Làm thầy giáo dạy học trò bán trú chả khác gì làm cha, mẹ!
Thầy Binh tâm sư, ngoai day hoc thây còn phải chăm sóc các em ăn, ngủ sinh hoạt như những đứa con của mình.
Thầy giáo Nguyễn Thanh Bình (sinh năm 1976) vinh dự được thay mặt cho các thầy cô giáo Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Chí Cà về Thủ đô Hà Nội tham gia chương trình Chia sẻ cùng các thầy cô nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11/2019.
Theo thầy Bình kể, Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Chí Cà – huyện Xín Mần – tỉnh Hà Giang là một trong những ngôi trường thuộc huyện nghèo, xã biên giới vùng đăc biệt khó khăn thuộc vùng 30a và 135 của Chính phủ.
Trường nằm cách trung tâm thị trấn huyện gần 40 km, trước đây vào mùa mưa, con đường này là nỗi ám ảnh đối với các thầy cô giáo nơi đây bởi khi mưa xuống đất trở nên lầy lội trơn trượt đi lại vô cùng khó khăn. Mùa đông thì trời rét căm căm, mây mù bao phủ cả tuần.
Thây Nguyên Thanh Binh đa co hơn 20 năm day hoc ơ vung nui Ha Giang (anh do nhân vât cung câp).
Năm 1998, từ những ngày đầu mới ra trường thầy Bình găn bo vơi vung núi cao hiểm trở nay cho đến ngày hôm nay.
Mảnh đất thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai này cũng là nơi se duyên cho thầy Bình và một nữ cán bộ nông nghiệp công tác tại Ủy ban nhân dân xã. Đến nay, thầy Bình đã kết hôn được 18 năm.
Video đang HOT
Thầy giáo này tâm sự: “Do thời tiết khí hậu khắc nghiệt, điều kiện khó khăn, đường xá đị lại vất vả vì vậy hai vợ chồng phải gửi con cho ông bà nội ở Tuyên Quang chăm sóc. Hai, ba tháng vợ chồng mơi vê chơi vơi con”.
Thây Binh chia se: Măc dù công tác giáo dục của nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Phòng Giáo dục và Đào tạo và sự đồng tình ủng hộ, quan tâm phụ huynh học sinh tuy nhiên vê đồ dùng dạy học để phục vụ công tác dạy và học còn thiếu, đa số đã được cấp từ khi mới đổi sách giáo khoa, đến nay đã hư hỏng nhiều, không đủ tiêu chuẩn phục vụ dạy và học.
Hơn nữa, hầu hết các em học sinh là con em các dân tộc thiểu số như ngươi H’Mông, La Chí, Nùng, Tày…Vốn dĩ nhiêu em chỉ thích lên nương, chăn trâu, thả bò hơn là đi học. Phu huynh cũng it quan tâm động viên các em đến trường.
Do đo, việc duy trì sĩ số học sinh như hiện nay là một cố gắng không biết mệt mỏi của các thầy cô giáo trong nhà trường.
Một em nghỉ học, thầy cô giáo phải vào tận thôn bản để vận động, thuyết phục các em trở lại trường. Không chỉ đi vận động một lần mà vài lần mơi thanh công.
Hang ngay, ngoai day hoc thây Binh con hương dân, quan tâm tơi hoc sinh cua minh như ngươi cha vơi cac con (anh do nhân vât cung câp).
Hiện thầy Bình đang chủ nhiệm lớp 4A, trong đó có 20 em là học sinh ở bán trú. Vi vây, ngoài những kiến thức truyền giảng hàng ngày trên lớp, thầy còn phải chăm sóc các em ăn, ngủ sinh hoạt như những đứa con của mình.
Tuy khó khăn vất vả nhưng với thây Bình chỉ cần có được sự động viên rất lớn từ gia đình, người thân, đồng nghiệp thây đã hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Bằng sự nỗ lực ấy, thầy Bình đã đạt nhiều thành tích và được khen thưởng như Giáo viên giỏi cấp trường, cấp huyện; Lao động tiên tiến; Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở; Được Ủy ban nhân dân huyện tặng giấy khen; Được Phòng giáo dục và Đào tạo tặng giấy khen.
Mặc dù còn nhiều vất vả khó khăn, thiếu thốn cực khổ nhưng cũng không làm cho những giáo viên vùng cao như thầy Bình chùn bước, với tình yêu nghề, yêu học sinh các thầy cô giáo vẫn âm thầm bám trường, bám lớp dạy chữ cho học sinh đồng bào nơi đây.
Trinh Phuc
Theo giaoduc.net
Nghị lực vượt khó của nữ sinh người dân tộc Thái
Đạt 27,75 điểm khối C, Lục Thị Doanh, người dân tộc Thái, trở thành học sinh có điểm số đứng đầu khối của Trường Trung học phổ thông Dân tộc nội trú số 2 tỉnh Nghệ An trong kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2019.
Nhờ thành tích đó mà Lục Thị Doanh được vinh danh trong lễ tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc tiêu biểu lần thứ 7, năm 2019, do Ủy ban Dân tộc phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức.
Lục Thị Doanh là một trong 120 gương mặt học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc tiêu biểu năm 2019. Ảnh: Thùy Trang
Lục Thị Doanh sinh ra và lớn lên tại vùng quê miền núi nghèo khó của xã Nghĩa Đức, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. Gia đình em thuộc diện khó khăn, đông anh em, bố mắc bệnh suy thận mãn tính phải chạy thận chu kỳ, một mình mẹ bươn chải kiếm sống bằng đủ nghề cơ cực, lam lũ. Trước hoàn cảnh đó, ngay từ thuở bé, Lục Thị Doanh đã là cô gái chăm ngoan, học giỏi. Em là tấm gương sáng về nghị lực vượt khó, vươn lên trong học tập. Tốt nghiệp Trung học cơ sở, Doanh vào học Trường Trung học phổ thông Dân tộc nội trú số 2 tỉnh Nghệ An, bỡ ngỡ làm quen với cuộc sống xa nhà. Em tâm sự: "Ngay khi xuống thành phố Vinh theo học, em đã mang theo kỳ vọng lớn của gia đình nên phải nỗ lực hơn người khác gấp hai, gấp ba lần".
Quyết tâm và nỗ lực hơn người của nữ sinh người dân tộc Thái được minh chứng bằng việc cái tên Lục Thị Doanh luôn đứng trong tốp đầu của lớp, của trường và là học sinh giỏi toàn diện suốt 3 năm cấp Trung học phổ thông. Không chỉ tiêu biểu trong học tập, Lục Thị Doanh còn là đoàn viên năng nổ, luôn tham gia các hoạt động thể dục, thể thao, văn nghệ của trường, của lớp với những vai trò như phụ trách biên đạo, dàn dựng các tiết mục văn nghệ, người dẫn chương trình... Với những thành tích nổi bật đó, Lục Thị Doanh đã được Chi bộ Trường Trung học phổ thông Dân tộc nội trú số 2 tỉnh Nghệ An xét kết nạp Đảng vào tháng 3-2019.
Vào đầu năm lớp 12, qua nhiều lần thi thử tại trường với số điểm chỉ đạt 22-23 điểm, Lục Thị Doanh luôn tự nhủ, bản thân cần phải đầu tư thời gian, công sức hơn nữa để ôn tập nhuần nhuyễn kiến thức và tập làm các dạng bài, dạng đề khác nhau. Nhưng khi vào giai đoạn ôn luyện "nước rút" của kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia, bố của Lục Thị Doanh không vượt qua cơn bạo bệnh và đột ngột qua đời. Khi nhớ lại ngày bố mất, ánh mắt tươi vui của em không còn nữa, thay vào đó là sự nghẹn ngào: "Sau khi về thăm nhà, em trở lại trường tiếp tục ôn luyện cho kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia thì nhận được điện thoại của mẹ báo rằng bố em đã mất. Em òa khóc và không tin nổi vào những điều mình nghe được.
Sau khi bố mất, nỗi đau đã gần như hút cạn đi nguồn sống của mẹ, nên em lại suy nghĩ, trong những lúc thế này, em phải là chỗ dựa cho mẹ và mọi người trong gia đình. Và rồi, em xốc lại tinh thần, tạm gác những suy nghĩ về bố và tập trung ôn thi cho thật tốt".
Không chỉ tham gia thi thử và luyện đề thi thầy, cô giáo giao cho, Lục Thị Doanh còn tự tìm tòi, làm những đề thi thử trên mạng internet của các trường chuyên ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa để luyện kỹ năng làm bài. Kết quả của kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia, Lục Thị Doanh xuất sắc đạt tổng điểm 27,75 (Ngữ văn 9,25 điểm, Địa lý 9,5 điểm, Lịch sử 9 điểm) và trở thành thủ khoa Trường Đại học Vinh năm 2019. Yêu thích cái hay, cái đẹp trong văn chương, nghệ thuật, cô gái người dân tộc Thái này chọn khoa Ngữ văn để biến ước mơ làm cô giáo thành hiện thực.
Lục Thị Doanh chia sẻ: "Khi cảm thụ những tác phẩm văn học, em thấy kho tàng văn học đồ sộ của Việt Nam và thế giới chứa đựng nhiều giá trị nhân văn đẹp đẽ, giúp con người hoàn thiện hơn, nên em muốn trở thành cô giáo dạy Văn để truyền thụ được những điều cảm nhận của em với học sinh thế hệ sau. Hơn thế nữa, em là một người dân tộc thiểu số, con đường học tập đã mang lại tương lai tươi sáng hơn cho em, chính vì thế, em muốn mình cũng sẽ trở thành người mang chìa khóa tri thức đến với các trẻ em người dân tộc thiểu số khác".
Thùy Trang
Theo bienphong.com
Sắp tới giáo viên sẽ được giảm bớt các cuộc thi? Giáo viên bị sút 10kg sau khi tham gia bốn kỳ thi giáo viên giỏi âm nhạc cấp huyện, tỉnh và giáo viên tổng phụ trách đội giỏi cấp huyện tháng 3 năm ngoái. Trong cuộc gặp mặt 63 giáo viên đang giảng dạy cho học sinh dân tộc thiểu số trên khắp cả nước vào chiều ngày 15/11 tại trụ sở Bộ...