Làm thế nào để cha mẹ dạy con mình trở thành một người tinh tế?
Cách giáo dục và dạy bảo con cái sẽ là thứ hình thành nhân cách cốt lõi của một người. Nếu không uốn nắn từ bé, lớn lên sẽ rất khó thay đổi.
Một chàng thanh niên tâm sự với bạn về chuyện tán một cô gái. Cô ấy có vẻ cũng thích anh này và hai người rất hợp nhau. Tuy nhiên sau một lần đi ăn, cô bất chợt quyết định từ chối anh mặc dù mọi chuyện vẫn đang tiến triển tốt. Nhiều năm sau gặp lại, cô gái thú nhận khi ấy chỉ vì đã thấy anh vo viên giấy ăn sau khi dùng và cách ăn của anh hơi ồn ào, không từ tốn mà từ chối anh.
Khi trưởng thành mỗi người tùy vào môi trường sẽ đều phải học nhiều kiểu ứng xử khác nhau. Ở mỗi khu vực lại cần phải điều chỉnh theo văn hóa ở nơi đó. Nhất là ở xã hội Á Đông, văn hóa ứng xử thường được thể hiện qua những điều rất tế nhị, con người sẽ đánh giá nhau qua từng cử chỉ nhỏ nhặt.
Cô gái kia có lí do khi cô ấy quyết định từ chối anh chàng nọ. Bởi cách giáo dục và dạy bảo con cái sẽ là thứ hình thành nhân cách cốt lõi của một người. Nếu không uốn nắn từ bé, lớn lên sẽ rất khó thay đổi. Cha mẹ có thể cân nhắc dạy con trẻ chú ý những việc sau để con có thể lớn lên trở thành người biết ý, tinh tế và dễ lấy được thiện cảm cũng như ấn tượng tốt từ người khác:
1. Không ngắt lời người khác khi đang nói
Một trong những văn hóa ứng xử cực khắt khe của người phương Đông là không được nói leo vào những cuộc hội thoại của người lớn tuổi hơn. Giờ đây khi mọi thứ đã bớt khắt khe hơn thì việc lịch sự trong giao tiếp rất được chú trọng. Không ngắt lời khi người khác đang nói, không lên giọng hay hét vào mặt đối phương là những điều con trẻ nên rèn luyện từ khi còn bé.
2. Nói chuyện với bố mẹ không gọi với lên tầng, không nói vọng từ ngoài vào trong
Một trong những lý do có thể khiến một đứa trẻ bị coi là vô lễ trong mắt người khác chính là việc đứng ở tầng khác nhau nói chuyện với bố mẹ, hoặc gào lên từ phòng này sang phòng kia. Một là khi gào ầm ĩ lên như vậy sẽ khiến cả câu nói không được rõ ràng, việc nghe cũng khó hơn. Hai là sẽ có cảm giác không tôn trọng bố mẹ và người lớn. Khi được bố mẹ hay người lớn gọi thì nên chạy tới tận nơi thưa gửi, đứng trước mặt nói chuyện đàng hoàng.
3. Văn hóa ứng xử trong bữa ăn
Video đang HOT
Nhiều người chia sẻ, họ bị áp lực khi nhìn thấy một người Nhật dùng bữa. Họ để đũa và bát ngay ngắn ở những vị trí song song trên bàn và dường như không tạo ra một tiếng động nào trong suốt cả quá trình ăn. Thậm chí ở Nhật còn có một quan niệm rất truyền thống và ngặt nghèo: đó là không để thức ăn lên cơm trắng vì điều đó sẽ làm bẩn cơm. Người Việt Nam có thể không cần thiết phải khắt khe tới vậy như người Nhật, nhưng chắc chắn cũng cần phải biết được những quy tắc tối thiểu khi dùng bữa. Khi nhai thì khép khẩu hình miệng, không nói cười trong lúc miệng còn thức ăn. Thêm nữa là không vừa ăn vừa uống, tức là nhai hết trong miệng rồi mới cầm cốc nước lên uống, tránh việc thức ăn rơi vào cốc hay là đọng lại trên thành cốc.
4. Khi dùng giấy ăn, dùng tới đâu gấp lại tới đó dùng tiếp
Nhiều người đi ăn thường rút giấy ăn liên tục, lau một lần rồi vo viên lại. Nếu cần lau tiếp lại rút một tờ giấy mới, lặp lại việc lau một lần và vo viên. Như vậy sẽ rất phí phạm giấy ăn, lại cực kỳ mất thẩm mỹ khi nhìn vào bàn ăn thấy trên bàn và dưới chân toàn giấy ăn vo viên vứt tứ tung. Nếu lau một lần rồi gấp đôi dùng tiếp sẽ vừa gọn gàng lại không tốn giấy.
5. Ngáp phải che miệng
Điều này thì Á hay u cũng vậy. Ở một mình thì không sao, nhưng khi có người khác xung quanh thì nên che miệng lại để thể hiện mình là người lịch sự.
6. Nói năng không bắn nước bọt ra ngoài
Hãy tôn trọng đối phương bằng cách nói không “phun mưa xuân” vào mặt họ.
7. Không chen hàng
Ý thức xếp hàng của nhiều người lớn hiện nay vẫn rất đáng lên án chứ không nói gì đến trẻ nhỏ. Phụ huynh cần dạy bảo các em biết cách cư xử nơi công cộng, tôn trọng trước sau và không chen hàng.
8. Tôn trọng phụ nữ và người khác nói chung
Những câu chuyện về phụ nữ bị xâm hại tình dục ở nơi công sở, hoặc những màn tấn công nhau bằng body shaming giữa cả nam lẫn nữ với nhau,… vẫn tồn tại đầy rẫy ở khắp mọi nơi. Việc này xuất phát rất trực tiếp từ cách giáo dục của cha mẹ đối với con cái. Ví dụ khi còn đi học thì các bạn nữ bị các bạn nam cợt nhả và trêu chọc bằng những trò đùa khiếm nhã về cơ thể, ngực, mông,… hay là con trai thì bị chê là ngắn, bé,…
Những đứa trẻ đi bày trò có thể sẽ không bao giờ biết chúng đã làm tổn thương tới tinh thần của người khác thế nào và việc đó có thể để lại những hệ lụy hay sang chấn tâm lí gì khác trong lòng những đứa trẻ bị trêu đùa. Những đứa trẻ này sẽ lớn lên trở thành những kẻ đi quẩy rối tình dục, không tôn trọng cơ thể người khác hoặc những người nhút nhát, rụt rè, hướng nội và ngại giao tiếp. Cha mẹ cần dạy bảo con cái từ nhỏ để sự tác động lẫn nhau của các em có thể phát triển theo hướng tích cực.
Theo Helino
Ngăn chặn những hành vi lệch chuẩn trong văn hóa ứng xử
Làm thế nào để hạn chế và đẩy lùi được những hành vi ứng xử lệch chuẩn và biến những quy tắc ứng xử văn hóa trở thành hành động tự nhiên của mỗi người dân là điều không hề dễ dàng.
Bàn về vấn đề này, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam đã cuộc trao đổi với Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy.
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy
Phóng viên (PV) : Trong thời gian gần đây, văn hóa ứng xử của một bộ phận công chức, người dân, có nhiều vấn đề đáng quan ngại. Nguyên nhân từ đâu và giải pháp cho vấn đề này là gì, thưa Thứ trưởng?
Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy: Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế đã tạo ra nhiều cơ hội và điều kiện cho sự phát triển nhiều mặt của đất nước. Song mặt trái của cơ chế thị trường, cùng nhịp sống xã hội sôi động với nhiều áp lực trong cuộc sống thì việc phát sinh những lời nói, hành động thể hiện những sai lệch về lối ứng xử của một bộ phận người Việt cũng xuất hiện và ngày một gia tăng. Bên cạnh đó, các hình thức giao tiếp, kết nối trên phương tiện thông tin, mạng xã hội trong thời kỳ 4.0 hiện nay rất đa dạng, song thiếu kiểm soát đã góp phần ảnh hưởng và lan tràn lối ứng xử nêu trên, gây xáo trộn không nhỏ các chuẩn mực văn hóa trong xã hội.
Theo văn hóa của người Việt Nam thì báo chí chính thống là nơi cung cấp thông tin đáng tin cậy - nơi người dân tìm kiếm, đối chứng để có được chính kiến giúp định hướng suy nghĩ, hành động của bản thân, gia đình và cộng đồng. Tuy nhiên, với sự phát triển quá ồ ạt của mạng xã hội và các phương tiện thông tin thì thời gian gần đây, báo chí chính thống đang bị mạng xã hội lấn át vai trò trong việc giáo dục tư tưởng, định hướng dư luận, hình thành chuẩn mực văn hóa ứng xử, ngăn chặn sự xuống cấp của đạo đức trong gia đình và xã hội.
Xuất phát từ thực tế đó, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ, vừa qua Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức phát động Giải báo chí về chủ đề "Văn hóa ứng xử" với mục đích nâng cao vị trí, vai trò của báo chí chính thống trong môi trường thông tin hiện nay, kiểm soát và đẩy lùi sự lan tràn của những hành vi xuống cấp đạo đức trên mạng xã hội và các phương tiện thông tin không chính thống; giới thiệu và lan tỏa những hành vi văn hóa ứng xử tốt đẹp trong xã hội; góp phần xây dựng nếp sống văn hóa, con người Việt Nam phù hợp với các chuẩn mực văn minh, hiện đại trong tiến trình hội nhập quốc tế, phát triển đất nước.
PV : Theo Thứ trưởng, làm thế nào để Giải báo chí về chủ đề "Văn hóa ứng xử" và Bộ Quy tắc ứng xử của Hà Nội thực sự đi vào cuộc sống, trở thành "kim chỉ nam" cho mỗi hành động của người dân, đặc biệt là cán bộ, công chức?
Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy: Xét trên phương diện vai trò cá nhân, mỗi người đều có trách nhiệm giữ gìn, xây dựng tác phong, chuẩn mực khi tham gia mọi hoạt động trong công tác cũng như trong đời sống xã hội, vươn tới việc hoàn thiện và khẳng định giá trị "Chân, Thiện, Mỹ". Đối với cán bộ, công chức, viên chức với vị trí là công bộc của dân, là đại diện của Nhà nước, là tầng lớp trí thức trong xã hội thì việc thể hiện hành vi ứng xử thiếu văn hóa ảnh hưởng nghiêm trọng hơn rất nhiều, có thể bị đánh giá là dấu hiệu của sự xuống cấp đạo đức của toàn xã hội, liên quan mật thiết đến hình ảnh của cơ quan nhà nước trong mắt người dân và bạn bè quốc tế.
Có thể thấy yêu cầu nhận thức hành vi ứng xử của từng cán bộ, công chức và mức độ ảnh hưởng tới xã hội là rất quan trọng. Do đó, bên cạnh việc quán triệt về trách nhiệm phát huy vai trò gương mẫu tại cơ quan, công sở, gia đình, cộng đồng, giữ gìn hình ảnh của cơ quan, tổ chức thì việc áp dụng những hình thức kỷ luật nghiêm đối với cán bộ, công chức có hành vi ứng xử thiếu văn hóa và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng là cần thiết để nhân dân tin tưởng vào các giá trị xã hội, vào bộ máy nhà nước, đưa Bộ Quy tắc ứng xử thực sự đi vào đời sống.
PV: Theo Thứ trưởng, chúng ta cần làm gì để góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước?
Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy: Văn hóa ứng xử chính là những đặc điểm tính cách của cá nhân được thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, lời nói của từng cá nhân trong giao tiếp xã hội; là hành vi giao tiếp, đối nhân xử thế, sự phản ứng của con người trước sự tác động của người khác với mình trong một tình huống nhất định, trong mối quan hệ giữa con người với nhau... Để ngăn chặn và đẩy lùi những hành vi xuống cấp đạo đức, ứng xử thiếu văn hóa, cần có sự tham gia quyết liệt của hệ thống chính trị và sự vào cuộc tích cực của toàn xã hội, bên cạnh đó việc quan trọng là công tác tuyên truyền. Các hoạt động tuyên truyền phải đa dạng về hình thức, nội dung, xác định và tập trung tác động trực tiếp đến các đối tượng trong xã hội với từng mức độ trách nhiệm khác nhau. Đặc biệt quan trọng là 3 đối tượng tác động nhiều nhất đến việc hình thành nhân cách con người, cụ thể:
Đối với gia đình, phải nêu cao vai trò gương mẫu của ông bà, cha mẹ bằng những việc làm cụ thể trước con cái từ lời nói đến việc làm; chuẩn mực trong cách ứng xử, giao tiếp, giáo dục con cháu về đạo lý, gia phong; những phép tắc trong đối nhân xử thế, thủy chung, tình nghĩa trong quan hệ vợ chồng, hòa thuận, hiếu lễ trong quan hệ anh em, dòng họ.
Đối với nhà trường, phải xây dựng các tiêu chí, nhân cách cho học sinh, đổi mới phương thức giáo dục đạo đức, tránh áp đặt những chuẩn mực đạo đức không phù hợp, thiếu tính thực tiễn, không khả thi; các hình thức giáo dục phải linh hoạt, đa dạng: Kết hợp các bài giảng trên lớp với các hoạt động ngoại khóa, bằng bài học hoặc qua phim ảnh, hướng dẫn đọc, sách, gặp gỡ các cá nhân, điển hình...; các bài giảng, bài học đạo đức phải có chiều sâu nhân văn, có sức lay động, cảm hóa cao, phải sinh động, thiết thực.
Với cộng đồng xã hội, cần phát huy vai trò giáo dục con người trong các môi trường xã hội khác nhau, trong các không gian văn hóa cộng đồng, văn hóa làng (khu dân cư, buôn, bản, phum, sóc...), tạo hiệu ứng lan tỏa về văn hóa ứng xử với các giá trị, chuẩn mực, khuôn mẫu đạo đức chung trong cộng đồng; nâng cao, nhân rộng các hình thức sinh hoạt, rèn luyện tại cộng đồng để tạo lập những môi trường lành mạnh trong thực hành đạo đức, ứng xử chuẩn mực; đẩy mạnh vai trò, phát huy thế mạnh của các thiết chế văn hóa-xã hội, các sinh hoạt văn hóa làm gia tăng tính cố kết cộng đồng và giáo dục truyền thống, điều chỉnh các hành vi ứng xử của các thành viên trong cộng đồng.
Bên cạnh đó, trong công tác quản lý nhà nước, thời gian tới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia rà soát và xây dựng nội dung, hình thức, chương trình tuyên truyền về văn hóa ứng xử; nghiên cứu xây dựng và thực hiện các đợt thi đua về hành vi ứng xử trong từng lĩnh vực phù hợp, hiệu quả./.
K.T (Thực hiện)
Theo cpv.org.vn
Cho con 5 tuổi xem điện thoại để đi tắm, bố ngượng chín mặt vì con chụp ảnh nhạy cảm rồi gửi vào nhóm phụ huynh Cha mẹ muốn rảnh ranh nên đưa điện thoại cho con như một món đồ chơi đôi khi lại không khác gì giao trứng cho ác. Tình huống nhạy cảm của ông bố này là một minh chứng điển hình. Chắc chắn nhiều cha mẹ sẽ luôn thấy đau đầu với việc con trẻ chơi đùa ở nhà, nhất là khi chỉ có...