Làm sao chấm dứt văn mẫu?
Một khẩu lệnh mà Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đưa ra cho năm học mới 2021 – 2022 là phải chấm dứt học và học theo văn mẫu.
Văn mẫu đang là một vấn nạn của ngành giáo dục.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo – Nguyễn Kim Sơn xuất thân từ khoa Văn của Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội, nên ông không khó khăn gì để nhận ra “văn mẫu dẫn tới triệt tiêu sự sáng tạo của thầy và trò”. Thế nhưng, làm sao chấm dứt văn mẫu, lại là một câu chuyện không đơn giản.
Văn mẫu bắt đầu từ đâu? Trước năm 1990, không hề có văn mẫu. Theo giới nghiên cứu thì phác thảo đầu tiên của văn mẫu là “Bộ đề thi và đáp án môn văn” do Giáo sư Phan Cự Đệ chủ biên, gồm hai tập có khoảng 200 đề văn và những đáp án sơ lược, dưới dạng gạch đầu dòng. Hình thức hướng dẫn sơ khai ấy, chưa đáng gọi là văn mẫu. Bởi lẽ, văn mẫu từng bước trở thành bài làm hoàn chỉnh, và giáo viên đọc cho học sinh chép nguyên văn, không sai một từ, không thiếu một dấu câu.
Học thuộc lòng văn mẫu để có điểm cao, khiến học sinh không chịu tư duy, chỉ chép ra chứ không hiểu hay dở thế nào. Nhiều học sinh ở trường đạt 10 điểm môn văn nhưng không biết thao tác cần thiết của một bài văn như thế nào, và càng không có khái niệm dàn ý ra sao. Thậm chí, 100 bài thi môn văn thì 99 bài giống nhau, kiểu “trong tác phẩm X em thích nhất là đoạn Y”.
Vậy, ai viết văn mẫu? Đều là những giáo sư, tiến sĩ cả. Biên soạn văn mẫu không khác gì một nghề có thu nhập cao, vì sách tái bản liên tục. Nhà văn Trần Đồng Minh (nguyên giáo viên Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM) từng bỏ công sưu tầm hơn 50 bài văn của các học sinh từng đoạt giải cao tại kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, để làm tài liệu giảng dạy rất tâm đắc. Tuy nhiên, khi nhà văn Trần Đồng Minh gợi ý xuất bản cuốn sách tập hợp những bài văn hay kia, thì nhiều nhà xuất bản lắc đầu từ chối, với lý do: “Văn mẫu phải chung chung một chút, chứ độc đáo và riêng biệt thì giáo viên và học sinh khó làm theo để đạt điểm cao”.
Văn mẫu tràn lan, không chỉ có văn mẫu cho bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông, mà còn có văn mẫu cho bậc tiểu học. Nhà giáo Nguyễn Đức Hùng có nhiều năm tham gia biên soạn văn mẫu, thú nhận: “Văn mẫu ở bậc trung học không nguy hại bằng bậc tiểu học. Chép văn mẫu là một tội trong giáo dục. Nó xuất phát từ việc người lớn không tin tưởng vào khả năng của học sinh. Đây là lỗi của người dạy nhưng xuất phát từ bệnh thành tích nặng nề, từ sự tham vọng ảo tưởng muốn mọi điểm số tuyệt đối. Ở góc độ xã hội, việc chép văn mẫu để có điểm cộng với việc lười đọc, lười tư duy sẽ dẫn đến việc tâm hồn trơ trọi, thái độ ứng xử khô khan, phỉ báng giá trị nhân văn, quay về giá trị thực dụng. Khi một bộ phận người quen việc lấy cái của người khác thành của mình, họ sẽ không còn biết xấu hổ”.
Khi nghe tin Bộ trưởng Bộ Giáo dục = Đào tạo- Nguyễn Kim Sơn muốn kết liễu tệ nạn văn mẫu, giáo sư Trần Đình Sử cho rằng, việc này bảo khó cũng rất khó vì phải rất công phu, nhưng bảo dễ thì cũng hoàn toàn có thể làm được. Hiện tượng văn mẫu chỉ mới xuất hiện trong 30 năm trở lại đây với xu hướng buông lỏng chỉ đạo trong giáo dục và nhiều thứ khác trong cả nước.
Giáo sư Trần Đình Sử.
Video đang HOT
Theo giáo sư Trần Đình Sử, sở dĩ “văn mẫu” lan tràn trong nhà trường là do lãnh đạo ngành giáo dục một thời dài đã không kiên quyết đổi mới cách học và cách thi, không đổi mới cách ra đề, vẫn áp dụng cách ra đề trong dó yếu cầu phần học thuộc là chủ yếu, khiến cho “văn mẫu” có đất dụng võ. Những năm gần đây đề thi quốc gia đã có thêm văn bản không thuộc sách giáo khoa để làm văn nghị luận, song vẫn còn kèm thêm một câu hỏi về bài văn học trong sách giáo khoa để cho học sinh chứng tỏ tài học thuộc, rất cũ. Vậy là vẫn còn dung dưỡng thói học đọc chép.
Muốn chấm dứt nạn “văn mẫu” thì trước hết phải kiên quyết thay đổi chỉ đạo cách dạy học văn, thay đổi cách ra đề văn trong bài tập và trong các kì thi. Đặc biệt cục khảo thí phải thay đổi triệt để cách ra đề của mình theo yêu cầu của chương trình mới. Nếu ngành giáo dục thay đổi thì các loại sách “văn mẫu” tự nhiên sẽ chết, vì sẽ không ai mua.
Sau khi được đích thân Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo Nguyễn Kim Sơn gọi điện nhờ hiến kế chấm dứt văn mẫu, giáo sư Trần Đình Sử bày tỏ: “Mở cuộc chiến chống tệ nạn dạy”văn mẫu”vào thời điểm này là rất đúng lúc. Vì chúng ta đang bước vào thực thi chương trình giáo dục mới. Bốn năm nữa là xong thời hạn viết sách giáo khoa mới và dạy theo chương trình mới và sách giáo khoa mới. Bốn năm tới sẽ là bốn năm tập dượt. Đây là thời điểm vàng để thực hiện triệt để theo chương trình mới. Xin đừng lấy lý do hiện vẫn có bộ phận học theo sách cũ để mà thi theo cách cũ. Hết bốn năm nữa, nếu thực hiện tốt, với tinh thần quyết liệt, chắc chắn chúng ta sẽ loại bỏ được văn mẫu. Và từ bốn năm sau, cách học mới sẽ được củng cố, trình độ học sinh sẽ dần dần được nâng lên theo chương trình mới”.
Cô giáo Nghệ An đề xuất giải pháp chấm dứt dạy, học theo văn mẫu, bài mẫu
Đổi mới từ cách dạy, cách học, cách ra đề thi mới nhịp nhàng. Nếu chỉ kêu gọi cơ sở đổi mới nhưng cách ra đề của Bộ vẫn như cũ thì rất khó làm thay đổi thực trạng
Tại tổ chức Hội nghị Tổng kết năm học 2020-2021 và triển khai nhiệm vụ năm học 2021-2022 đối với giáo dục Trung học vừa qua, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã lưu ý ngành giáo dục: Riêng với môn Ngữ văn, cần chấm dứt học theo văn mẫu, bài mẫu, dẫn tới triệt tiêu sự sáng tạo của thầy và trò.
Cô giáo Nguyễn Thị Thu, giáo viên Trường Trung học phổ thông Quỳnh Lưu 2, tỉnh Nghệ An (Ảnh N.V)
Có thể nói, chuyện giáo viên dạy theo văn mẫu, học sinh học thuộc văn mẫu đã trở thành căn bệnh thâm căn cố đế của ngành giáo dục chúng ta hiện nay. Vì thế, để xóa bỏ thói quen học và dạy văn thế này, chắc chắn không phải là điều đơn giản và rất khó thực hiện nếu không có cuộc đổi mới đồng bộ từ trung ương đến địa phương
Vì sao giáo viên và học sinh phải dạy và học theo văn mẫu, bài mẫu
Người viết bài đã có cuộc trò chuyện với cô giáo Nguyễn Thị Thu, giáo viên Trường Trung học phổ thông Quỳnh Lưu 2, tỉnh Nghệ An về vấn đề này.
Trước khi đưa ra những giải pháp, cô giáo Nguyễn Thị Thu đã chỉ ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng dạy và học theo văn mẫu, bài mẫu trong các trường học hiện nay xuất phát cả 2 yếu tố: giáo viên và học sinh.
a/ về phía giáo viên
Trong thực tế, vẫn còn một số giáo viên ít chịu khó học hỏi để thay đổi, vẫn luôn ỉ lại khuôn mẫu. Dạy những cái có sẵn bao giờ cũng dễ dàng hơn dạy những điều mới. Một số khác (đặc biệt là giáo viên trẻ) chưa được trải nghiệm, cọ sát thực tế như đi chấm thi học sinh giỏi văn, chấm giáo viên dạy giỏi nên chưa mạnh dạn thay đổi để tiếp cận cái mới.
Tuy thế, giáo viên không chịu đổi mới phần nhiều là do học sinh. Cô giáo Nguyễn Thị Thu lấy ví dụ: Ví như dạy lớp chọn, mình chuẩn bị cả tuần chỉ dạy 1 buổi thì hết kiến thức nên bắt buộc thầy cô phải chuẩn bị bài giảng kĩ, phải đọc nhiều, tìm hiểu nhiều. Dạy học sinh giỏi mà giáo viên không học thêm, không đầu tư có khi còn thua cả học trò.
Nhưng với học sinh không chịu học, không cần học thường giáo viên cũng chẳng cần chuẩn bị kiến thức, chỉ tìm cách để các em nghe, hiểu và nắm cách làm để không bị điểm thấp là đủ rồi.
Học sinh không đam mê, không thích học nên mình nói nhều cũng không lọt vào tai lại phí công chuẩn bị. Giáo viên lên lớp không cần soạn bài, không cần đọc thêm vì những học sinh này có chịu học đâu mà cần phải mới? Có em không đầu tư môn nào cũng không muốn học.
b/ về phía học sinh
Có những học sinh không biết gì, không ham học, không đam mê học và cả không thèm học. Gặp những học sinh thế này, buộc giáo viên phải dạy theo khuôn mẫu. Thường thì thầy cô phải cho những em này học thuộc lòng để chép vào bài cho có điểm.
Đó có thể là, một nguyên mẫu mở và kết bài về thơ, văn, để khi gặp đề bài nào cũng có thể chép vào được. Học thuộc để chép chứ không hề có cảm xúc vì căn bản các em không đam mê, không cần học.
Học sinh không chịu học được phân thành 2 nhóm. Những học sinh không thích môn học này vì chính các em đang dồn sức cho những môn học sẽ thi đại học.
Nhóm 2 là những em thật sự không biết gì, đến gần ngày thi vì sợ điểm thấp mới quay cuồng tìm cách học đối phó. Đã có lần, gần đến ngày thi có em đến nhờ cô dạy cho ít buổi.
Em nói mình không biết gì. Để giúp học sinh trong tình thế cấp bách thế, cô giáo đã phải ngồi ôn lại những kiến thức trọng tâm, phải lựa chọn đề để đối thoại và bày cho em cách làm bài tránh bị điểm liệt.
Cô giáo nói buộc phải hướng dẫn cái gì dễ hiểu nhất như việc cho khuôn mẫu để làm văn như cách làm mở bài, kết bài, còn thân bài vào đó thì tùy cơ mà ứng biến. Nhiều giáo viên đã không chịu tìm tòi, học hỏi cũng bởi thường xuyên dạy những đối tượng này. Vì có học hỏi, có đầu tư, có cháy hết mình trong bài giảng nhiều em cũng không nghe nên chán.
Những giải pháp chấm dứt học theo văn mẫu, bài mẫu, dẫn tới triệt tiêu sự sáng tạo của thầy và trò
Thứ nhất , giáo viên phải có tâm với nghề, biết đối tượng học sinh để khai thác độ đam mê về văn, phải biết khơi gợi cho các em yêu môn học chứ không nên chê bai để làm mất nguồn cảm hứng của các em, phải thực sự thu hút, thuyết phục học trò bằng những bài giảng hay.
Thứ hai , Ban chuyên môn nhà trường phải nắm được nguyện vọng của từng học sinh. Như ước muốn học khối nào? Có thế mạnh môn học gì? (dù điều này rất khó, như xem học bạ cấp 2, xem điểm thi vào 10, xem đơn nêu nguyện vọng của từng em).
Tránh xảy ra tình trạng xếp không đúng lớp, đúng ban để có em học gần hết lớp 12 mới xin chuyển ban, chuyển khối.
Nắm bắt đúng tâm tư nguyện vọng của học sinh để xếp cho các em học đúng lớp là cách không ép học trò và không ép mỗi giáo viên. Nếu một lớp, học sinh có lực học đều thì cả thầy và trò đều cảm thấy thoải mái.
Thứ ba , phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh, điều này là cần thiết và vô cùng quan trọng. Ví như bố mẹ thích cho con học lớp này, khối này mà con lại không thích và ngược lại.
Giáo viên phải là người nói chuyện trực tiếp với phụ huynh để thấu hiểu và cùng phối hợp cho con ngồi đúng lớp, đúng năng lực của các em, nhằm phát huy sự đam mê học tập.
Thứ tư , Bộ giáo dục cần đổi mới cách ra đề theo đúng hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học phát huy tính sáng tạo của học sinh.
Đổi mới phải từ cách dạy, cách học, cách ra đề thi thì mới nhịp nhàng. Nếu chỉ kêu gọi mình cơ sở đổi mới nhưng cách ra đề, cách chấm văn của Bộ vẫn như cũ hoặc không có sự đổi mới nhiều thì rất khó làm thay đổi thực trạng. Hành trình đổi mới phải từ trung ương rồi đến địa phương mới thật sự hiệu quả.
Từ yêu cầu mới nhất của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, cần thẳng tay dẹp bỏ nạn văn mẫu ! "Văn mẫu" là một trong những thứ có sức tàn phá dữ dội nhất đối với chất lượng môn văn trong nhà trường phổ thông của Việt Nam nhiều thập kỷ qua. Việc "chấm dứt" nó là một yêu cầu đúng đắn và cấp thiết. Ngay sau Hội nghị trực tuyến về Tổng kết năm học 2020-2021 và triển khai nhiệm vụ năm...