Làm thầy, cần có tấm lòng bao dung, độ lượng
Việc “hù doạ bằng điểm số” hầu như trường học nào cũng có, tùy mức độ nhiều ít khác nhau.
Có giáo viên thường xuyên trả bài với những câu hỏi khó, tạo thành nỗi ám ảnh, sợ hãi và làm mất niềm hứng thú học bộ môn của học sinh.
Có giáo viên thấy các em không thuộc khi kêu học sinh lên bảng trả bài hoặc trả lời thẳng là quên học bài thì đã vội nổi nóng…
Thay vì tìm hiểu cặn kẽ nguyên nhân học sinh không học, không thuộc bài; tìm lời lẽ động viên hoặc khích lệ các em thì giáo viên đã vội vàng “kết tội” học sinh!
Nào là lười biếng, nào là coi thường bộ môn, coi thường người dạy…
Chưa hết, giáo viên còn dùng điểm số để “cảnh cáo” và thông thường là điểm 1, thậm chí điểm 0!
Làm thầy, hãy tỏ lòng bao dung, độ lượng. (Ảnh minh họa: Báo Giáo dục và Thời đại)
Khi giáo viên gấp sổ kiểm tra cũng là lúc cả lớp như trút được gánh nặng ngàn cân, thấy nhẹ cả người… vì mình vừa “thoát chết trong gang tấc”!
Nếu bị điểm 1, điểm 0 thì bài tiếp theo phải đạt điểm 10 hoặc điểm 9 mới ra điểm năm trung bình. Đó là điều rất khó cho học sinh.
Con tôi ngày còn học lớp 10 cũng từng bị điểm 1 môn Sinh học như thế! Nhìn điểm 1 màu đỏ nhọn hoắt, tôi có cảm giác như bị một mũi tên đâm thẳng, nghe buốt cả tim mình!
Video đang HOT
Dùng điểm số để “hù doạ” học sinh trong học tập, trong thi đua là chưa chuẩn về mặt sư phạm.
Không những học sinh mất niềm tin vào bản thân, vào thầy cô, vào nhà trường mà còn sợ hãi khi phải học giờ đó.
“ Trường học thân thiện” là mỗi người trong tập thể sư phạm đó phải luôn biết cách làm chủ cảm xúc, điểu khiển cảm xúc; luôn biết chia sẻ, thấu hiểu nhau trong giảng dạy, trong học tập, sinh hoạt.
Mục đích cuối cùng là giáo viên cảm thấy hạnh phúc, thoải mái khi dạy xong bài và học sinh cảm thấy vui vẻ hơn, lớn lên thêm về nhận thức.
Tôi thỉnh thoảng cũng kiểm tra miệng (gọi lên bảng trả lời) để kiểm tra mức độ chuẩn bị bài, thái độ học tập của các em.
Nhưng khi học sinh trả lời chưa trôi chảy, tôi gợi ý hoặc cùng các em trong lớp gợi ý cho bạn.
Nếu trả lời tốt, học thuộc bài, nắm chắc kiến thức thì tôi ghi điểm cao. Nếu có tinh thần xung phong trả bài thì cộng thêm điểm.
Tôi không dùng điểm 1, điểm 0 để “bắt buộc” các em phải học môn của mình dạy. Càng không bao giờ cho điểm kiểu “khủng bố” để ép học sinh học thêm!
Trong những trường hợp chưa thuộc bài, tôi cho các em “nợ” lại và lần sau “trả nợ”.
Như vậy vừa có “lối thoát danh dự” cho các em, vừa tạo động lực học tập cho các em.
“ Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh“; mỗi học sinh có một hoàn cảnh riêng, không em nào giống hoàn cảnh em nào!
Do đó, cần tìm hiểu hoàn cảnh mỗi học sinh để có sự xử lý hợp tình, hợp lý và mang tính giáo dục cao; tạo niềm hứng thú cho học sinh trong học tập…
THẠCH HOÀI LAM
Theo giaoduc.net.vn
Không gian của yêu thương
Trường học hạnh phúc là không gian của yêu thương và tình yêu thương đó thể hiện bằng những quan tâm, chia sẻ tin tưởng, hỗ trợ và bao dung. Tại không gian này, học trò cảm thấy được hạnh phúc, để mỗi khi đến trường đều là một niềm vui.
Học sinh được bày tỏ những quan điểm của mình
Quan tâm đến học trò
Cho đến ngày hôm nay, câu chuyện về Trần Văn Thành, học sinh lớp 12A1 niên khóa 2016 - 2019 Trường THPT Trần Nguyên Hãn (Hải Phòng) vẫn được các thầy cô giáo và bạn bè nhắc đến với niềm thương cảm đặc biệt. Biết em là người chịu thiệt thòi, gặp những khó khăn cả về vật chất và tinh thần, thầy Hiệu trưởng Nguyễn Minh Quý và các thầy cô giáo đã giúp em trong 3 năm học tập dưới mái trường Trần Nguyên Hãn.
Thầy Hiệu trưởng Nguyễn Minh Quý tâm sự: Mỗi ngày, chúng tôi đều trăn trở làm sao để khi đến trường, các học trò đều cảm thấy an yên như bước chân về ngôi nhà ấm áp, để được che chở bảo vệ, đều cảm thấy được an toàn cả về thể xác và tinh thần.
Do đó, nhà trường đã chú trọng trang bị những kĩ năng thiết yếu cho học trò. Cùng với các hoạt động học tập, các em được trang bị thêm những kĩ năng quan trọng như tự vệ, phòng chống cháy nổ, kĩ năng tự chăm sóc bản thân, phòng chống xâm hại tình dục, phòng chống ma túy và tệ nạn xã hội.
Đặc biệt, những chuyến học tập trải nghiệm ngoài không gian lớp học, trường học do nhà trường tổ chức đã để lại những ấn tượng sâu sắc đối với các em học sinh. Một cuộc trải nghiệm học tập tại Trung tâm Giáo dục lao động xã hội Gia Minh đã giúp các em không chỉ có kiến thức, để phân biệt các loại ma túy mà còn tác động đến nhận thức, cảm xúc của các em một cách sâu sắc khi tận mắt chứng kiến cảnh tượng các học viên của trại cai nghiện vật vã đau đớn cắt cơn.
Vào dịp nghỉ hè của mỗi năm học, 100% học sinh của nhà trường được tham gia khóa học bơi lội và phòng chống đuối nước. Sau khóa học, hầu hết các học trò đều biết bơi. Một số em có thể thực hiện thành thạo các thao tác để kịp thời cứu giúp nạn nhân đuối nước.
Không có hình phạt, chỉ có tình yêu thương
Thầy Hiệu trưởng Nguyễn Minh Quý luôn chia sẻ những sáng tạo với học sinh
Là ngôi trường tiên phong trong giáo dục rèn luyện giá trị sống cho học trò, xây dựng nếp sống văn minh, ứng xử trong trường và ngoài xã hội, Trường THPT Trần Nguyên Hãn còn là ngôi trường không có hình phạt với học trò.
Thầy Nguyễn Minh Quý cho biết: Tháng 8/2018, nhà trường quyết định bỏ hình thức phạt học sinh đứng trước cờ, mặc dù hình phạt trước cờ có hiệu quả cao trong việc giáo dục đạo đức các con. Tháng 10/2018, các thầy cô bỏ tất cả các hình thức phạt gây phản cảm trong lớp. Nhà trường sẽ tìm cách để có những biện pháp giáo dục phù hợp hơn.
Tháng 5/2019, nhà trường cho ra đời bộ phim "Cho đời những đóa hoa thơm". Bộ phim gửi tới chúng ta một thông điệp: Trường THPT Trần Nguyên Hãn là một vườn hoa của hàng nghìn bông hoa khác nhau nên sẽ có hàng nghìn mùi hương tỏa ngát khác nhau. Nhà trường tôn trọng sự khác biệt, trân trọng năng lực và giá trị của từng HS đã cống hiến cho nhà trường.
Thầy Quý cho biết thêm: Từ năm học 2019 - 2020, nhà trường quyết định cho học sinh mỗi tuần có từ một đến hai ngày được lựa chọn trang phục đến trường, phù hợp với sở thích mà không phải mặc đồng phục. Bởi lẽ, tuy đồng phục có ý nghĩa rất tốt trong việc tạo sức mạnh và sự bình đẳng nhưng vô hình làm mờ đi khả năng tạo khác biệt và tư duy phản biện của các con.
Sắp tới, tháng 1/2020, học sinh Trường Trần Nguyên Hãn sẽ tham gia vào chương trình "TNH Got Talent". Đây sẽ là sân chơi bổ ích khám phá những tài năng của từng cá nhân. Và còn nhiều hoạt động sẽ làm sắp tới của thầy cô và các con để ngôi trường hạnh phúc Trần Nguyên Hãn trở thành hiện thực.
Thầy Quý chia sẻ: Ngôi trường trở nên hạnh phúc khi thầy cô và học trò được nói lên suy nghĩ và chính kiến của mình; ngôi trường hạnh phúc khi thầy cô và các con được tạo cơ hội để thể hiện giá trị, năng lực riêng biệt của mỗi người; ngôi trường hạnh phúc phải tạo cho thầy cô và các con quyền tự do trong giới hạn cho phép.
Lan Anh
Theo GDTĐ
Vì sao giáo viên 'sợcamera trong lớp học? Không soi gương không làm chúng ta đẹp lên. Bỏ camera lớp học không làm giáo viên yêu thương học sinh một cách tự nhiên hơn nếu như bản thân giáo viên đó không có lòng bao dung, độ lượng... Vụ việc cô giáo H - chủ nhiệm lớp 2/11 trường tiểu học Phan Chu Trinh (Q.Tân Phú, TP.HCM) - tát, véo tai,...