Làm sao lấp đầy khoảng trống hỗ trợ tâm lý học sinh?
Công tác tư vấn tâm lý trong nhà trường rất quan trọng, giúp học sinh gặp khó khăn tìm hướng giải quyết phù hợp.
Cô, trò Trường THPT Bùi Hữu Nghĩa (TP Cần Thơ) trong giờ tư vấn, chia sẻ.
Tuy nhiên, do thiếu cơ chế và chế độ nên việc tư vấn tâm lý học đường vẫn còn những khoảng trống chưa thể lấp đầy.
Khoảng trống về nhân sự
Thời gian qua, công tác hỗ trợ, tư vấn tâm lý cho học sinh được ngành Giáo dục các địa phương quan tâm. Phòng tư vấn tâm lý học đường được thành lập tại nhiều trường học. Nhận thức của lãnh đạo, cán bộ giáo viên về công tác tư vấn tâm lý cho học sinh được nâng cao. Đội ngũ giáo viên thường xuyên được tập huấn, bồi dưỡng về tư vấn tâm lý cho học sinh…
Những kết quả bước đầu đã góp phần phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp đối với học sinh đang hoặc có nguy cơ gặp phải khó khăn về tâm lý trong học tập và cuộc sống; giúp các em tìm ra hướng giải quyết phù hợp, giảm thiểu tác động tiêu cực có thể xảy ra.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác hỗ trợ, tư vấn tâm lý cho học sinh vẫn còn tồn tại một số khó khăn. Trong đó, việc truyền thông nâng cao nhận thức cho gia đình, cộng đồng, xã hội về sức khỏe tinh thần và tâm lý học đường chưa phong phú, đa dạng và hiệu quả. Cơ chế phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường để thực hiện tư vấn tâm lý cho học sinh còn thiếu chặt chẽ.
Đặc biệt, công tác tư vấn tâm lý học đường ở trường đều do các thầy cô kiêm nhiệm, không có cán bộ tư vấn chuyên trách. Các thầy cô hầu như không chuyên sâu về tâm lý học, hơn nữa còn là giáo viên chủ nhiệm hoặc giáo viên bộ môn khiến cho học sinh ngại chia sẻ những khúc mắc, căng thẳng của bản thân, thậm chí lo lắng bị “lộ bí mật”…
Theo chia sẻ của một hiệu trưởng trường THPT ở TP Cần Thơ, nhà trường rất mong nâng cao năng lực của các thầy cô tham gia tư vấn, tạo niềm tin cho học sinh. Vì nhiều năm qua, giáo viên làm công việc kiêm nhiệm, đảm nhiệm nhiều vai cùng một lúc. Chỉ có một số giáo viên phụ trách trực tiếp được bồi dưỡng có chứng chỉ, nhưng vẫn không phải chuyên gia tư vấn tâm lý. “Điều chúng tôi mong mỏi nhất hiện nay là có nhân sự thuộc tổ tư vấn học đường là chuyên gia tâm lý để có thể giúp đỡ và hỗ trợ học sinh một cách chuyên nghiệp”.
Tâm lý tuổi học trò vô cùng đa dạng, bên cạnh nỗ lực của nhà trường, rất cần sự chung tay, góp sức của gia đình và xã hội để kịp thời uốn nắn, giáo dục các em. Theo cô Bùi Huỳnh Thơ, Hiệu trưởng Trường THCS Thái Văn Nam (huyện Gò Công Đông, Tiền Giang), tuổi mới lớn, các em thích khám phá, tìm hiểu nhiều vấn đề về giới tính, tình yêu học trò, kỹ năng sống, nghề nghiệp…
Chính vì vậy, công tác tư vấn tâm lý cho học sinh rất quan trọng. Tuy nhiên, ngoài giờ học, học sinh chủ yếu ở nhà và tham gia hoạt động ngoài xã hội. Do đó bên cạnh nhà trường tổ chức công tác tư vấn tâm lý cho học sinh, rất cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các giáo viên tư vấn tâm lý với gia đình, đặc biệt là cha mẹ, bạn bè, người xung quanh các em.
Trao đổi về công tác tư vấn, hỗ trợ tâm lý học sinh, ông Nguyễn Hữu Nhân, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng (Sở GD&ĐT TP Cần Thơ), cho biết: Để nâng cao chất lượng tư vấn, hỗ trợ tâm lý học sinh, mỗi trường nên có một chuyên gia tâm lý được đào tạo chuyên ngành. Chuyên gia này hằng năm cần bổ sung, cập nhật kiến thức về tư vấn tâm lý trường học. Đồng thời, vị trí tư vấn tâm lý học đường cũng có biên chế để phát huy vai trò.
Bên cạnh đó, các trường đại học cần đẩy mạnh đào tạo chuyên ngành tư vấn tâm lý cho trường phổ thông. Công tác phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh, các đoàn thể địa phương trong việc tư vấn, hỗ trợ tâm lý học sinh cần thiết được tăng cường…
Hoạt động ngoại khóa sân khấu học đường tổ chức tại Trường THPT Đoàn Văn Tố (Sóc Trăng).
Video đang HOT
Nhận thức đúng vai trò
Để công tác hỗ trợ, tư vấn tâm lý học đường phát huy hiệu quả, TP Cần Thơ chủ động xây dựng phòng tư vấn tâm lý học đường và tổ tư vấn tâm lý trường học. Theo ông Nguyễn Hữu Nhân, trong quá trình phát triển, các em đối diện với thay đổi về thể chất cũng như môi trường sống và học tập. Phải điều chỉnh hành động, ứng xử các tình huống nên nhiều em cảm thấy bất an, lúng túng, mất phương hướng.
Việc tư vấn, hỗ trợ tâm lý học đường sẽ giúp các em có kỹ năng, kiến thức và giải pháp ứng xử với các tình huống… Đến nay, 100% trường học ở TP Cần Thơ đều có phòng tư vấn tâm lý và tổ tư vấn tâm lý. Bước đầu các phòng tư vấn, tổ tư vấn học đường phát huy hiệu quả, hiện tượng tiêu cực do tâm lý của học sinh ngày càng được khắc phục.
Theo đại diện Sở GD&ĐT tỉnh Tiền Giang, nhiều trường trên địa bàn tỉnh đã thành lập phòng tư vấn tâm lý học đường để kịp thời gỡ rối các vấn đề về tâm lý cho học sinh. Đặc biệt là sau khoảng thời gian học trực tuyến do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã tác động không nhỏ đến tâm lý, sức khỏe của học sinh. Không ít học sinh khi trở lại trường sau kỳ nghỉ dài có biểu hiện của trầm cảm, dễ bị kích động… Đây là vấn đề đáng lo lắng, cần phát hiện và sớm đưa ra giải pháp giải quyết kịp thời.
Trên thực tế, việc tư vấn tâm lý học đường không phải đến khi xảy ra sự việc mới dùng giải pháp can thiệp, mà đây là việc làm thường xuyên trong các trường học. Nhiều trường học ở Tiền Giang đã đề cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm, vì đây là những người thường xuyên gần gũi, chăm lo, tiếp xúc nhiều với học sinh.
Tại Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu (TP Mỹ Tho, Tiền Giang), trong quá trình dạy học, nhà trường, giáo viên chủ nhiệm nắm bắt tâm lý, nguyện vọng của học sinh. Từ đó kết hợp với các bộ phận có liên quan kịp thời giải quyết các vấn đề, vụ việc. Bên cạnh công tác tư vấn tâm lý, nhà trường còn có mô hình Hộp thư xanh và Hộp thư điện tử, là những địa chỉ đáng tin cậy để gỡ rối tâm lý cũng như các vấn đề học tập cần thiết cho học sinh…
Học sinh thích đăng confession hơn đến phòng tư vấn tâm lý trường học
Nhiều học sinh biết trường mình có phòng tư vấn tâm lý, nhưng không muốn đến. Nguyên nhân có thể là thiếu tin tưởng, e ngại riêng tư...
Bộ Giáo dục và Đào tạo hồi tháng 9 đã yêu cầu các địa phương tăng cường triển khai hỗ trợ, tư vấn tâm lý cho học sinh phổ thông. Ảnh minh họa: Phạm Ngôn.
"Khi gặp các vấn đề như áp lực học hành, gia đình, em thường chia sẻ với bạn bè. Em không nghĩ sẽ chia sẻ với thầy cô, một phần vì e ngại chuyện riêng tư, một phần em sợ khoảng cách giữa học sinh và giáo viên", Nguyễn Anh (học sinh lớp 12 tại Hà Nội) chia sẻ với Zing.
Không chỉ Nguyễn Anh, đây cũng là tình trạng của nhiều học sinh phổ thông khi được hỏi về cách giải quyết các vấn đề tâm lý. Nhiều học sinh biết sự tồn tại của phòng tư vấn tâm lý trong trường học, nhưng không xem đó là giải pháp cho mình.
Cần lời khuyên nhưng không chọn phòng tư vấn
Nguyễn Anh cho biết cậu chỉ vô tình biết đến phòng tư vấn tâm lý học đường khi đi ngang qua dãy nhà hiệu bộ vào năm lớp 10. Hiện tại, nam sinh không biết căn phòng này còn tồn tại hay đã chuyển đến vị trí khác trong trường.
Là học sinh cuối cấp, Nguyễn Anh vẫn thường xuyên gặp áp lực về học hành, thi cử. Đôi khi là cả áp lực đến từ phía gia đình. Thay vì chia sẻ với người thân hoặc thầy cô ở phòng tư vấn tâm lý, cậu chọn cách giữ kín, kể với bạn thân hoặc đăng tải confession ẩn danh để tìm người đồng cảm.
Giống như Nguyễn Anh, Linh Châu (học sinh lớp 11 tại Hà Nội) mang trong mình nhiều áp lực đến từ phía gia đình.
Châu cho biết bố mẹ thường đặt nhiều kỳ vọng vào em, cả trong học tập lẫn sinh hoạt hàng ngày. Dù vẫn duy trì học lực giỏi, Châu thường bị bố mẹ so sánh với các bạn cùng lớp.
"Nhiều lần em tự hỏi có khi nào bố mẹ nghĩ tới cảm giác của em, nhiều lúc, em ấm ức và tức tối nhưng không thể làm gì ngoài việc khóc. Mỗi lần muốn chia sẻ, bố mẹ thường khó chịu, gạt đi và coi đó là chuyện trẻ con", Châu tâm sự.
Lâu dần, Châu không còn muốn chia sẻ với bố mẹ. Giống như Nguyễn Anh, nữ sinh chọn cách trò chuyện cùng bạn thân. Nhưng nhiều lúc, người bạn này cũng không thể đưa ra lời khuyên cho em.
Linh Châu có nghe thầy giáo bộ môn nhắc đến phòng tư vấn tâm lý học đường, tuy nhiên, em không biết căn phòng này nằm ở đâu, và cũng không có ý định tìm đến.
"Chắc chắn em sẽ không thể mở lòng với thầy cô. Em có nghe nói người tư vấn là thầy giáo dạy môn Lịch sử, em không thường xuyên tiếp xúc với thầy, vì vậy em cảm thấy khó chia sẻ và không tin tưởng để trò chuyện", Châu nói.
Huyền Vân (học sinh lớp 11 tại Hà Nội) thậm chí không biết đến sự tồn tại của phòng tư vấn tâm lý học đường. Nữ sinh đoán nhà trường không có căn phòng này, hoặc có mà em không biết.
Thông thường, nếu học sinh trong lớp gặp vấn đề, giáo viên chủ nhiệm thường chủ động tìm gặp và trò chuyện. Tuy nhiên, Vân nhận thấy đa phần thầy cô sẽ trao đổi với học sinh thường xuyên mắc lỗi, việc chia sẻ các vấn đề tâm lý rất ít.
Không cần thiết hoặc không đủ tin tưởng
Trần Hiếu (học sinh lớp 12 tại TP.HCM) cho biết từ trước đến nay cậu không gặp nhiều áp lực. Hiếu tự nhận mình là "học sinh có thành tích khá ổn, gia đình hạnh phúc, luôn động viên con cái" .
Đang học lớp 12, chuẩn bị vào đại học nhưng Hiếu cho hay em vẫn không biết mình thực sự thích gì và muốn thi vào trường nào. Cậu chỉ cố gắng học chăm chỉ để đạt điểm cao.
"Em nghĩ đây không phải là tình trạng của riêng em. Ở độ tuổi của em, nhiều bạn cũng như vậy", Hiếu nói.
Tuy chưa tìm được cách giải quyết vấn đề, Hiếu cho rằng phòng tư vấn tâm lý học đường là không cần thiết. Nam sinh chưa bao giờ tìm đến hay nghe nói chính xác về phòng này.
"Có vài lý do cho việc này. Thứ nhất, cuộc sống em không quá áp lực đến mức gặp vấn đề tâm lý nặng nề. Thứ 2, em không tin tưởng vào phòng tư vấn tâm lý của trường. Thay vì tìm đến phòng tư vấn, em sẽ tìm đến chị gái hoặc tự mình giải quyết", Hiếu nói.
Ngoài ra, Hiếu cho rằng nhiều học sinh không sử dụng dịch vụ này vì phải trò chuyện trực tiếp trong phòng kín.
"Riêng em thấy điều này không mấy thoải mái", Hiếu chia sẻ.
Tương tự Hiếu, Minh Trang (học sinh lớp 11 tại TP.HCM) cũng không tin tưởng hoàn toàn vào phòng tư vấn tâm lý của trường. Nữ sinh cho hay căn phòng này hiện chưa hoàn thiện, chính em cũng chưa biết phòng tư vấn tâm lý sẽ như thế nào và ai sẽ là người tư vấn khi học sinh gặp vấn đề.
Theo Minh Trang, ở độ tuổi này, em và nhiều bạn khác có những thắc mắc thầm kín về sức khỏe, giới tính và những mối quan hệ trên mức bạn bè. Tuy nhiên, để chia sẻ trực tiếp với thầy cô hay những người lớn là điều khó vì khoảng cách thế hệ.
"Nói chuyện là một cách hay để bày tỏ ra suy nghĩ của mình. Tuy nhiên, ngồi nói chuyện trực tiếp, lộ mặt cả thầy và trò khiến em dè chừng", Minh Trang nói.
Ông Huỳnh Thanh Phú nhận xét công tác tư vấn tâm lý học đường đa số còn hình thức, kém hiệu quả. Ảnh: CNN.
Điều học sinh mong muốn
Chia sẻ về công tác tư vấn tâm lý cho học sinh hiện nay, ông Huỳnh Thanh Phú - Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Du (TP.HCM) - nhận xét công tác này đa số chỉ được làm cho có, mang tính hình thức, không đạt hiệu quả.
Theo ông Phú, đội ngũ nhân sự tư vấn tại các trường đa số là giáo viên kiêm nhiệm, một số trường sử dụng giáo viên gần về hưu hoặc giáo viên mới. Ba đối tượng này đều không phải người có chuyên môn, vì vậy hoạt động tư vấn kém hiệu quả. Bên cạnh đó, chính sách đãi ngộ đối với những người làm công tác này thường hạn chế, dẫn đến người tư vấn làm cho có, không nhiệt huyết.
Ngoài ra, cơ sở vật chất tại các phòng tư vấn thường không đảm bảo, không được đầu tư riêng, thường lấy đại một phòng bất kỳ để làm nơi tư vấn.
Theo ông Phú, điều học sinh mong muốn nhất khi tìm đến phòng tư vấn chính là cơ sở vật chất, cần kín đáo, tế nhị, là nơi các em tin tưởng. Nhà quản lý này gợi ý các trường có thể xây dựng phòng tư vấn tâm lý có các tấm ngăn cách bằng kính, thầy cô ở phía bên trong có thể nhìn thấy học sinh, nhưng các em ở phía ngoài sẽ không nhìn thấy thầy cô.
Việc này giúp các em dễ dàng chia sẻ, không có sự ngượng ngùng hoặc khoảng cách khi phải đối diện trực tiếp với giáo viên.
Ngoài ra, phòng tư vấn cần khang trang, mở nhạc nhẹ để tâm trí các em thoải mái. Người tư vấn cần có cả nam và nữ, có trải nghiệm trong cuộc sống, đặc biệt phải có trình độ, nghiệp vụ chuyên môn cũng như gắn kết với học trò.
Không chỉ mở vào giờ hành chính, người làm công tác tư vấn nên tạo điều kiện hỗ trợ các em kịp thời thông qua tin nhắn, điện thoại.
"Bên cạnh đó, bảo mật thông tin của học sinh là vấn đề được ưu tiên. Khi các em tìm đến, các vấn đề đưa ra đều là chuyện riêng tư, người tiếp nhận thông tin cần đảm bảo không bị lọt, lộ ra ngoài", ông Phú lưu ý.
Đối với Minh Trang và Trần Hiếu, 2 em hy vọng người tư vấn tâm lý có kiến thức chuyên môn, nắm bắt, thấu hiểu tâm lý của học sinh.
"Em cũng hy vọng nhà trường có đường dây nóng tư vấn qua điện thoại, để em cũng như các bạn có thể thoải mái trò chuyện mà không phải lộ mặt", Trang nói.
Trần Hiếu cũng gợi ý trường học nên đa dạng các hình thức tư vấn. Bên cạnh vào phòng kín trao đổi, nhà trường cũng nên mở fanpage tương tự các trang confession để giải đáp thắc mắc hàng ngày. Ngoài ra, trường cũng nên mở hộp thư email để học sinh dễ nói ra những chuyện riêng tư.
Tuy nhiên, Nguyễn Anh và Linh Châu lại mong muốn người tư vấn cởi mở, tạo sự tin tưởng cho học sinh, xóa bỏ khoảng cách để các em tự tin chia sẻ. Riêng Nguyễn Anh nghĩ phòng tư vấn nên đặt ở khu vực khác thay vì dãy nhà hiệu bộ, tránh tạo cảm giác xa cách với học sinh.
Trường học tại TPHCM phải thành lập tổ tư vấn tâm lý học sinh Sở GD&ĐT TPHCM yêu cầu các trường phải thành lập tổ tư vấn để hỗ trợ, giúp đỡ học sinh khi các em gặp các vấn đề về tâm lý. Học sinh Trường Tiểu học Hòa Bình (quận 1) tham gia hoạt động "Mỗi ngày đến trường là một ngày vui" với chủ đề Phòng chống bạo lực học đường. Trong hướng dẫn...








Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Dấu chấm hết của thành viên của T-ara bị tuyên án tù: Sự nghiệp idol ngắn ngủi, không có gì ngoài scandal!
Nhạc quốc tế
07:32:13 14/04/2025
Loạt TikToker triệu view 'ngáo quyền lực' bị khởi tố, bắt tạm giam
Pháp luật
07:31:21 14/04/2025
Điểm phát cháy trong vụ hoả hoạn khiến 2 người tử vong ở Hà Nội
Tin nổi bật
07:26:05 14/04/2025
Nàng thơ "đẹp người xấu nết" bị cả showbiz ghét bỏ bất ngờ van xin khán giả giữa sân bay
Sao châu á
07:14:56 14/04/2025
Cô gái 30 tuổi độc thân, sống một mình với khu vườn có 40.000 bông hồng
Sáng tạo
07:13:49 14/04/2025
Tưởng khăn quàng bị rơi, người phụ nữ "hoảng hồn" khi biết sự thật phía sau
Lạ vui
07:12:38 14/04/2025
Á khôi Ngoại thương tốt nghiệp ĐH sớm hot rần rần Threads, TikTok: Đã xinh còn siêu giỏi!
Netizen
06:36:46 14/04/2025
Bức ảnh lộ 1 sự thật khiến Sơn Tùng M-TP chỉ muốn "chôn vùi" mãi mãi
Sao việt
06:33:08 14/04/2025
5 khoảnh khắc đưa Ánh Viên thành mỹ nhân có 2 cuộc đời
Sao thể thao
06:26:27 14/04/2025
Bí quyết làm món ốc móng tay xào cay thơm ngon khó cưỡng
Ẩm thực
05:53:57 14/04/2025