Làm thế nào để giảm cholesterol nhanh chóng?
Quan tâm hơn đến những loại thực phẩm được đưa lên bàn ăn, duy trì lối sống lành mạnh là lời khuyên của bác sĩ nếu bạn gặp phải vấn đề về cholesterol.
Cholesterol là gì?
Cholesterol là một thành phần của lipid máu, được hình thành từ 2 nguồn: nội sinh bởi chính cơ thể (70-75%) và từ thực phẩm như thịt, trứng, phô-mai, bơ. Nhiều người vẫn nghĩ cholesterol là thành phần xấu trong cơ thể, là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh. Thực tế, cholesterol rất quan trọng với cơ thể: Là nguyên liệu cho quá trình sản xuất các mô tế bào; Hỗ trợ quá trình sản xuất nội tiết tố sinh dục; Hỗ trợ quá trình bài tiết mật trong gan.
(Ảnh minh họa)
Cholesterol “tốt” và Cholesterol “xấu”
Không thực sự có cholesterol “tốt” và cholesterol “xấu”. Do là chất không tan trong nước, cholesterol cần gắn với một chất khác để có thể vận chuyển trong máu, chất đó là lipoprotein. Lipoprotein gồm hai loại chính, trong đó một loại là lipoprotein tỉ trọng thấp (low density lipoprotein- viết tắt là LDL) đưa chlolesterol tới các động mạch và thường bị coi là “ cholesterol xấu” (LDL-Cholesterol). Trong khi đó, lipoprotein mật độ cao (high density lipoprotein – HDL) lại thu thập cholesterol và đưa trở lại gan để tái chế và loại bỏ (dưới dạng axit mật), nên thường được coi là “cholesterol tốt” (HDL- Cholesterol).
Chỉ số bình thường
Nồng độ cholesterol trong cơ thể được coi là bình thường khi:
Cholesterol toàn phần: 120-200 mg/dL
HDL- Cholesterol: 40-109 mg/dL
LDL- Cholesterol: 0-114 mg/dL
Cholesterol cao có nguy hiểm?
Video đang HOT
Cholesterol cao là sự gia tăng nồng độ cholesterol trong máu. Nếu không được điều trị, LDL-Cholesterol dư thừa sẽ lắng đọng và bám vào thành mạch máu, hình thành những mảng bám trong lòng động mạch và dẫn tới nguy cơ cao mắc các bệnh về tim mạch.
Để giảm cholesterol cần bao nhiêu thời gian?
Câu trả lời với mỗi người là khác nhau, giống như nguyên nhân dẫn tới tình trạng cholesterol trong máu tăng cao và điều quan trọng hơn cả là 70-75% cholesterol trong cơ thể là nội sinh
Thực phẩm có thể giúp giảm cholesterol?
Sử dụng thực phẩm như một chiến lược để giảm cholesterol chắc chắn sẽ không khiến cho nồng độ cholesterol tăng quá cao, ngay cả với những người mắc bệnh lý quá mẫn với cholesterol, tức là tạo ra quá nhiều cholesterol về mặt di truyền. Nếu không tính đến các yếu tố về di truyền hay kiểm soát stress, thì thực phẩm và hoạt động thể chất cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm cholesterol.
Về thực phẩm, bạn nên tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất xơ như các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, rau, trái cây (đặc biệt là táo), hạt lanh, các loại hạt nói chung, thức ăn tổng hợp… Những thực phẩm này cũng rất giàu phytosterol có thể làm giảm cholesterol. Các chuyên gia cũng lưu ý rằng bơ thực vật có thể giúp giảm nhẹ cholesterol, song lại làm giảm sự hấp thụ các vitamin tan trong chất béo. Vì thế, bơ thực vật không được khuyên dùng những người không có vấn đề thực sự về cholesterol.
Tuy nhiên, chiến lược quan trọng nhất là bảo vệ cholesterol khỏi quá trình oxy hóa. Bởi vì cholesterol bị oxy hóa trở nên nhỏ, dày đặc và nguy hiểm hơn nhiều vì khó loại bỏ.
Những thực phẩm cần tránh khi bạn bị cholesterol cao?
Rất ít loại thực phẩm cần phải tránh hoàn toàn ngay cả khi chúng bị xem là nguyên nhân trực tiếp làm tăng nồng độ cholesterol. Theo các chuyên gia dịnh dưỡng, dù bạn tiêu thụ nhiều quả trứng mỗi tuần, song đây cũng không phải là yếu tố nguy cơ. Các nghiên cứu dường như đều nhất trí về vấn đề này. Những thực phẩm giàu cholesterol vì thế không phải là vấn đề.
Giảm cholesterol bằng cách tự nhiên
Để giảm cholesterol một cách tự nhiên, bạn có thể sử dụng những thực phẩm giàu chất xơ như một chất bổ sung. Tuy nhiên, quá trình này phải được thực hiện dần dần để không bị đầy hơi. Berberine cũng rất hiệu quả: nó làm tăng AMP kinase, làm chậm sản xuất cholesterol và có tác dụng rất thú vị đối với lượng đường trong máu. Dù có thể mua dễ dàng tại các hiệu thuốc, những tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng berberine.
Các chuyên gia cho rằng cách tốt nhất để giảm cholesterol bền vững vẫn là duy trì một chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh./.
Uống nước mía trong mùa hè: Vừa đã khát lại "diệt trừ" bệnh tật nhưng nếu thuộc 5 nhóm người sau thì bạn tốt nhất nên nhịn miệng
Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, trong Đông y, mía vị ngọt, tính mát. Tuy nhiên, mía là thức uống có vị ngọt cao nên khó phù hợp với tất cả mọi người.
Nhắc đến mùa hè là người ta nhắc đến nước mía, thứ nước uống ngọt ngào, thanh mát lại có tác dụng giải nhiệt ngay tức thì, lấy lại sự cân bằng cho cơ thể trong những ngày trời nắng oi bức.
Các chuyên gia khuyên chúng ta nên bổ sung mía vào thực đơn hàng tuần vì nhiều lý do:
- Mía nhiều chất xơ: Theo Boldsky, một cốc nước mía chứa khoảng 13g chất xơ, tương đương 52% lượng chất xơ hằng ngày mà cơ thể cần.
- Chống viêm: Nước mía có chứa các đặc tính kháng viêm, chính vì thế nó giúp ngăn ngừa tình trạng viêm hiệu quả.
Nước mía có chứa các đặc tính kháng viêm.
- Tăng cường trao đổi chất: Nước mía có chứa các đặc tính giải độc có thể làm sạch các chất độc trong cơ thể và tăng cường sự trao đổi chất, đốt cháy chất béo hiệu quả hơn.
- Tăng cường năng lượng: Trong nước mía có chứa nhiều lượng đường tự nhiên, có tác dụng tăng cường năng lượng ngay lập tức cho cơ thể, đặc biệt là khi làm việc.
- Giúp cơ thể phục hồi nhanh sau khi ốm: Khi bị sốt, cơ thể bạn sẽ bị mất rất nhiều protein. Nước mía là lựa chọn tuyệt vời để bù đắp lượng protein đã mất, giúp cơ thể nhanh hồi phục sau cơn sốt.
Nước mía rất tốt nhưng có 5 đối tượng sau đây không nên dùng
Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội), trong Đông y, mía vị ngọt, tính mát. Chủ trị: Tả lỵ, ăn uống kém, chữa ho lâu không khỏi.
Tuy nhiên, mía là thức uống có vị ngọt cao nên khó phù hợp với tất cả mọi người, đặc biệt là một số nhóm người dưới đây:
1. Bệnh nhân tiểu đường
Theo lương y Sáng, nước mía là thức uống siêu ngọt, chứa khoảng 70% là đường vì vậy bệnh nhân tiểu đường không nên dùng để duy trì lượng đường huyết trong cơ thể luôn ở mức ổn định, tránh làm cho bệnh tình trở nên trầm trọng hơn.
2. Khi đang sử dụng một số loại thuốc
Trong mía có chứa chất policosanol giúp làm giảm cholesterol xấu của cơ thể, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Tuy nhiên nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc bổ sung, chống đông máu thì không nên uống nước mía kẻo cản trở tác dụng của policosanol, khiến việc sử dụng nước mía không còn nhiều ý nghĩa.
3. Người có đường ruột yếu, hay đầy bụng, đi lỏng không được uống nước mía nhiều
Trong Đông y, nước mía có tính mát, hàm lượng đường rất cao nên những đối tượng có đường ruột yếu, hay đầy bụng và đi lỏng thì không nên sử dụng nước mía thường xuyên vì sẽ làm cho tình trạng cơ thể trở nên trầm trọng hơn.
4. Không uống khi muốn giảm cân
Trong nước mía có chứa tới 70% là đường, còn lại là chất béo, đạm... vì thế nếu bạn trong quá trình giảm cân thì cần loại bỏ thực phẩm này ra khỏi chế độ ăn kẻo mọi nỗ lực ăn kiêng, luyện tập không có ý nghĩa.
5. Bà bầu không nên dùng quá nhiều
Dù nước mía có thể làm giảm cảm giác ốm nghén ở phụ nữ mang thai nhưng lương y Sáng khuyến cáo bà bầu không nên uống quá nhiều vì thành phần cơ bản của nước mía là đường, nếu nạp quá nhiều đường trong thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Vậy uống nước mía như thế nào là đúng?
Theo các chuyên gia, người khỏe mạnh cũng không nên uống nước mía quá nhiều vì dễ tăng cân, béo phì. Liều lượng được khuyến cáo khi uống nước mía là 100 đến 200 ml và tốt nhất nên sử dụng vào buổi chiều.
18 tác dụng của lá tía tô với sức khỏe và làm đẹp Tía tô là một loại rau được sử dụng nhiều trong các bữa ăn thường ngày. Tuy nhiên không phải ai cũng biết những tác dụng của lá tía tô với sức khỏe và trong làm đẹp. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về loại lá này trong bài viết sau đây. Tía tô là loài cây xuất hiện rất nhiều trong đời...