Làm sao để tiếng Anh hết… “loay hoay”?
Hơn nửa thế kỷ đam mê và cống hiến tâm sức cho công việc dạy học, công tác quản lý giáo dục, GS.TSKH. Trần Văn Nhung, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, hiện là Tổng Thư ký Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của nền giáo dục nước nhà. Từ những trải nghiệm của mình trong nghề dạy học, ông đã chia sẻ nhiều suy nghĩ tâm huyết về việc “trồng người” và sự nghiệp đổi mới giáo dục, đào tạo trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
Tiếng Anh bao giờ hết là “vùng trũng”? (Ảnh minh họa)
GS đã có nhiều bài viết cho rằng hội nhập quốc tế là một trong những giải pháp quan trọng nhất để đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam, xin GS nói rõ hơn về điều này?
- Tôi cho rằng để thực hiện Nghị quyết 29 của Đảng về đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục và đào tạo Việt Nam thì cách tốt nhất, nhanh nhất, tiết kiệm nhất, cụ thể và dễ làm nhất là hãy quốc tế hóa căn bản và toàn diện nền giáo dục và đào tạo Việt Nam, nhưng luôn giữ cốt cách Việt theo đường lối của Đảng và Nhà nước ta, từ tư duy đến hành động, từ triết lý giáo dục cho đến mọi thiết kế kỹ thuật như chương trình, sách giáo khoa, thi cử, đánh giá, quản lý, phục vụ sản xuất, đóng góp xã hội… Nói tóm lại là phát huy mọi nguồn lực ở trong và ngoài nước, học hỏi những kinh nghiệm giáo dục trong nước và quốc tế, để đào tạo ra thế hệ những công dân toàn cầu người Việt Nam, có cốt cách Việt và đủ sức cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh, trung thực và hiệu quả trong thế giới hội nhập ngày nay với nhiều cơ hội thuận lợi nhưng cũng không ít thách đố, kể cả sự đe dọa an ninh và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc thiêng liêng của chúng ta.
Kiến nghị này tôi đã nêu ra từ 20 năm trước, lúc còn là Vụ trưởng Vụ QHQT Bộ GD&ĐT, khi phân tích bài học thành công của các “con rồng” phát triển thần kỳ như Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Hồng Kông (Trung Quốc),… và dựa vào ý tưởng, tiên đoán thiên tài về sự ra đời toàn cầu hóa của Cao Bá Quát (1808-1855) “Kho trời chung mà vô tận của mình riêng” trong bài thơ “Thú nhàn”.
Để hội nhập quốc tế thì tiếng Anh là một yếu tố rất quan trọng, phải chăng vì thế mà GS đã có bức tâm thư về việc cần có quốc sách đối với tiếng Anh?
- Thế hệ trẻ Việt Nam phải thành thạo hai công cụ chiến lược của thời đại hội nhập quốc tế ngày nay đó là công nghệ thông tin và tiếng Anh. Chúng như “hai chân” giúp chúng ta tiến lên phía trước nhanh chóng và vững vàng.
Tôi xin nói thêm về tầm quan trọng của tiếng Anh. Chúng ta đã được đọc, được nghe nhiều người Việt Nam và người nước ngoài nói về tầm quan trọng của tiếng Anh đối với mỗi một con người và mỗi đất nước. Khi nhấn mạnh vai trò của tiếng Anh, chúng ta không quên các ngoại ngữ khác. Vì ẩn sâu phía sau mỗi ngôn ngữ là một nền văn hóa và biết thêm được một ngôn ngữ như mở thêm được một cửa sổ ra vườn hoa đầy hương sắc bên ngoài. UNESCO cũng luôn chủ trương tôn trọng sự đa dạng văn hóa và ngôn ngữ. Vấn đề là ở chỗ ngày nay những công dân toàn cầu phải sử dụng tối ưu thời gian sống và làm việc của họ, nói riêng là cần phải học và sử dụng (những) ngoại ngữ nào. Chúng ta tôn trọng sự đa dạng và bình đẳng văn hóa nhưng trước hết phải xuất phát từ chính quyền lợi chính đáng và thiêng liêng của dân tộc ta khi lựa chọn và quyết định ngoại ngữ thứ nhất. Theo tôi đó là tiếng Anh, sau đó mới đến các thứ tiếng quốc tế khác. Vì chính các nước khi tiếng mẹ đẻ của họ trùng với một thứ tiếng quốc tế nào đó, ví dụ như tiếng Pháp, Đức, Nga, Tây Ban Nha, họ cũng đều coi tiếng Anh là ngoại ngữ số một. Hiện nay, khả năng sử dụng tiếng Anh của người Việt Nam đang là một trong những rào cản không nhỏ đối với việc hội nhập quốc tế.
Video đang HOT
GS.TSKH. Trần Văn Nhung, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT
GS cho rằng, khả năng sử dụng tiếng Anh của người Việt Nam đang là một trong những rào cản không nhỏ đối với việc hội nhập quốc tế. Vậy đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 có giúp chúng ta cải thiện được thực trạng trên hay không?
- Việt Nam chúng ta đang là một “vùng trũng” về tiếng Anh của ASEAN. Để hội nhập quốc tế, nói riêng là tham gia TPP, khu kinh tế ASEAN, WTO… chúng ta phải thoát nhanh khỏi tình trạng này. Một trong những biện pháp là cần phải triển khai nhanh chóng, mạnh mẽ và hiệu quả Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 -2020″ đã được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1400/QĐ-TTg phê duyệt ngày 30/9/2008. Đề án này đã được Chính phủ và Bộ GD&ĐT tích cực chỉ đạo thực hiện, ngành Giáo dục cùng cả xã hội đã có nhiều cố gắng để triển khai và đã đạt được những kết quả bước đầu. Nhưng rất cần một Chỉ thị của Bộ Chính trị về tiếng Anh để cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc như trong lĩnh vực CNTT thì mới quyết liệt và nhanh chóng nâng cao được trình độ tiếng Anh ở nước ta.
Trong thời đại hội nhập quốc tế thì việc tham khảo có chọn lọc những kinh nghiệm của các quốc gia phát triển trên thế giới để làm giáo dục liệu có giúp chúng ta giảm bớt khó khăn, đi đúng hướng, từ đó đào tạo được nguồn nhân lực có đủ trình độ, sức mạnh để hợp tác và cạnh tranh bình đẳng trên toàn cầu, thưa GS?
- Trong thời đại hội nhập quốc tế và thế giới phẳng ngày nay, tôi cho rằng việc tham khảo có chọn lọc những kinh nghiệm giáo dục của các nước và chú ý đến những khuyến cáo của các tổ chức quốc tế, trước hết là các cơ quan của Liên Hợp quốc như UNESCO, UNICEF… sẽ giúp chúng ta giảm bớt khó khăn, bớt mày mò và đi đúng hướng văn minh của thời đại. Và cũng chỉ khi đó, nguồn nhân lực do chúng ta tạo ra mới đủ trình độ và sức mạnh để hợp tác và cạnh tranh bình đẳng trên toàn cầu.
Chúng ta đã và đang cố gắng học hỏi được nhiều nhất những cái hay của thiên hạ và quan trọng hơn nữa là học hỏi ngay chính những cái tốt trong lịch sử giáo dục nước nhà, một quốc gia có nền văn hiến mấy nghìn năm, sẽ giúp chúng ta bớt loay hoay. Mà có ai, có nước nào trên thế giới này ngăn cấm chúng ta học hỏi và tham khảo kinh nghiệm tốt của họ đâu. Chúng ta học hỏi và tham khảo có chọn lọc chứ không phải sao chép. Vả lại làm gì có một loại thức ăn sẵn nào trong giáo dục. Nhưng cũng không có nghĩa là ta phải loay hoay từ đầu trong hoàn cảnh của ta, cho riêng ta. Từ tư duy đến hành động, từ triết lý đến triển khai giáo dục, cần thiết và có thể vận dụng triệt để các bài học quốc tế và lịch sử có giá trị và phù hợp với mình. Luật sư Nguyễn Trần Bạt viết: “Nước nào có nền giáo dục tốt thì chúng ta bắt chước, bắt chước chương trình, bắt chước triết lý của người ta” (Đối thoại với tương lai, trang 671). Chỉ như vậy chúng ta mới có thể hy vọng tiến nhanh hơn (so với chính mình ở giai đoạn trước) và giảm bớt dần khoảng cách so với khu vực và thế giới phát triển. Ở đây tôi chưa dám nói là chúng ta sẽ “đi tắt, đón đầu” các nước có nền giáo dục tiên tiến. Cố bám sát họ nhất có thể được đã là khó khăn, thách thức và vinh dự. Vì khi ta cố “tiến lên” thì họ đâu có dừng mà còn “tiến lên” với tốc độ lớn hơn. Nói theo ngôn ngữ vật lý thì không chỉ tốc độ mà gia tốc của các nước tiên tiến đều lớn hơn ta.
Tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia để làm giáo dục thì chắc chắn điều quan trọng là chúng ta phải chú ý đến việc xây dựng chương trình và sách giáo khoa của họ đúng không thưa GS?
- Chúng tôi muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tham khảo có chọn lọc các kinh nghiệm quốc tế trong giáo dục và nói riêng là trong việc xây dựng chương trình, sách giáo khoa. Điều đáng mừng là ngay từ những ngày đầu tiên của nền giáo dục cách mạng, chúng ta đã chú ý đến điều này. Nhiều kinh nghiệm giáo dục của Liên Xô (cũ), Pháp, Trung Quốc và các nước XHCN khác đã được chúng ta tiếp thu có chọn lọc. Tôi nhớ ngày còn đi học, các cuốn sách giáo khoa phổ thông mỏng dính, kiến thức rất chắt lọc, nhưng về cơ bản vẫn “đủ chất” cho học sinh, kể cả “chất để làm người”, dù học tiếp lên đại học ở trong hoặc ngoài nước, học cao đẳng hay đi học nghề hoặc đi làm. Được vậy là nhờ chúng ta đã tham khảo cách làm giáo dục, tham khảo các sách giáo khoa chuẩn mực và rất cơ bản của Nga, Pháp, Mỹ và các nước khác. Nói riêng trong môn toán, các cuốn sách giáo khoa cấp II và III ngày ấy do thầy Lê Hải Châu và thầy GS. Hoàng Tụy biên soạn vừa ngắn gọn, súc tích vừa cơ bản.
“Trông Bắc, trông Nam, trông cả địa cầu” để biên soạn, hiện đại hóa SGK
Theo GS.TSKH. Trần Văn Nhung, hiện nay khi biên soạn lại và hiện đại hóa sách giáo khoa chúng ta đã chú ý hơn nữa đến việc học hỏi những kinh nghiệm quốc tế. Đó là cách làm rất khoa học, tiết kiệm và hội nhập trong thời đại thế giới phẳng ngày nay. Cần phải mạnh dạn hơn nữa trong việc tham khảo có chọn lọc và sử dụng nguồn thông tin, sách giáo khoa trên thế giới, đặc biệt là đối với các môn khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ, không chỉ ở bậc phổ thông mà ngay cả ở bậc đại học và sau đại học. Ngay cả đối với các môn khoa học xã hội và nhân văn, chất liệu về cơ bản đương nhiên là của chúng ta, nhưng vẫn cần xem họ thiết kế chương trình và dạy ra sao, để học sinh chúng ta luôn tiếp cận được những tư tưởng tiến bộ nhất trong văn hóa, nghệ thuật, hiểu được và hướng tới những giá trị nhân văn cao cả của thời đại ngày nay.
Tóm lại là phải thấm nhuần sâu sắc phương châm “cơ bản, hiện đại, Việt Nam” của Đảng ta trong giáo dục phổ thông và cả đại học. “Trông Bắc, trông Nam, trông cả địa cầu”, ngẫm lại cả chiều dài lịch sử và hướng tới tương lai (cho đủ cả bốn chiều) để học hỏi, để xây dựng con người Việt Nam mới, đậm đà bản sắc dân tộc, nhưng cũng phải đủ bản lĩnh để hội nhập và phát triển trong thế giới phẳng ngày nay với đầy cam go, thử thách và cạnh tranh khốc liệt xảy ra trong khu vực và trên thế giới, liên quan tới phát triển bền vững, tới an ninh và chủ quyền Tổ quốc.
Theo Baophapluat.vn
8 điểm tiếng Anh có đủ điều kiện du học nước ngoài?
Quỹ học bổng 80 tỷ đồng của ĐH Greenwich (Việt Nam) trao hàng trăm học bổng du học cho học sinh lớp 12 có điểm tổng kết tiếng Anh lớp 11, hoặc học kỳ I lớp 12 từ 8,0 trở lên.
ảnh minh họa
Là một trường đại học quốc tế với hơn 8.000 sinh viên từ 10 nước trên thế giới đã và đang theo học như Pháp, Hà Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Phillipines, Indonesia, Nigeria, Bangladesh, Ghana..., ngoại ngữ chính là thế mạnh của mỗi sinh viên tại ĐH Greenwich (Việt Nam). Sinh viên được khuyến khích sử dụng tiếng anh trong và ngoài giờ học, tích cực tham gia các ngày hội trao đổi văn hoá và CLB tiếng Anh tại trường.
Hàng trăm suất học bổng Green Oversea từ ĐH Greenwich (Việt Nam) là món quà khích lệ dành cho những học sinh có năng khiếu và yêu thích tiếng Anh. Mỗi suất học bổng tương đương với học phí và vé máy bay 2 chiều, chi phí chỗ ở cho một khóa học tiếng Anh hoặc kỹ năng mềm hoặc chương trình field trip kéo dài từ 10 ngày tới một tháng tại Malaysia, Singapore, Philippines hoặc Brunei. Tham khảo chi tiết về học bổng Green Oversea và quỹ học bổng 80 tỷ đồng của ĐH Greenwich (Việt Nam) tại đây.
Đại học Greenwich (Việt Nam) được hình thành trên cơ sở liên kết giữa ĐH Greenwich (Vương Quốc Anh) và Tổ chức giáo dục FPT từ năm 2009. Toàn bộ nội dung đào tạo và giáo trình giảng dạy được chuyển giao từ ĐH Greenwich (Vương quốc Anh). Đồng thời, đội ngũ giảng viên tại đây đều có trình độ chuyên môn cao, đến từ các nước có nền giáo dục phát triển hoặc đã từng tu nghiệp tại Singapore, Anh, Australia, Mỹ..., được công nhận đầy đủ năng lực và kinh nghiệm đào tạo các chuyên ngành tại trường.
Sinh viên tốt nghiệp ĐH Greenwich (Việt Nam) được nhận bằng cử nhân cấp bởi ĐH Greenwich (Vương quốc Anh) có giá trị tương đương với sinh viên theo học tại Anh.
Đoàn sinh viên ĐH Greenwich (Việt Nam) tại KDU Penang University College (Malaysia).
Nằm trong mạng lưới cơ sở quốc tế của ĐH Greenwich (Vương quốc Anh), Đại học Greenwich (Việt Nam) luôn nhận được nhiều ưu ái và sự hỗ trợ đặc biệt từ đơn vị chủ quản.
Cộng đồng sinh viên đa dạng văn hoá tại ĐH Greenwich (Việt Nam) mang các quốc tịch Pháp, Hà Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Phillipines, Indonesia, Nigeria, Bangladesh, Ghana...
Là một trường đại học công lâu đời và danh giá tại Anh với bề dày lịch sử 128 năm, ĐH Greenwich là cái nôi của nhiều cá nhân xuất sắc trên thế giới như nhà khoa học Charles K.Kao - hiải Nobel Vật lý, doanh nhân quyền lực ngành hàng không vũ trụ Goerge Rose, cựu Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Anh Gareth Thomas, Guy Penwill - 2 giải Oscar. Mỗi sinh viên từng theo học tại ĐH Greenwich (Việt Nam) luôn tự hào là một thành viên trong mạng lưới cựu sinh viên của trường trên toàn thế giới.
Theo Zing
Học tiếng Anh ở bậc Mầm non: Trẻ được gì, mất gì? Trẻ ở thời kỳ tiền lớp 1, kiến thức mới vỡ lòng, tiếng Việt còn chưa thông tỏ hết, nhiều bé còn nói ngọng, nói giọng địa phương nhưng lại đồng loạt đi học thêm tiếng Anh như một trào lưu. Học sinh mầm non ở TPHCM trong giờ làm quen với tiếng Anh. (Ảnh minh họa: Hoài Nam) Nhiều trẻ em hiện...