Làm sao để HS đến trường cảm nhận được an toàn
Học sinh mỗi lứa tuổi sẽ trải nghiệm những khó khăn và thách thức nhất định. Tham vấn tâm lý trong trường học có vai trò vô cùng quan trọng trong việc lắng nghe, thấu hiểu, hỗ trợ các em hoàn thiện nhân cách.
Ảnh minh hoạ.
Tạo sự an tâm, an toàn cho học sinh
Tham vấn tâm lý học đường (TVTLHĐ) là hoạt động tư vấn chăm sóc sức khỏe tinh thần cho các em học sinh cũng như tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp với lứa tuổi học sinh. Bộ phận này trong trường học sẽ giúp hỗ trợ học sinh tháo gỡ các vấn đề về tâm lý thường gặp, thuộc một trong năm lĩnh vực: Học tập, nhận thức, cảm xúc, hành vi và xã hội.
Theo TS Hoàng Trung Học, Trưởng khoa Tâm lý – Giáo dục, Học viện Quản lý Giáo dục: Sự phát triển tâm lý của HS phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó giáo dục nhà trường giữ vai trò chủ đạo. Để nhà trường phát huy vai trò chủ đạo thì HS đến trường phải cảm nhận được sự an toàn, tự do trong môi trường giáo dục thân thiện, tích cực. Nếu HS cảm thấy mệt mỏi, áp lực khi đến trường thì giáo dục nhà trường mất đi ý nghĩa chủ đạo. Vì vậy, quan trọng là phải xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện mới hiệu quả.
Trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, mô hình tham vấn học đường bước đầu thấy những chuyến biến tích cực, mặc dù còn bộc lộ nhiều hạn chế về đội ngũ cũng như cơ chế vận hành mô hình.
Mô hình tham vấn học đường bước đầu đã góp phần thay đổi nhận thức của GV, HS, CMHS và cộng đồng. Trong khuôn khổ nhất định, các thầy cô có thể giúp đỡ, hỗ trợ cho HS khi gặp khó khăn về vấn đề tâm lý, giúp nâng cao chất lượng giáo dục. Như vậy, mô hình tham vấn học đường ở VN có thể chưa phải là tối ưu theo các chuẩn mực quốc tế, nhưng phù hợp trong điều kiện cụ thể của VN trong giai đoạn hiện nay.
Kết quả nghiên cứu nhu cầu hỗ trợ tâm lý của HS đều chỉ ra rằng mong muốn được hỗ trợ tâm lý của HS là rất lớn. Theo quy luật chung của con người, khi những nhu cầu cơ bản được thỏa mãn, cá nhân sẽ vươn tới những nhu cầu ở cấp độ cao hơn. Nhu cầu an toàn về tâm lí, được tôn trọng, vươn lên khẳng định mình là nhu cầu cấp cao…
Video đang HOT
Tham vấn tâm lý để được sẻ chia, đồng cảm
Cần tăng cường truyền thông về chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động của phòng tham vấn. Khi giáo viên và học sinh chưa hiểu rõ thì việc e dè và không đến phòng tham vấn là điều dễ hiểu. Nhiều khi học sinh không biết đến sự có mặt của 1 nơi như thế, các con vẫn cố tự chịu, hoặc các con nghĩ rằng phòng tham vấn là chỉ để dành cho người có vấn đề tâm thần thôi.
ThS Phạm Bích Diệp Cán bộ tham vấn học đường, Trường THCS-THPT Ban Mai, Hà Nội cho rằng: Chuyên môn, uy tín và sự chủ động kết nối, chia sẻ với giáo viên chủ nhiệm, với các hoạt động của học sinh sẽ giúp chuyên gia tham vấn có nhiều kênh để gần gũi với học sinh, tạo mối quan hệ cởi mở và đặc biệt có thể tìm ra những vấn đề cần hỗ trợ của học sinh.
“Tốt nhất là cần có cán bộ tham vấn tâm lý chuyên trách, được đào tạo bài bản làm công tác tham vấn tâm lý trong mỗi trường học.”, ThS Phạm Bích Diệp nhấn mạnh.
Người làm công tác tham vấn tâm lý học đường cần là một người hết sức tâm lý, sẵn sàng lắng nghe; có tâm và lòng nhiệt tình, yêu trẻ; tôn trọng cái tôi và chấp nhận sự khác biệt, cá tính của mỗi cá nhân; nghiêm túc tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp của nghề tham vấn tâm lý; kiên nhẫn, kiên trì, bền bỉ.
“Xã hội càng phát triển, nhu cầu được chăm sóc sức khỏe tâm lí càng lớn. XH phát triển càng làm nảy sinh nhiều vấn đề tâm lý hơn. Trong nhà trường, những vấn đề căng thẳng, lo âu học đường, suy giảm động cơ học tập, trầm cảm, hành vi lệch chuẩn, nghiện game… đang trở nên phổ biến. Vì vậy, nhu cầu được chăm sóc sức khỏe tâm thần của HS ngày càng cấp bách.”, TS. Hoàng Trung Học nhấn mạnh.
Xây trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm: Cần hiểu việc và có phương pháp tốt
Nhà giáo Vũ Thị Hương Giang - Hiệu trưởng Trường Mầm non Bông Sen, TP Yên Bái, chia sẻ kinh nghiệm triển khai hiệu quả khi tập trung chỉ đạo xây dựng mô hình lớp điểm ở trường.
Không gian trải nghiệm sáng tạo của HS
Cần phải hiểu và biết việc
Theo bà Giang, việc đầu tiên cần làm là nắm được mục đích, yêu cầu, phương pháp xây dựng môi trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm (TMNLTLTT), để từ đó xây dựng kế hoạch giáo dục theo chương trình GDMN phù hợp với trẻ, với điều kiện thực tế của nhà trường. Hằng năm vào đầu năm học, hiệu trưởng xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ trong đó có nội dung kiểm tra đánh giá thực hiện chuyên đề "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm", phân công nhiệm vụ cho Phó hiệu trưởng - tổ trường chuyên môn tiến hành kiểm tra đánh giá.
Hàng năm nhà trường đã có kế hoạch tổ chức tuyên truyền các nội dung về tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm, sự phát triển toàn diện của trẻ ở lứa tuổi mầm non, sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần, sự hỗ trợ của các bậc cha mẹ về xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, một số những hoạt động tổ chức nhằm kích thích trẻ chủ động tham gia, các biện pháp chăm sóc giáo dục mà phụ huynh có thể kết hợp khi trẻ ở nhà.
Trẻ được vui chơi trong sân chơi an toàn, xanh, sạch đẹp
Sau khi thực hiện chuyên đề tại trường xong nhà trường tiến hành đánh giá kết quả thực hiện chuyên đề những nội dung đạt được và nội dung chưa đạt, GV xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện. Việc xây dựng tiêu chí hằng tháng được thực hiện để đánh giá có hiệu quả, tiến hành đến từng nhóm lớp để chấm điểm đánh giá kết quả thực hiện của các nhóm lớp. Qua kiểm tra đánh giá nhà trường đã kịp thời biểu dương GV thực hiện tốt chuyên đề, đồng thời nghiêm túc nhắc nhở rút kinh nghiệm với những GV thực hiện chưa có hiệu quả.
Cô Giang đặc biệt nhấn mạnh việc cần thiết phải đổi mới về xây dựng kế hoạch giáo dục, về phương pháp giảng dạy, hình thức tổ chức, sáng tạo trong việc tổ chức thực hiện chuyên đề. Tổ chức đánh giá sự tiến bộ của từng trẻ dựa trên mức độ đạt so với mục tiêu, trên cơ sở đó sử dụng kết quả đánh giá để xây dựng kế hoạch giáo dục, điều chỉnh kế hoạch giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục tiếp theo cho phù họp với khả năng, nhu cầu, sở thích, kinh nghiệm sống của trẻ và điều kiện thực tế của trường, lớp.
Vai trò quan trọng của giáo viên
Nhận thấy được tầm quan trọng của việc thực hiện chuyên đề "Xây dựng TMNLTLTT" nên công tác bồi dưỡng đội ngũ GV luôn được nhà trường quan tâm. Nhà trường đã tổ chức tập huấn chuyên đề xây dựng TMNLTLTT cho 100% cán bộ GV trong nhà trường vào tháng 9 hàng năm.
Bồi dưỡng chuyên đề cho đội ngũ áp dung các tiêu chí thực hành quan điểm LTLTT trong việc tổ chức xây dựng kế hoạch GD và tổ chức các hoạt động GDLTLTT thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn trường, tổ.
Việc thực hiện các chuyên đề GD đặc thù đã giúp GV hiểu rõ hơn về phương pháp GDLTLTT và biết cách vận dụng vào chương trình GDMN một cách hiệu quả giúp từng cá nhân trẻ phát triển toàn diện các kỹ năng, hiểu rõ cụ thể hơn giáo dục mỗi đứa trẻ đều có thể thành công nếu người lớn biết cách kích thích niềm say mê học hỏi, tìm hiểu, khám phá của trẻ.
GV đã có nhiều đổi mới sáng tạo về phương pháp tổ chức cho trẻ các hoạt chăm sóc và GD trẻ, qua các hoạt động hàng ngày, các hoạt động lễ hội, tham quan, trẻ được khám phá thực hành trải nghiệm một cách say sưa hứng thú trong các hoạt động.
Ảnh minh họa
Thông qua sinh hoạt chuyên môn tập trung và các buổi sinh hoạt chuyên đề, GV đã nắm được mục đích, yêu cầu, phương pháp xây dựng môi trường LTLTT trong trường mầm non. Xây dựng kế hoạch GD theo chương trình GDMN phù hợp với trẻ, với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương. Xây dựng, sắp xếp môi trường GD trong và ngoài lớp phù hợp. Đổi mới về xây dựng kế hoạch GD, về phương pháp giảng dạy, hình thức tổ chức, sáng tạo trong việc tổ chức thực hiện chuyên đề. Tổ chức các hoạt động GD phù hợp với khả năng, nhu cầu, sở thích, kinh nghiệm sống của trẻ và điều kiện thực tế của trường, lớp.
Qua khảo sát đánh giá sự phát triển của trẻ học kỳ, cả năm học nhìn chung trẻ đã có nhiều chuyển biến rất rõ nét cụ thể: 98% trẻ đến trường có kỷ năng giao tiếp với cô giáo, ông bà, bố mẹ, người lớn và bạn bè. Trẻ được trực tiếp trải nghiệm khám phá tìm tòi, biết quan sát và lắng nghe, biết đặt câu hỏi, biết suy nghĩ, liên tưởng phù hợp khả năng của trẻ làm trẻ thích thú, mạnh dạn, tự tin, tự mình khám phá, tự mình tham gia thực hành theo ý tưởng của trẻ đủ cả 5 lĩnh vực phát triển. Trẻ ngày càng hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động, các kỹ năng học tập cần thiết được rèn luyện thường xuyên tạo nền tảng tốt khi trẻ bước vào lớp 1.
Để thực hiện có hiệu quả chuyên đề thi " Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm" nhà trường đã luôn chú trọng xây dựng môi trường vật chất môi trường xã hội. Nhà trường và giáo viên xây dựng môi trường gần gũi thân thiện với trẻ, thường xuyên trò chuyện với trẻ, tạo bầu không khí vui tươi phấn khởi trong nhà trường và các lớp, tạo cơ hội cho trẻ được trò chuyện giao tiếp với cô giáo bạn bè và mọi người. trò chuyện với trẻ vào giờ đón trẻ, trong các hoạt động ở mọi nơi mọi lúc... - Nhà giáo Vũ Thị Hương Giang
Bảy cách giúp trẻ có một năm học thuận lợi Khi Covid-19 còn phức tạp, ngoài nâng cao sức khỏe cho trẻ, bạn nên gần gũi, dạy trẻ thêm nhiều kỹ năng và cách quản lý cảm xúc. Trong cuộc thăm dò vào tháng 5 của Gallup, công ty tư vấn và phân tích của Mỹ, 29% phụ huynh cho biết bị tổn hại sức khỏe tinh thần trong thời gian Covid-19 bùng...