Làm sao để trường đại học tuyển sinh được ngành golf?
Golf được đào tạo ở TDTU như là một cử nhân, chương trình được chuyển giao từ đối tác là Trường Đại học Chung Ang (Hàn Quốc), nơi có nhiều golf thủ.
Mới đây, Đại học Quốc gia Hà Nội đã quyết định đưa Golf vào môn học tự chọn trong chương trình giáo dục thể chất từ năm học 2021 – 2022.
Trong năm học đầu tiên thí điểm, Trung tâm Giáo dục thể chất trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ hợp tác với một doanh nghiệp golf để tổ chức đội ngũ nhân sự, cơ sở vật chất dành cho môn thể thao này.
Trên thực tế, Golf đã từng được đưa vào giảng dạy như là một ngành đào tạo tại Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng (HIU), Trường Đại học Tôn Đức Thắng (tại Thành phố Hồ Chí Minh) hay Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh).
Sân golf mô phỏng ở Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng.
Là một đơn vị trường học đầu tiên, tiên phong đưa Golf vào giảng dạy như là một ngành đào tạo từ rất sớm, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng suốt 3 năm qua không tuyển được sinh viên.
Chính vì thế, nay thì HIU đã quyết định đưa Golf vào danh sách các môn học thể thao tự chọn cho sinh viên, tập để rèn luyện trong trường học.
Giải thích về việc khó tuyển sinh viên cho ngành học này, Phó Giáo sư Lương Thị Ánh Ngọc – Trưởng khoa Giáo dục thể chất của HIU chia sẻ: Sinh viên học ngành Golf có thể ra làm huấn luyện viên, nhà quản lý hay kinh doanh về golf, tổ chức các sự kiện về golf…
Do mức học phí lên đến 90 triệu đồng/năm học, trường chỉ có sân golf mô phỏng, dụng cụ về golf quá đắt (sinh viên không mua được khi học xong)…nên ngành học này suốt nhiều năm qua không tuyển được sinh viên.
Theo giải thích của Phó Giáo sư Lương Thị Ánh Ngọc, phần lớn những người chơi golf “đếm trên đầu ngón tay”, không phải ai cũng có thể chơi môn thể thao này. Thế nhưng, những sinh viên có gia đình kinh tế giàu có thì chỉ thích chơi golf, lại không thích học golf để thành nghề đi làm.
Khác với HIU, Trường Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU) vẫn tuyển được gần 30 sinh viên sau gần 2 khóa, do ngành này học này kén người học, và lớp học cũng không cần quá đông sinh viên.
Video đang HOT
Trao đổi với phóng viên Tạp chí Điện tử Giáo dục Việt Nam, Thạc sĩ Nguyễn Văn Bắc – Trưởng khoa Khoa học Thể thao của TDTU nói rằng, Golf được đào tạo ở TDTU như là một cử nhân, chương trình được chuyển giao từ đối tác là Trường Đại học Chung Ang (Hàn Quốc), nơi có nhiều golf thủ.
Ngoài ra, Golf còn được đưa vào môn giảng dạy như là môn thể thao tự chọn, áp dụng từ năm học này cho các ngành về Kinh doanh, nhất là Kinh doanh Quốc tế.
Học phí vào khoảng chưa đến 50 triệu đồng/năm học, trường trang bị đầy đủ các dụng cụ học golf cho sinh viên, có sân tập golf tại trường, có học luôn cả trong phòng mô phỏng học ở một số môn, và thậm chí có một số buổi ra sân golf học luôn (nhà trường liên kết với một số sân golf), hay thậm chí các em còn được đi tập cả ở các sân golf 18 lỗ.
Thạc sĩ Nguyễn Văn Bắc khẳng định: Muốn tuyển sinh được ngành Golf, trường cần phải có chương trình đào tạo chất lượng, đội ngũ giảng dạy phải tốt, thậm chí tại TDTU dạy ngành Golf có cả giáo sư đến từ Hàn Quốc, giảng viên giảng dạy của trường phải được đưa đi học ở nước ngoài về ngành này, cơ sở vật chất phải tối tân.
Là một chuyên gia trong lĩnh vực thể thao học đường, tiến sĩ Nguyễn Thị Hiền Thanh cho rằng, sở dĩ Golf chưa được đưa vào đào tạo phổ biến trong trường đại học là do tâm lý của mọi người cứ nghĩ là môn học dành cho con nhà giàu.
Ngoài ra, việc chi phí đào tạo về golf quá cao, mua dụng cụ chơi golf quá đắt cũng còn là một lý do, rào cản khiến golf trở nên phổ biến hơn với các trường đại học.
Khẳng định những lợi ích, giá trị mà môn thể thao chơi golf mang lại cho mọi người (rèn luyện thể chất, phát huy khả năng tư duy và trí tuệ của người chơi…), tiến sĩ Nguyễn Thị Hiền Thanh mong muốn cần phải tuyên truyền rộng rãi hơn nữa tác dụng của môn thể thao này.
Trước mắt, trong khi chưa thể phổ biến đại trà, thì cô Nguyễn Thị Hiền Thanh đề xuất: Nên đưa golf vào giảng dạy cho sinh viên các ngành kinh tế, du lịch học.
“Vì đây là môn thể thao hiện đại, nên thay đổi tư duy, tiếp cận theo hướng hiện đại cho sinh viên và học sinh của chúng ta ” – tiến sĩ Nguyễn Thị Hiền Thanh giải thích.
6 trường đại học tư thục tuyển sinh bằng học bạ THPT
Nhiều trường đại học tư thục trên cả nước công bố thời gian và cách thức nộp hồ sơ đối với các thí sinh xét tuyển bằng học bạ THPT.
Năm nay, Đại học Tôn Đức Thắng dự kiến tuyển sinh 6.500 chỉ tiêu theo 4 phương thức là xét tuyển theo học bạ bậc THPT; xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT 2021; ưu tiên xét tuyển theo quy định riêng của trường; xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Đối với phương thức xét tuyển theo kết quả học tập bậc THPT, trường dự kiến tổ chức thành 3 đợt.
Đợt 1 xét tuyển theo kết quả học tập của 5 học kỳ THPT (trừ học kỳ 2 lớp 12) dành cho học sinh hoàn tất chương trình lớp 12 bậc THPT và tốt nghiệp THPT trong năm 2021 tại các trường THPT đã ký kết hợp tác với trường về hướng nghiệp, đào tạo và phát triển khoa học công nghệ. Thời gian đăng ký dự kiến là từ 5/4 đến 25/5.
Đợt 2 dự kiến mở cổng đăng ký trực tuyến từ 1/6 đến 10/7, xét tuyển theo kết quả học tập 6 học kỳ THPT dành cho học sinh hoàn tất chương trình lớp 12 bậc THPT và tốt nghiệp THPT năm 2021 tại tất cả trường THPT trên cả nước.
Đợt 3 xét tuyển theo kết quả học tập 6 học kỳ THPT dành cho học sinh hoàn tất chương trình lớp 12 bậc THPT và tốt nghiệp THPT năm 2021 tại tất cả trường THPT trong cả nước đăng ký xét tuyển vào chương trình đại học bằng tiếng Anh, chương trình học 2 năm đầu tại cơ sở. Thời gian đăng ký xét tuyển dự kiến diễn ra từ ngày 19/7.
Các trường đại học tư thục tuyển sinh bằng học bạ theo nhiều đợt, chỉ tiêu cao. Ảnh: Đại học Văn Lang.
Đại học Quốc tế Hồng Bàng dự kiến tuyển sinh ở nhiều ngành học mới, chú trọng đến những ngành được quan tâm nhiều trong thời đại hiện nay. Đặc biệt, trường mở thêm 8 ngành mới thuộc khối ngành Sức khỏe.
5 phương thức trường áp dụng xét tuyển trong năm nay là: Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT 2021 (50%); xét kết quả học bạ THPT (38%); xét kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của trường (8%); xét kết quả kỳ thi SAT (2%); xét tuyển thẳng (2%).
Với phương thức xét tuyển học bạ, Đại học Quốc tế Hồng Bàng áp dụng 3 hình thức, qua đó thí sinh cần đảm bảo điểm xét tuyển đạt ngưỡng điểm chất lượng đầu vào do nhà trường quy đinh.
Riêng nhóm ngành Khoa học sức khoẻ và Khoa học giáo dục, điều kiện xét tuyển được áp dụng theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Cụ thể, với phương thức xét học bạ lớp 12 theo tổ hợp 3 môn, thí sinh cần có tổng điểm trung bình năm lớp 12 của 3 môn trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 18 điểm trở lên.
Với phương thức xét tuyển học bạ 5 học kỳ (không bao gồm học kỳ 2 lớp 12), thí sinh cần có tổng điểm trung bình 5 học kỳ xét tuyển đạt từ 30 điểm trở lên, xét tuyển học bạ bằng tổng điểm 3 năm học (lớp 10, lớp 11 và lớp 12) đạt từ 18 điểm trở lên.
40% tổng chỉ tiêu năm nay của Đại học Nguyễn Tất Thành sẽ dành để xét tuyển theo kết quả học tập THPT.
Thời gian nhận hồ sơ xét tuyển được chia thành 10 đợt, kéo dài từ ngày 2/5 đến 29/8. Thí sinh cần đạt được 1 trong 3 tiêu chí sau: Tổng điểm trung bình 1 học kỳ lớp 10, 1 học kỳ lớp 11 và 1 học kỳ lớp 12 phải đạt từ 18 trở lên (thí sinh được chọn học kỳ có điểm cao hơn); điểm tổ hợp các môn xét tuyển lớp 12 đạt từ 18 trở lên; điểm trung bình cả năm lớp 12 đạt từ 6.0 trở lên.
Riêng các ngành thuộc nhóm Sức khỏe cần đảm bảo đủ điều kiện chất lượng đầu vào do Bộ GD&ĐT quy định.
Cụ thể, với ngành Y khoa, Dược học, thí sinh cần có học lực lớp 12 xếp loại giỏi, hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 8.0 trở lên. Thí sinh đăng ký ngành Y học dự phòng, Điều dưỡng, Kỹ thuật xét nghiệm y học cần có học lực lớp 12 xếp từ loại khá trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT đạt từ 6.5 trở lên.
Tương tự, Đại học Phenikaa dành 40% tổng chỉ tiêu để xét tuyển theo kết quả học bạ THPT.
Với điểm sàn nhận hồ sơ, thí sinh cần đạt tổng điểm trung bình lớp 10, lớp 11 và học kỳ 11 lớp 12 của tổ hợp môn xét tuyển trên 19.5. Ở các ngành nhóm Ngôn ngữ, thí sinh cần đạt điểm trung bình lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 của môn Ngoại ngữ từ 6.5 trở lên.
Điểm xét tuyển là tổng điểm trung bình lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 của tổ hợp môn xét tuyển, cộng với điểm ưu tiên theo quy định, cộng điểm chứng chỉ tiếng Anh (nếu có).
Đại học Duy Tân dự kiến tuyển sinh 6.000 chỉ tiêu, theo 4 hình thức là xét tuyển thẳng thí sinh theo quy chế của Bộ GD&ĐT và ưu tiên xét tuyển thẳng theo quy định của trường; xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021; xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM 2021; xét kết quả học bạ THPT.
Với phương thức xét kết quả học bạ THPT, trường áp dụng 2 cách là dựa vào kết quả học tập năm lớp 12 của môn xét tuyển hoặc dựa vào điểm trung bình môn năm lớp 11 và điểm học kỳ 1 lớp 12.
Thí sinh cần đạt điểm 3 môn xét tuyển trên 18. Riêng các ngành thuộc khối Sức khỏe cần đảm bảo ngưỡng đầu vào do Bộ GD&ĐT quy định.
Năm 2021, Đại học Văn Lang tuyển sinh 50 ngành đào tạo theo 5 phương thức là xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT 2021; xét tuyển kết quả học tập THPT; xét tuyển kết quả thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức; xét tuyển kết hợp thi tuyển các môn năng khiếu; xét tuyển thẳng theo quy chế của Bộ GD&ĐT.
Với phương thức xét tuyển bằng học bạ THPT, trường dự kiến chia thành 4 đợt, kéo dài từ 1/3 đến 29/8. Thí sinh có thể lựa chọn một trong hai cách là xét điểm trung bình năm lớp 12 hoặc xét điểm trung bình năm lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12.
Mang "tài sản" đến cho học trò Cô Phí Thị Thu Hương - GV môn Giáo dục thể chất Trường THPT Mỹ Đức B (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) đã có nhiều sáng kiến, sáng tạo độc đáo và hiệu quả trong quá trình dạy học. Cô Phí Thị Thu Hương sáng tạo trong giờ dạy Thể dục. Ảnh: Nguyễn Giang Không nhàm chán Trò chuyện với cô Phí Thị...