nhanh và Thử thách một phần trí nhớ ngắn hạn của bạn.
- Tập nhớ một lượng kiến thức tăng dần, nghĩa là cố gắng thực hiện việc học cùng lúc với việc nghĩ đến những điều khác. Nói một cách đơn giản, cố tình thêm thông tin cho các quy trình đào tạo của bạn.
3. Đặt ra những mục tiêu cụ thể với khung thời gian khắc nghiệt
Khi quá trình “luyện tập” kết thúc, bạn cần thực hiện nó bên ngoài đời thực bằng cách đặt ra những mục tiêu lớn đòi hỏi phải sử dụng kiến thức vừa học được.
Ngay trước khi rời khỏi nhà giáo viên, chúng tôi cùng nhau lập mục tiêu. Mặc dù mục tiêu dường như lớn lao nhưng tôi cảm thấy tự tin rằng tôi có thể đạt được bởi bây giờ tôi đã có sự rõ ràng.
4. Theo dõi và chịu trách nhiệm
“Khi hiệu suất được đo lường thì hiệu suất được cải thiện. Khi hiệu suất được đo và báo cáo, tốc độ cải thiện sẽ tăng lên.”- Thomas S. Monson
Sự rõ ràng tạo ra động lực. Theo dõi tạo thành nhận thức. Báo cáo có trách nhiệm để giải trình. Ba điều trên là cần thiết cho tiến trình học tập nhanh chóng và hiệu quả.
Nếu không theo dõi hành vi hàng ngày của mình, chắc chắn tiến trình của bạn sẽ không thể cải thiện được.
Theo các nghiên cứu, tự điều chỉnh là diễn biến tâm lý nhằm tìm ra sự thiếu nhất quán giữa mục tiêu và hành vi. Đó chính là điểm khởi phát của động lực giúp bạn chuyển từ vị trí hiện tại đến vị trí mình mong muốn đạt tới.
Bên cạnh việc theo dõi, chịu trách nhiệm với những gì mình làm sẽ giúp tăng hiệu quả của quá trình học. Khi báo cáo tiến trình của mình cho một người nào đó, đặc biệt là người mà bạn tôn trọng, điều đó sẽ tạo thêm động lực giúp bạn thành công.
Phấn đấu đạt được những mục tiêu lớn không phải là dễ dàng. Hầu hết mọi người sẽ từ bỏ ước mơ trước khi có một con đường rõ ràng đến các mục tiêu nhỏ hơn.
Tất cả mọi thứ đều phụ thuộc vào cách bạn sắp đặt. Khi thiết lập được các điều kiện một cách hiệu quả, bạn sẽ thấy các mục tiêu mà mình muốn đạt được là hoàn toàn khả thi.
Nếu bạn muốn tiến nhanh đến các mục tiêu lớn của mình, bạn sẽ cần phải thành thạo để có được sự rõ ràng cho một vài bước tiếp theo của hành trình. Cách tốt nhất để thực hiện điều này là thông qua việc học dựa trên ngữ cảnh và học theo phong cách “đẫm” mình.
Sở GD-ĐT TP.HCM: Không bắt buộc 100% học sinh học cả ngày thứ bảy
"Nội dung trong văn bản được hiểu là trường nào học 2 buổi/ngày thì tiếp tục tổ chức dạy học theo kế hoạch; còn học cả ngày thứ bảy ở đây không phải là bắt buộc 100% học sinh phải học cả ngày".
Học sinh Trường tiểu học Nguyễn Thái Học (Q.1, TP.HCM) - Ảnh: T.THƯƠNG
Chiều 11-5, phóng viên Tuổi Trẻ Online đã trao đổi với ông Nguyễn Văn Hiếu, phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, về văn bản "bố trí các hoạt động dạy - học trực tiếp cả ngày thứ bảy, cả sáng chiều..." cơ quan này gởi các trường trực thuộc ngày 8-5.
Ông Nguyễn Văn Hiếu giải thích: "Nội dung trong văn bản được hiểu là trường nào học 2 buổi/ngày thì tiếp tục tổ chức dạy học theo kế hoạch; còn học cả ngày thứ bảy ở đây không phải là bắt buộc 100% học sinh phải học cả ngày".
Ông Hiếu cũng cho rằng các trường tận dụng thời gian ngày thứ bảy để tăng cường phụ đạo, dạy bổ sung, ôn luyện thêm kiến thức cho các em trong suốt thời gian học online, học trực tuyến, học qua truyền hình... mà các em nắm chưa đầy đủ.
"Đồng thời, thứ bảy cũng là ngày để các trường tổ chức dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, chuẩn bị kỳ thi học sinh giỏi cấp TP; tổ chức các hoạt động giáo dục ngoại khóa, kỹ năng, sinh hoạt tập thể; học ngoại ngữ, tin học và rất nhiều hoạt động khác... Giáo viên cần phải kiểm tra, rà soát để bồi dưỡng thêm cho các em vì mình không còn nhiều thời gian nữa", ông Hiếu nhấn mạnh.
Trước đó, Sở GD-ĐT TP.HCM có văn bản gửi thủ trưởng các đơn vị, cơ sở giáo dục về tổ chức dạy học cho học sinh đến trường sau thời gian nghỉ dịch COVID-19.
Theo đó, sở chỉ đạo các đơn vị trường học bố trí các hoạt động dạy học trực tiếp cả ngày thứ bảy và cả hai buổi sáng - chiều kết hợp với việc dạy trực tuyến, học qua truyền hình, đồng thời có kế hoạch phụ đạo miễn phí cho học sinh yếu, đảm bảo hoàn thành tốt chương trình năm học 2019-2020.
Gia đình dấu yêu: Trẻ đâu chỉ học trên sách vở Do việc cách ly xã hội để kiểm soát tình hình dịch bệnh, trẻ con ở nhà có dịp học hỏi các kỹ năng mà ở trường không dạy cho chúng. Trẻ học nhiều điều từ thực tế chứ không chỉ trên sách vở Minh họa: Văn Nguyễn Có nhiều cách dạy trẻ những bài học không chỉ trên sách vở. Khi tôi...