Làm spaghetti sò điệp sốt bơ tỏi
Sự kết hợp độc đáo giữa vị thanh mát của sò điệp cùng mì spaghetti dai dai chinh phục khẩu vị người thưởng thức.
Người ta thường chế biến sò điệp theo công thức quen thuộc là áp chảo, sau đó kết hợp với các loại sốt chanh dây, phô mai, bơ tỏi… để làm dậy mùi thơm.
Bạn có thể thử công thức đơn giản của món spaghetti sò điệp sốt bơ tỏi đổi vị bữa ăn cho cả gia đình.
Nguyên liệu cho 2 người
Một quả chanh
100 g bơ lạt
6 con sò điệp
250 g mì spaghetti
2 tép tỏi
15 g mùi tây
Video đang HOT
Công thức
Bước 1:
- Bóc vỏ tỏi và cắt lát mỏng.
- Băm nhỏ mùi tây.
- Vắt lấy nước cốt chanh
- Nêm muối đều 2 mặt sò.
Bước 2:
- Đặt chảo dầu trên lửa vừa hoặc lớn.
- Vỗ nhẹ sò điệp để ráo bớt nước rồi cho vào chảo.
- Chiên khoảng 4 phút đến khi sò chín đều.
- Lật mặt sò, thêm một ít bơ rồi vớt ra.
Bước 3:
- Chuẩn bị một chảo khác, đun chảy bơ trên lửa nhỏ.
- Thêm tỏi và nấu đến khi bơ bắt đầu chuyển sang màu nâu.
Bước 4:
- Cho spaghetti vào nồi chứa nước sôi và một ít muối, nấu theo thời gian hướng dẫn trên gói.
- Vớt mì ra và cho vào chảo bơ nóng.
- Nêm nếm với muối, tiêu.
Bước 5:
- Thêm sò điệp vào chảo mì.
- Cuối cùng, bạn chỉ cần rắc một ít vỏ chanh bào và mùi tây rồi thưởng thức.
Trưa nay ăn gì: Du lịch nước Ý qua món mì pesto trứ danh
Nước sốt pesto màu xanh là sự kết hợp giữa húng quế với hạt óc chó, tạo nên màu sắc mới lạ cùng hương vị đặc trưng. Người Ý thường trộn sốt này với mì để làm mới bữa ăn, từ đó trở nên phổ biến khắp thế giới.
Có lịch sử lâu đời, sốt pesto xuất xứ từ Ý và được xem là một trong những loại sốt cổ điển nhất của đất nước được mệnh danh hình chiếc ủng. Cái tên pesto có nghĩa đập hoặc nghiền nát, đúng như cách làm sốt này khi phải trộn tất cả nguyên liệu với nhau. Nhưng sốt xay không quá mịn mà vẫn cảm nhận được từng thứ bên trong, vì vậy kết cấu là hỗn hợp sánh đặc. Với pesto, mọi người có thể dùng để làm sốt chấm món khai vị, phết lên đế bánh pizza và kẹp giữa bánh mì sandwich. Hoặc mới lạ hơn là trộn cùng mì Ý tạo màu xanh thay cho sốt cà chua mì spaghetti.
Sốt pesto được tạo ra từ những thành phần tưởng như không thể kết hợp với nhau. Cơ bản và phổ biến nhất là pesto truyền thống, bao gồm rau húng quế, hạt thông, tỏi, phô mai, nhưng nhiều người vẫn dùng hạt óc chó thay cho hạt thông. Húng quế không chỉ được ưa chuộng ở ẩm thực Âu mà tại Việt Nam, loại rau này tạo màu và mùi thơm đặc trưng cho sốt. Bên cạnh đó, rau ngò, cải bó xôi, đậu phộng... cũng được thêm vào khi muốn biến tấu thành phiên bản mới.
Góp phần tạo ra sốt pesto không thể thiếu dầu ô-liu, loại dầu tốt cho sức khỏe và có mặt trong công thức của nhiều món salad. Vì nguyên liệu này rất quan trọng nên hầu như không thể thay thế. Đồng thời, phô mai parmesan, loại phô mai được sử dụng trong hầu hết các món Ý giúp pesto có vị thơm béo hơn. Ngoài ra, tùy vào món ăn mà đầu bếp sẽ kết hợp cùng sữa chua, quả bơ, để thêm vị mới cho sốt.
Khi thực khách đã quá quen thuộc với mì spaghetti thì mì sốt pesto là sự đổi mới thích hợp. Mì Ý sau khi luộc chín sẽ được trộn cùng sốt hoặc để ra đĩa và rưới lên, sao cho sợi mì áo màu xanh lá đặc trưng. Chỉ cần như vậy là đủ cho những ai ăn chay, còn nếu muốn bổ sung chất đạm thì ăn kèm thịt gà, tôm áp chảo.
2 cách làm sò điệp hấp miến và hấp bún tàu ngọt thanh đơn giản Vào những ngày cuối tuần rảnh rỗi, sẽ thật tuyệt nếu bạn cùng gia đình cùng nấu nướng và thưc hiện hai món sò điệp hấp miến và hấp bún tàu hấp dẫn. 1. Sò điệp hấp miến Nguyên liệu làm Sò điệp hấp miến Sò điệp 5 con Miến 100 gr Dầu ăn 3 muỗng canh Tỏi băm 2 muỗng canh Ớt...