Làm thế nào để có một thai kỳ khỏe mạnh?
Khỏe mạnh trong suốt thai kỳ là một điều vô cùng quan trọng, bởi khỏe mạnh không chỉ giúp cải thiện cuộc sống mà còn giúp thai nhi được phát triển hoàn thiện hơn. Do đó, các chuyên gia đã đưa ra một số lời khuyên để các mẹ bầu có được một thai kỳ khỏe mạnh nhất.
Theo các chuyên gia, trong giai đoạn đầu của thai kỳ, các mẹ bầu thường có cảm giác thèm ăn một vài loại thực phẩm nào đó. Những cơn thèm này là hoàn toàn bình thường, miễn là bạn không ăn quá mức quy định và ăn những thực phẩm không dành cho bà mẹ mang thai.
Các chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên, các mẹ bầu nên ăn những loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng để giúp bé phát triển ngay từ trong bụng mẹ một cách toàn diện nhất. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều có thể khiến bạn và thai nhi bị bệnh. Tốt nhất là nên ăn khi bạn cảm thấy đói.
Xem lượng vitamin bổ sung
Vitamin có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt là đối với bà bầu. Ở phụ nữ mang thai, nhu cầu vitamin tăng cao so với bình thường nên cần chú ý bổ sung để cả mẹ và con đều khỏe. Đặc biệt là vitamin D có thể giúp trẻ phát triển lành mạnh và giảm nguy cơ phát triển tiểu đường loại 1 ở trẻ. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyến cáo, không nên bổ sung quá nhiều vitamin D vì dùng vitamin D quá liều có thể làm chậm quá trình hình thành thể chất và trí tuệ ở bé.
Tập trung thư giãn
Tránh căng thẳng ngay cả khi bạn đang làm việc trong quá trình mang thai, sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái và hạnh phúc hơn trong thời gian này. Một số cách đơn giản giúp thư giãn như:
Massage
Theo các chuyên gia, massage là phương pháp tuyệt vời nhất giúp giải tỏa căng thẳng và thư giãn cơ bắp cho bà bầu. Hãy nhờ các chuyên gia massage hoặc các đức lang quân xoa bóp giúp bạn nhé.
Thiền
Thư giãn tinh thần cũng quan trọng như thư giãn thể chất nhưng mức độ lại khó khăn hơn. Để giảm thiểu tình trạng căng thẳng, bạn có thể tham gia một lớp học thiền hoặc mua đĩa CD về nhà tự tập. Phương pháp này tuy “khó nhằn” nhưng chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả đấy.
Tham gia lớp học Yoga tiền sản
Đây được xem là “một mũi tên trúng 2 đích” vì khi tham gia vào những lớp học này, bạn có được tư tưởng thoải mái, tránh căng thẳng, đồng thời còn có cơ hội tiếp xúc với những kiến thức nuôi dạy trẻ sau này, cũng như chuẩn bị tinh thần đón em bé chào đời nữa.
Nghe nhạc
Hãy tìm một không gian yên tĩnh và bật những ca khúc hay bản nhạc nhẹ nhàng để tận hưởng. Bạn nên chọn những dòng nhạc nhẹ mà mình yêu thích đặc biệt là những đĩa nhạc cho bà bầu, nằm nhắm mắt và lắng nghe nhé. Cách này giúp bạn thư giãn rất tốt đấy.
Uống sữa
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, uống sữa không những mang lại vitamin D mà còn có lợi cho răng và xương của mẹ và bé nữa đấy. Nguồn vitamin D bên cạnh sữa còn bao gồm các sản phẩm từ sữa như sữa chua và phô mai. Ngoài ra, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời tự nhiên, cá béo và trứng cũng mang lại nguồn vitamin D dồi dào.
Nếu bạn lựa chọn cá như một nguồn cung cấp vitamin D, hãy cẩn thận lựa chọn cá có hàm lượng thủy ngân thấp vì tiêu thụ cá có mức thủy ngân cao có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Tuy nhiên, cá cũng là loài thực phẩm có chứa các axit béo Omega-3 có tác dụng làm tăng sức mạnh của não và được khuyến khích trong khi mang thai.
Bổ sung đầy đủ Axit Folic
Axit Folic là một dạng vitamin nhóm B có vai trò rât quan trọng đối với sức khỏe của bà bầu. Axit Folic rất cần thiết cho sự phát triển cột sống của em bé và hệ thần kinh, giúp ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh gồm tật nứt đốt sống và dị tật như hở hàm ếch hay sứt môi. Ngoài ra, Axit Folic còn giúp thúc đẩy tăng trưởng tế bào khỏe mạnh, tái tạo da và mọc tóc.
Axit Folic có nhiều trong các loại rau lá thẫm, đậu, trứng, rau bina và gan.
Thử những bài tập dành cho phụ nữ mang thai
Tập thể dục khi mang thai rất có lợi cho sự phát triển của thai nhi vì nó làm tăng lưu lượng máu và giúp điều chỉnh sự trao đổi chất. Một số phụ nữ mang thai thì thích các bài tập Yoga hay Pilates, số khác thì thích đi bộ hoặc chạy từ từ. Theo các chuyên gia, dù tập thể dục với bất kỳ loại nào thì cũng nên tham khảo ý kiến của các bác sỹ để giữ an toàn cho cả mẹ và bé nhé.
Video đang HOT
Kiểm soát cân nặng khi mang thai
Khi mang thai, người mẹ luôn có tâm lý ăn thật nhiều để giúp cho thai nhi phát triển và hấp thu được đầy đủ các dinh dưỡng. Bên cạnh đó, quan niệm dân gian “ăn cho 2 người” luôn đè nặng và gây áp lực lên các bà mẹ trẻ dẫn đến hiện tượng tăng cân quá nhiều khi mang thai. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, hiện tượng tăng cân quá nhiều ở các mẹ bầu sẽ làm tăng nguy cơ cao huyết áp, tiểu đường, tiền sản giật, sảy thai, thậm chí sinh non hoặc thai chết lưu.
Do đó, các chuyên gia đưa ra lời khuyên rằng các thai phụ nên kiểm soát cân nặng của mình theo tỉ lệ 3 – 4 – 5, tức là 3 tháng đầu tăng 3kg, 3 tháng giữa tăng 4kg và 3 tháng cuối cùng nên tăng 5 kg là đủ chuẩn cho một em bé khoẻ mạnh. Theo đó, chỉ cần tăng 12 kg đã là số cân nặng hợp lý cho một thai kỳ khỏe mạnh.
Lưu ý:
Nghén là dấu hiệu bình thường ở phụ nữ mang thai và tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Một số người không có dấu hiệu buồn nôn nhưng một số khác lại buồn nôn trong suốt 9 tháng thai kỳ. Để giảm tình trạng này, bạn có thể ăn bánh quy giòn, vừa giảm buồn nôn, vừa làm dịu dạ dày của bạn và tránh những cơn đau dạ dày hành hạ nữa.
Nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày để cung cấp cho bé đầy đủ vitamin nhất.
Thư giãn càng nhiều càng tốt vì việc này sẽ giúp bạn và thai nhi cảm thấy thoải mái và khỏe mạnh hơn.
Không bao giờ hút thuốc vì hút thuốc sẽ khiến thai nhi nhẹ cân, thậm chí gây sinh non hoặc sảy thai. Ngoài ra, mẹ bầu hút thuốc còn gây nên bệnh phổi và hen suyễn cho trẻ.
Không bao giờ được uống rượu. Theo các chuyên gia, uống rượu khi mang thai có rất nhiều bất lợi. Uống rượu có thể giết chết thai nhi, sinh non, thai nhi nhẹ cân, dị tật bẩm sinh và khiến thai nhi chậm phát triển. Do đó, hãy tránh xa rượu để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé nhé.
Theo Duocanbinh
Bà bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu để tránh dị tật thai nhi
Bà bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu có lẽ là nỗi băn khoăn của nhiều bậc phụ huynh trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Tránh ăn một số loại thực phẩm gây hại sẽ giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh hơn.
Ba tháng đầu khi mới mang thai là khoảng thời gian đặc biệt quan trọng đối với mỗi người phụ nữ. Vì thế, mẹ bầu rất cần phải có một chế độ ăn uống lành mạnh, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. Ngoài ra, bà bầu cũng nên tránh sử dụng các loại thực phẩm dưới đây:
1. Những loại thịt bà bầu không nên ăn trong 3 tháng đầu
Thịt chưa được nấu chín
Phụ nữ mang thai nên tránh ăn các loại thịt sống hoặc thịt tái. Trong chúng có thể chứa toxoplasma cũng như các loại vi khuẩn khác ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Mẹ bầu chỉ nên ăn các loại thịt đã được nấu chín.
Thịt nguội, xúc xích
Các loại thực phẩm này đều được làm từ nguyên liệu tươi sống. Vì thế chúng rất có thể chứa các loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm. Nếu muốn ăn, mẹ bầu nên làm chín thịt nguội và xúc xích và phải ăn ngay sau khi nấu xong.
Một số loại thịt mà mẹ bầu không nên ăn trong thai kỳ. (Ảnh minh họa)
2. Những loại cá bà bầu không nên ăn trong 3 tháng đầu
Một vài loại cá được xếp vào nhóm mẹ bầu không nên ăn trong 3 tháng đầu vì có chứa hàm lượng thủy ngân cao. Khi đi vào cơ thể, thủy ngân sẽ ảnh hưởng tới quá trình phát triển và hệ thần kinh của em bé. Một số loại cá mà phụ nữ mang thai nên tránh là:
- Cá kiếm
- Cá kình
- Cá ngừ
- Cá thu
3. Những loại rau bà bầu không nên ăn trong 3 tháng đầu
Không ăn rau sam
Loại rau này tính hàn, có thể làm tử cung co bóp quá đà dẫn đến tăng nguy cơ sảy thai. Vì thế bà bầu mang thai 3 tháng đầu không nên ăn rau sam, sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Rau sam có thể gây co bóp tử cung quá đà, tăng nguy cơ sảy thai
Không ăn rau răm
Các chất có trong rau răm có thể gây ra hiện tượng mất máu ở bà bầu, tăng co bóp tử cung. Nếu mẹ bầu ăn quá nhiều loại rau này sẽ có thể bị sảy thai hoặc xảy ra bất thường trong sự phát triển của thai nhi.
Không ăn rau ngót
Mặc dù rau ngót có chứa nhiều loại vitamin rất tốt cho sức khỏe nhưng đây cũng là loại rau mà bà bầu không nên ăn. Chất papaverin ở trong rau ngót là một chất độc được tìm thấy nhiều trong cây thuốc phiện. Khi mẹ bầu ăn nhiều rau ngót sẽ làm cho sự co thắt của cơ tử cung nhiều hơn, dẫn đến nguy cơ sảy thai cao.
Không ăn ngải cứu
Đây là loại rau có thể xem như một vị thuốc có tác dụng an thai, điều hòa khí huyết cho bà bầu. Tuy nhiên, việc lạm dụng ngải cứu cũng có thể làm tăng khả năng bị sảy thai.
Không ăn chùm ngây
Trong rau chùm ngây có một loại hormone là alpha-sitosterol. Loại này cực độc đối với bà bầu. Mẹ bầu không nên ăn loại rau này trong 3 tháng đầu của thai kỳ để tránh ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
Các loại rau mầm sống
Mẹ bầu không nên ăn sống bất kỳ loại rau mầm nào khi chưa được nấu chín, kể cả giá đỗ. Nguyên nhân là vì vi khuẩn có thể vẫn còn ở trong hạt giống khi cây mầm lớn lên mà nước không thể rửa sạch hết. Nếu muốn ăn rau mầm, bà bầu nên nấu chín để tiêu diệt các loại vi khuẩn.
Măng tươi
Mặc dù đây là loại thực phẩm có thể chế biến ra nhiều món ăn rất ngon và hấp dẫn nhưng lại không thích hợp đối với mẹ bầu. Hàm lượng cao của chất Cyanide có trong măng khi vào cơ thể mẹ sẽ hình thành chất độc HCN, có hại cho em bé.
Việc mẹ bầu ăn măng tươi có thể gây hại cho thai nhi. (Ảnh minh họa)
4. Những loại ngũ cốc bà bầu không nên ăn
Đa phần các loại ngũ cốc đều đem lại tác dụng tốt cho mẹ bầu. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lại khuyên bà bầu không nên sử dụng đậu nành trong thai kỳ. Loại đậu này có thể là nguyên nhân gây ra một số dấu hiệu bất thường ở bộ phận sinh sản của các bé trai. Phụ nữ sau khi sinh có thể dùng đậu nành để lấy lại vóc dáng thon gọn, rất tốt cho cơ thể.
5. Bầu 3 tháng đầu không nên ăn quả gì
Đu đủ xanh
Chất latex trong đu đủ xanh sẽ làm co thắt tử cung, dẫn đến sảy thai hoặc sinh non. Ngoài ra, đu đủ xanh có các enzym có tác động không tốt đến sự phát triển của thai nhi.
Chất latex trong đu đủ xanh tác động không tốt đến sự phát triển của thai nhi. (Ảnh minh họa)
Quả nhãn
Theo Đông Y, mẹ bầu không nên ăn nhãn. Việc ăn nhãn nhiều sẽ làm cho triệu chứng ợ nóng và táo bón trở nên nghiêm trọng hơn. Đặc biệt, đối với những bà bầu nào có cơ địa nhạy cảm hoặc xuất hiện triệu chứng dọa sảy thai thì tuyệt đối không nên ăn nhãn trong suốt thai kỳ.
Quả dứa (thơm)
Trong dứa có chất Bromelain sẽ làm mềm và kích thích co bóp tử cung. Chất này sẽ nhiều hơn ở quả dứa còn xanh. Vì vậy, nếu mẹ bầu ăn dứa có thể gây sảy thai.
6. Bà bầu không nên uống nước gì?
Sữa tươi chưa tiệt trùng
Trong sữa tươi có thể chứa vi khuẩn và các mầm bệnh có hại. Điều này sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Đồ uống có cồn
Các thức uống có cồn như rượu, bia gây ra nhiều tác hại xấu tới thai nhi như: dị dạng hình thái, bé gặp vấn đề về ngôn ngữ, chậm phát triển...Chỉ một lượng nhỏ cũng có thể gây hại cho thai kỳ của mẹ bầu. Vì thế, phụ nữ mang thai tuyệt đối không nên sử dụng các loại đồ uống có cồn.
Phụ nữ mang thai tuyệt đối không uống rượu, bia. (Ảnh minh họa)
Thức uống có ga
Lạm dụng nước uống có ga trong thai kỳ có thể gây tổn thương não bộ của thai nhi. Em bé khi sinh ra có nguy cơ mắc hội chứng Down. Vậy nên đây cũng là loại đồ uống mà mẹ bầu cần tránh.
Cà phê
Có nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất caffeine ở trong cà phê có khả năng đi qua nhau thai để gây ảnh hưởng tới thai nhi, nguy cơ sảy thai sẽ tăng lên. Vì vậy, mẹ bầu chỉ nên uống khoảng 200mg cà phê mỗi ngày.
Chất caffeine trong cà phê có thể gây ảnh hưởng tới thai nhi. (Ảnh minh họa)
Trà thảo mộc
Mẹ bầu cũng cần tránh uống trà thảo mộc, trừ khi được bác sĩ đồng ý. Không thể biết được các loại thảo mộc sẽ có tác động như thế nào đến sự phát triển của thai nhi. Vì thế, để tốt nhất, phụ nữ mang thai nên hạn chế dùng loại thức uống này.
7. Một số thực phẩm ăn cùng gây hại
Trong thai kỳ, mẹ bầu rất cần phải chú ý tới chế độ ăn uống của mình. Mẹ cần phải chú ý rằng có nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng nhưng khi kết hợp cùng nhau lại tạo nên các chất có hại cho cơ thể. Những loại thực phẩm bà bầu không nên ăn cùng với nhau là:
Thịt ngỗng và quả lê
Sau thì ăn thịt ngỗng thì mẹ bầu không nên dùng lê làm trái cây tráng miệng. Hai loại thực phẩm này khi kết hợp với nhau có thể khiến mẹ bầu bị sốt.
Cải bó xôi và đậu phụ
Trong đậu phụ có chứa chất magie clorua và canxi sunphat. Hai chất này sẽ phản ứng với axit oxalic để tạo thành magie oxalate và canxi oxalate. Điều này sẽ gây cản trở đối với việc hấp thụ canxi của cơ thể, về lâu về dài có thể gây sỏi thận.
Cải bó xôi và đậu phụ không nên ăn cùng với nhau. (Ảnh minh họa)
Dưa chuột và cà chua
Cà chua rất giàu vitamin C. Tuy nhiên, dưa chuột lại có nhiều men làm phân giải vitamin C. Nếu ăn hai loại quả này cùng nhau sẽ giảm hấp thụ vitamin C.
Sữa và chocolate
Trong khi sữa có nhiều canxi và protein thì chocolate lại giàu axit oxalic. Khi pha sữa với chocolate sẽ tạo ra chất canxi oxalate. Loại chất này có thể gây tiêu chảy, tóc khô xơ ở mẹ bầu và ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
Thịt bò và tôm
Mặc dù hai loại thực phẩm này chứa rất nhiều chất bổ dưỡng nhưng mẹ bầu không nên nấu chung hoặc ăn cả hai đồng thời cùng lúc. Sắt trong thịt bò sẽ làm giảm khả năng hấp thụ canxi của tôm.
Củ cải trắng với táo, nho
Khi ăn các món chế biến từ củ cải trắng, bà bầu tránh tráng miệng bằng táo hoặc nho. Trong táo có chất ceton sẽ phản ứng với axit cianogen lưu huỳnh ở củ cải. Nếu ăn cùng nhau có thể gây suy tuyến giáp và bướu cổ.
Để đảm bảo có một sức khỏe tốt cho cả mẹ và thai nhi, mẹ bầu cần chú ý tránh ăn uống các loại thực phẩm đã nêu trên đây. Một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và hợp lý là điều hết sức cần thiết đối với bà bầu.
Theo Giadinh.net.vn
4 chiến lược dành cho bà bầu đi làm mà có thể bạn chưa biết Bạn nhận ra mình mang thai vào lúc sự nghiệp thăng hoa nhất hay đang thực hiện những kế hoạch lớn lao. Điều này có thể gây ra ít nhiều phiền toái nhưng bạn đừng vội lo lắng vì vẫn có những chiến lược hữu ích dành cho bà bầu đi làm chắc chắn sẽ hữu ích với bạn Hầu hết phụ nữ...