Làm sao để phân biệt các loại bằng cấp quốc tế tại Việt Nam
Chứng chỉ nghề, bằng cao đẳng, hay bằng đại học… mỗi loại bằng cấp đều có giá trị khác nhau, cùng với đó là thời gian học, chi phí và đặc tính của giáo trình học khác nhau. Vậy phụ huynh và học sinh nên dựa vào đâu để đánh giá chất lượng một chương trình quốc tế có bằng cấp uy tín.
Những năm gần đây, sự du nhập của các chương trình đại học quốc tế tại Việt Nam mang đến vô vàn lựa chọn cho học sinh và phụ huynh, tuy học phí có cao hơn so với các hệ đào tạo CĐ, ĐH truyền thống trong nước nhưng đổi lại sinh viên được học trong môi trường tân tiến và có cơ hội rộng mở hơn với tấm bằng quốc tế mà các em sẽ nhận được.
Tuy nhiên, có một số chương trình đại học quốc tế không đủ uy tín về bằng cấp và chất lượng gây bối rối và lo ngại cho học sinh và các bậc phụ huynh. Vậy làm thế nào để biết được một chương trình đại học quốc tế đáng tin cậy và có giá trị tại Việt Nam.
Phân biệt các loại bằng cấp sau THPT
Các hệ thống giáo dục lớn trên thế giới đều có hệ thống đánh giá chất lượng riêng từ đó có các loại bằng cấp khác nhau cho bậc học liền sau THPT theo thang trình độ từ Chứng chỉ nghề (Certificate) tới Bằng cử nhân (Bachelor’s degree) như sau:
Certificate – chứng chỉ nghề: thường được cấp cho các sinh viên tốt nghiệp những khoá học ngắn hạn liên quan tới một lĩnh vực nào đó. Với bằng cấp này sinh viên có thể làm được những công việc đặc thù nằm trong lĩnh vực mình đã được đào tạo và cấp chứng chỉ.
HND (Higher National Diplomas) – bằng cao đẳng của Anh quốc hoặc Associate Degree – bằng cao đẳng của Mỹ: Là bằng cấp cho sinh viên theo hệ đào tạo 2 năm sau THPT. Với bằng cấp này sinh viên có thể ra trường đi làm các công việc mang tính ứng dụng hoặc có thể chuyển tiếp (transfer) lên hệ đào tạo 4 năm để nhận bằng cử nhân.
Bachelor’s Degree – bằng cử nhân (bằng đại học): Là bằng cấp cho sinh viên tốt nghiệp hệ 4 năm. Thông dụng nhất là hai bằng Bachelor of Arts (B.A.) và Bachelor of Science (B.S.). Cả hai đều là bằng cử nhân cho chương trình đại học bao gồm khối kiến thức tổng quát (general education), các môn chính (major/core) và các môn tự chọn (electives/pathways). Các chương trình đào tạo cử nhân thường đào tạo sâu hơn hệ Cao đẳng về học thuật, khi ra trường sinh viên có khả năng đảm nhiệm nhiều vị trí công việc hơn mà còn có thể nghiên cứu cũng như học lên các bậc học cao hơn như Thạc sĩ (Master’s degree) hay Tiến sĩ (Ph.D).
Sinh viên tốt nghiệp chương trình cử nhân Đại học Greenwich (Việt Nam) được nhận bằng Đại học Bachelor of Science degree (B.S.) do Đại học Greenwich UK cấp.
Kiểm định chất lượng bằng cấp (Accreditation)
Việc kiểm tra chứng nhận chất lượng của bằng cấp là rất quan trọng khi sinh viên đi xin việc làm. Khi cho con em học một chương trình quốc tế tại Việt Nam, phụ huynh và học sinh cần kiểm tra cẩn thận chứng nhận của bằng cấp tại cả 2 quốc gia.
Video đang HOT
Những nhà tuyển dụng lớn như các tập đoàn đa quốc gia, tổ chức phi chính phủ hay các công ty nước ngoài tại VN thường khắt khe trong việc xác thực chất lượng bằng cấp. Để vào làm việc tại các cơ quan nhà nước Việt Nam, sinh viên cũng cần có chứng nhận chất lượng của Cục khảo thí và kiểm định chất lượng tại Việt Nam.
Về phía Việt Nam, các trường quốc tế uy tín đều sẽ công khai số giấy phép được cấp bởi Bộ Giáo dục & Đào tạo. Bằng Đại học do Đại học Greenwich (Vương quốc Anh) cấp cho sinh viên tốt nghiệp chương trình cử nhân tại Đại học Greenwich (Việt Nam) được Bọ Giao duc & Đao tao Viẹt Nam cong nhạn trên Giây phep sô 2526/QĐ-BGDĐT ngay 10/07/2012, 2455/QĐ-BGDĐT ngay 10/07/2015, 432/QĐ-BGDĐT ngay 10/07/2015 va 3689/QĐ-BGDĐT ngay 22/09/2016.
Đối với quốc tế, chứng nhận chất lượng bằng cấp của các trường đại học thường được công khai và rất dễ kiểm chứng. Ví dụ: trên trang web chính thức của Tổ chức đảm bảo chất lượng giáo dục đại học Vương quốc Anh (Quality Assurance Agency for Higher Education – QAA) có công khai chứng nhận bằng cấp của Đại học Greenwich cũng như các văn bản chính thức liên quan đến công tác kiểm định này.
*Tại các nước khác như Mỹ, Úc, các trường sẽ có những cơ quan kiểm định chất lượng khác. Nhưng nhìn chung tất cả các đơn vị này đều là đơn vị đánh giá độc lập và công khai về chất lượng theo tiêu chuẩn của hệ thống giáo dục của quốc gia đó.
Xếp hạng của trường đại học (Rankings)
Ngoài chứng nhận chất lượng, các bậc phụ huynh và học sinh cũng nên kiểm tra xếp hạng của một trường đại học trên thế giới, đây cũng là một nguồn tham khảo về độ uy tín và tin cậy.
Những bảng xếp hạng uy tín nhất như US News Rankings của Mỹ và The Times Higher Education World University rankings (THE Rankings) của UK.
Đại học Greenwich xếp hạng 601 – 800 trên toàn thế giới.
Trước khi cân nhắc lựa chọn du học tại chỗ, phụ huynh và học sinh nên tìm hiểu kỹ lưỡng về độ xác thực của chất lượng bằng cấp tại Việt Nam và quốc tế cũng như xếp hạng để lựa chọn được chương trình đào tạo cấp bằng quốc tế uy tín để nhận được đúng những giá trị tương ứng với chi phí đã bỏ ra và tránh những rắc rối trong tương lai sau này.
Theo Dân trí
Ba xu hướng chọn nghề giúp bạn trẻ chạm tay đến thành công
Giới trẻ hiện nay đang quan tâm tới những ngành nghề nào? Nắm bắt được 3 xu hướng chọn ngành bên dưới đây, các bạn trẻ sẽ dễ dàng chạm tay đến thành công và mong ước của mình.
Nhiều cơ hội sẽ đến với các bạn sinh viên ngành Quản trị nhà hàng, khách sạn.
Chọn nghề thay vì... chọn ngành
Nghĩ đến cánh cửa Đại học, các bạn trẻ thường đặt ra câu hỏi "Sẽ chọn ngành gì?" thay vì "Sẽ chọn nghề gì?". Những năm gần đây, khi xã hội phát triển với tốc độ ánh sáng, những công việc mang tính ứng dụng, thể hiện tay nghề của người lao động lại được ưu ái nhiều hơn.
Bên cạnh đó việc đào tạo chuyên sâu về lý thuyết, các giờ thực hành "dạy nghề" quá ít ở bậc đại học đã làm cho trình độ năng lực và kỹ năng của các bạn trẻ mới ra trường không đủ đáp ứng yêu cầu công việc thực tiễn của nhà tuyển dụng. Chính vì vậy nhiều ngành học ở cấp bậc Đại học bắt đầu quan tâm đến việc đào tạo ra đội ngũ sinh viên có "tay nghề".
Việc lựa chọn các ngành học chú trọng yếu tố nghề như: Piano, thông dịch viên, hướng dẫn viên du lịch, quản trị nhà hàng, dịch vụ ăn uống,... Giúp các bạn sinh viên dễ dàng tìm được việc ngay khi ra trường, đáp ứng được xu hướng tuyển dụng của doanh nghiệp. Ngoài thời gian học lí thuyết trên lớp, các ngành này còn mang đến cho các bạn nhiều giờ thực hành để thạo nghề ngay trên ghế nhà trường.
70% sinh viên có tay nghề sẽ có được việc làm ngay khi tốt nghiệp. Thậm chí nhiều bạn trong số đó còn có thể "hái" ra nhiều tiền từ khi học năm 2-3. Một sinh viên khoa Piano có thể làm công việc ngoài giờ và kiếm thêm được thu nhập 5 triệu đồng/tháng là điều bình thường.
Hay một bạn sinh viên ngành du lịch có thể thực hiện các tour cho khách Tây dạo quanh thành phố vào ngày cuối tuần để bỏ túi vài trăm đô là câu chuyện không tưởng nhưng có thật, một số bạn sinh viên ngành quản trị nhà hàng có thể làm thêm công việc pha chế tại các quán cà phê hay nhà hàng ngoài thời gian đi học, vừa nâng cao tay nghề vừa cải thiện thu nhập.
Chính vì vậy nhiều bạn trẻ thuộc khối ngành này đã có thể sở hữu cuộc sống "sang chảnh", độc lập về tài chính ngay từ khi chưa tốt nghiệp.Ngoài kỹ năng nghề nghiệp được đào tạo bám sát thực tế, sinh viên học các ngành kết hợp đào tạo tay nghề còn có một cách nhìn rất thực tế về năng lực và việc làm.
Họ sẵn sàng làm những việc từ thấp đến cao để nâng cao tay nghề, đạt được mức lương và vị trí mong muốn mà không có những mơ tưởng hay hoài bão rời xa thực tế xã hội. Đây là điều các nhà tuyển dụng rất thích ở những người được đào tạo trong môi trường đại học mà yếu tố nghề được chú trọng.
Được học tập, tiếp xúc với các nền văn hóa khác nhau luôn tạo sự yêu thích cho các bạn sinh viên.
Chọn nghề ... giao lưu văn hóa
Được đi khắp thế giới là ước mơ của tất cả các bạn trẻ. Xã hội phát triển và mở rộng giao lưu hợp tác giữa các nước kéo theo việc các công ty tư nhân, các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa & nhỏ mở ra và không ngừng cạnh tranh nhau về mọi mặt. Vì vậy, các ngành về ngoại ngữ, quan hệ ngoại giao luôn làm "bá chủ".
Theo đó việc lựa chọn các ngành nghề phù hợp với xu thế này có thể giúp người học sở hữu cơ hội đặt chân đến những miền đất mới, giao lưu kết bạn với nhiều bạn bè quốc tế, giới thiệu hình ảnh của tổ quốc ra thế giới, với các trường, viện nghiên cứu và các tổ chức, doanh nghiệp trong, ngoài nước.
Thực tế, hầu hết sinh viên sau khi tốt nghiệp các ngành quan hệ công chúng hay ngoại ngữ đều rất dễ dàng tìm được công việc phù hợp và giàu khả năng thăng tiến như: Chuyên viên đối ngoại, điều phối dự án, biên- phiên dịch, hướng dẫn viên du lịch hay biên tập viên cho các phòng ban tin tức quốc tế, các doanh nghiệp nước ngoài...
Bên cạnh việc biết thêm được một ngoại ngữ, việc học các ngành trên sẽ giúp sinh viên có thêm điều kiện tiếp xúc với một nền văn hoá khác. Điều đó có lợi cho cả cuộc sống cá nhân và công việc của người học, bất kể bạn đang làm việc ở quốc gia nào. Và tất nhiên cuộc sống sẽ thú vị hơn rất nhiều khi mỗi ngày bạn đều được tiếp xúc với văn hóa mới mẻ từ một người bạn khác quốc gia, mang một tư tưởng mới, một cá tính mới hay có khi là một phong cách thời trang mới đáng học hỏi.
Chọn nghề... ăn uống
Nhu cầu về nhân lực các ngành nghề dịch vụ không ngừng tăng lên trong những năm gần đây. Vì vậy không thể không nghĩ đến ngành nghề này khi bắt đầu làm hồ sơ đại học. Tại Việt Nam, chỉ cần nhìn vào tốc độ tăng trưởng của các khách sạn hiện nay để thấy được rằng, nguồn nhân lực nắm giữ vị trí quản lý khách sạn, nhà hàng ngày càng được quan tâm đặc biệt hơn bao giờ hết.
Hiện Việt Nam có trên 7.000 điểm cho thuê phòng bao gồm khách sạn, resort, nhà nghỉ... với tổng số 150.000 phòng. Trong số này có 25 khách sạn 5 sao, 64 khách sạn 4 sao, 135 khách sạn 3 sao, còn lại là khách sạn 1 hoặc 2 sao.
Theo Grant Thornton, công ty chuyên nghiên cứu về khách sạn có trụ sở tại Mỹ, số lượng phòng hiện nay là quá ít, nhất là các phòng cao cấp so với tốc độ phát triển của ngành du lịch. Tốc độ tăng trưởng của khách quốc tế tại Việt Nam sẽ tăng mạnh từ 10 - 20% trong năm tới, với ước khoảng 13-14 triệu lượt khách quốc tế/năm.
Số liệu này chính là minh chứng cho một cơ hội tốt đẹp sẽ đến với các bạn sinh viên ngành quản trị nhà hàng, khách sạn. Trong quá trình đào tạo tại nhà trường, sinh viên ngành học này sẽ cảm nhận như được đến vui chơi, làm việc tại các tụ điểm du lịch lớn.
Sinh viên không chỉ được đào tạo bài bản các kỹ năng chuyên ngành đa dạng từ quản lý nhân viên, giao tiếp khách hàng, chuẩn bị sự kiện, giải quyết rủi ro, am hiểu về rượu và các loại thực phẩm thường dùng tại khách sạn, có kiến thức văn hoá đặc trưng đa quốc gia... mà còn được đào tạo các kỹ năng liên ngành không kém quan trọng như ngoại ngữ, tin học, tài chính,...
Nhiều bạn có thể "hái" ra nhiều tiền từ khi học năm 2-3
Cập nhật đúng xu hướng chọn ngành không chỉ giúp các bạn học sinh giải toả được áp lực thi cử, đạt được kết quả tốt mà còn giúp các bạn có được công việc phù hợp cho chặng đường tương lai.
Nắm bắt được xu hướng chọn ngành của giới trẻ, trường đại học Văn Hiến là một trong những ngôi trường đại học đào tạo đa ngành nghề theo định hướng ứng dụng.
Anh Nguyễn
Theo giaoducthoidai.vn
Doanh nghiệp "săn" nhân sự trẻ đang ngồi ghế giảng đường Sáng 15/4, Ngày hội việc làm 2018 do Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức diễn ra thu hút gần 40 doanh nghiệp, tổ chức tham gia chương trình. Hàng trăm sinh viên có cơ hội phỏng vấn trực tiếp với nhà tuyển dụng cũng như tham gia các tọa đàm nghề nghiệp chuyên...