Làm sách nổi thực hiện Chương trình mới: Hành trình từ trái tim

Theo dõi VGT trên

Giáo viên Trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu (TPHCM) đã chủ động chuyển đổi nội dung sách giáo khoa chữ in sang sách chữ nổi (chữ Braille).

Làm sách nổi thực hiện Chương trình mới: Hành trình từ trái tim - Hình 1

Giáo viên hướng dẫn học sinh dò đọc sách đã được thầy cô vừa chuyển sang chữ nổi.

Điều này giúp học sinh khiếm thị có thể tiếp cận Chương trình GDPT 2018 một cách thuận lợi, nhanh chóng.

Mùa hè không nghỉ

Làm sách nổi thực hiện Chương trình mới: Hành trình từ trái tim - Hình 2

Cô Nguyễn Thị Thanh Huệ luôn quan tâm chia sẻ những khó khăn của học sinh.

Giáo viên trong trường đều xác định, dạy học sinh khiếm thị khó khăn hơn dạy học sinh bình thường rất nhiều lần. Do đó, khi nhận nhiệm vụ thầy cô luôn xác định đổi mới về tư tưởng, không hề nghĩ dạy các em sẽ áp lực. Trong những năm qua, nhà trường và giáo viên luôn cố gắng để đem lại một môi trường học tập chú trọng đến từng em, từ đó phát triển năng lực và kỹ năng tốt nhất giúp các em thành công ở những bậc học tiếp theo. Đặc biệt, thầy, cô giáo cũng luôn dạy dỗ các em biết quan tâm nhiều hơn đến người khác và thế giới xung quanh, biết chia sẻ và yêu thương.

Cô Nguyễn Thị Thanh Huệ

Trước khi bước vào năm học 2022 – 2023, để học trò có thể bắt kịp kiến thức mới trong Chương trình GDPT 2018, giáo viên Trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu đã dành nhiều thời gian để chuyển đổi sách giáo khoa thông thường sang sách chữ nổi cho học sinh lớp 3, lớp 7 và lớp 10. Điều đáng nói không chỉ năm học này, mà cả những năm trước đó, giáo viên ở ngôi trường đặc biệt này hoàn toàn không nghỉ hè. Tất cả thầy cô đều tập trung ở trường làm sách giáo khoa chữ nổi cho trò.

Cô Nguyễn Thị Thanh Huệ, Hiệu trưởng Trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu, chia sẻ, ngay từ tháng 5/2022, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã tổ chức họp các trường mù và phân đầu sách giáo khoa theo chương trình mới về các trường để thực hiện làm chữ nổi.

Trường Nguyễn Đình Chiểu được phân làm các môn của bộ sách Chân trời sáng tạo và Cánh diều lớp 3, lớp 7 và lớp 10 gồm Lý, Văn, Sinh, Tiếng Anh, Hóa. Các sách còn lại sẽ do các trường ở tỉnh, thành khác phụ trách, sau đó tổng hợp lại thành một bộ sách giáo khoa hoàn chỉnh để giảng dạy. Kỳ nghỉ hè nhưng giáo viên không có ngày nghỉ, mọi người đều tập trung lên trường để làm sách từ sáng tới chiều, với mục tiêu phải xong chương trình của học kỳ I để đem đi thẩm định.

“Từ năm học 2020 – 2021 đến nay, cứ vào hè là thời gian cao điểm của việc làm sách. Ban ngày, các thầy cô chuyển đổi phần sách của mình sang chữ nổi. Ban đêm, mọi người kiểm tra lại sách do đồng nghiệp khác thực hiện, vừa làm vừa kiểm tra lẫn nhau, chỉnh sửa nhiều lần.

Ngoài thời gian nghỉ hè, giáo viên cũng đã tận dụng thời gian nghỉ phòng đợt dịch Covid-19 trong mấy tháng liền để cùng hoàn thành bộ sách. Nhờ sự nỗ lực của thầy cô mà hàng năm khi bước vào năm học mới, học sinh đã có sách để học tập như các trường bình thường”, cô Huệ chia sẻ.

Được biết, khi triển khai Chương trình GDPT 2018, ngoài việc tập huấn theo khung chung của Bộ GD&ĐT về chương trình mới, về dạy sách giáo khoa mới, Trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu đã chủ động liên hệ mời các tác giả viết sách đến để có những hướng dẫn, trao đổi với các giáo viên.

“Sách giáo khoa bản in là thế, nhưng khi chuyển tải thành chữ nổi, hình ảnh không hề dễ dàng, nên cần phải trao đổi kĩ cũng như có những giải đáp từ phía tác giả viết sách”, cô Huệ nói.

Cũng theo chia sẻ của cô Huệ, học sinh thường nhìn thấy các hình ảnh, màu sách… nhưng các em khiếm thị lại khác. Các em phải sờ vào tranh, vào chữ để có thể hiểu được nội dung. Chính vì vậy, việc lựa chọn hình ảnh để chuyển sang hình nổi rất quan trọng.

Cô Huệ lấy ví dụ, với hình cụ già, phải cắt hình người, có cây gậy gắn vào, áo phải là giấy chà nhám để học sinh sờ vào có thể cảm nhận được, phải có tóc, râu… Giáo viên dùng dao, dùng cưa, dùng kéo để làm ra các hình nổi. Sau đó, hình nổi sẽ được in trên chất liệu giấy chuyên biệt để học sinh khiếm thị có thể nhận biết được đặc điểm của hình ảnh muốn truyền tải.

Video đang HOT

Những trang sách từ trái tim

Làm sách nổi thực hiện Chương trình mới: Hành trình từ trái tim - Hình 3

Giáo viên dùng thước, bút chì để định vị vị trí sẽ dán hình nổi vào trang phôi sách.

Không chỉ dịp hè mà từ khi bước vào năm học mới, cứ chiều thứ Sáu hàng tuần, tại phòng thiết bị thư viện Trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu, gần 40 giáo viên của trường lại tập trung làm sách nổi. Mỗi người một công việc như đ.ánh máy, dàn trang, dán hình, in ấn…

Cô Huệ cho biết: “Bộ sách giáo khoa lớp 1, lớp 2 và lớp 6 được hoàn thành từ năm ngoái. Trước đây, công việc này chủ yếu tập trung vào dịp hè. Nếu như những năm trước chỉ tập trung làm sách GDPT mới cho lớp 2 và lớp 6 thì năm nay còn có thêm sách lớp 10.

Số lượng sách nhiều hơn những năm trước, trong khi đó năm nay trường đang thiếu 8 giáo viên nên nhân lực làm sách cũng vì thế mà giảm đi. Hè vừa rồi, mặc dù các thầy cô đã rất nỗ lực nhưng chỉ hoàn thành sách cho học kỳ I của lớp 3, lớp 7 và lớp 10. Vì thế, các thầy, cô giáo đã thống nhất chiều thứ 6 hàng tuần sau khi họp chuyên môn sẽ bắt tay tiếp tục làm chữ nổi cho chương trình học kỳ II”.

Là giáo viên dạy Toán, làm chữ nổi tại Trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu từ năm 2012, thầy giáo Nguyễn Văn Thống có nhiệm vụ chuyển từng trang bản mềm sách giáo khoa sang chữ nổi trước khi đem đi in bằng máy chuyên dụng.

Vừa làm việc thầy Thống vừa nói: “Nhờ có phần mềm chuyển đổi nên công việc nhanh hơn. Tuy nhiên, mọi người phải đọc lại kỹ để chỉnh lỗi. Thường gặp nhất là sai chính tả hay các công thức Toán, Lý, Hóa. Riêng đối với những trang sách có hình thì công việc phức tạp hơn. Giáo viên sẽ chọn hình có thể chuyển sang tài liệu chữ nổi, thiết kế qua máy tính rồi cắt và dán thành trang có ảnh kèm chữ nổi để tạo phôi, sau đó mang đi ép đóng thành cuốn sách hoàn chỉnh”.

Làm sách nổi thực hiện Chương trình mới: Hành trình từ trái tim - Hình 4

Các thầy giáo tiến hành đóng sách thành từng cuốn.

Trong khi đó, các cô giáo thì cùng nhau làm các hình nổi trong sách môn Sinh học lớp 10 trước khi đem đi in. Các cô dùng thước, bút chì để định vị vị trí sẽ dán hình nổi vào trang phôi sách.

Cô Nguyễn Thị Ngọc Hân, giáo viên phụ trách khâu dán, cho biết, một buổi cô dán được khoảng 3 đến 4 trang, với những trang hình có nhiều chi tiết và nhiều chữ thì có khi cả buổi chỉ làm được 1 trang do phải liên tục tháo ra rồi làm lại.

Khoảng thời gian đầu làm sách mới chưa có máy móc, các cô phải cắt toàn bộ bằng tay, chi tiết nào cần làm nổi thì cắt nhiều hình dán chồng lên nên mất nhiều thời gian.

“Khó nhất là chuyển từ phần hình ảnh, bảng biểu của sách thành hình nổi. Bởi, không phải hình nào trong sách giáo khoa cũng có thể đưa vào sách nổi được. Chúng tôi phải chọn ảnh cần thiết nhất cho bài học hoặc hình nào mà học sinh khiếm thị sờ vào dễ dàng cảm nhận được. Tôi và mọi người phải chuyển làm sao để học sinh khi sờ vào có thể nhận biết được ý nghĩa của tấm hình ấy và có thể tư duy độc lập. Có những hình phức tạp, phải chuyển thành nhiều phần kèm theo mô tả”, cô Hân chia sẻ.

Trong ba tiếng làm sách vào buổi chiều thứ 6, tùy vào tay nghề, độ phức tạp của hình mà mỗi giáo viên làm được từ 2 đến 4 trang. Thậm chí, nhiều giáo viên còn mang về nhà. Thời gian nghỉ hè, họ gần như làm từ sáng đến tối, kể cả cuối tuần. Những trang sách nổi in xong lại được giáo viên cùng học sinh kiểm tra tiếp để xem còn các lỗi như chính tả, thiếu dấu, sai công thức, chữ nổi không đều…

Cô Hân bộc bạch: “Thực sự trong suy nghĩ, chúng tôi phải ráng làm sao để học sinh của mình khi sờ vào trang sách có thể đọc và hiểu được. Thầy cô cũng chỉ mong các em tiếp thu được nhiều kiến thức. Thấy các con học những cuốn sách chữ nổi do chính mình làm ra, mọi người ai cũng thấy hạnh phúc lắm!”.

Thuận lợi trong dạy và học

Làm sách nổi thực hiện Chương trình mới: Hành trình từ trái tim - Hình 5

Giáo viên giảng dạy kiến thức theo Chương trình, sách giáo khoa mới cho học sinh.

Ngày 14/2/2009, bộ sách giáo khoa chữ nổi do các thầy cô Trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu đã được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam ghi nhận kỷ lục “Bộ sách giáo khoa chữ nổi đầu tiên ở Việt Nam”. Trường đã tặng bộ sách này cho các trường khiếm thị của 20 tỉnh, thành.

Khi có bộ sách nổi theo Chương trình GDPT 2018, công việc giảng dạy của Trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu có nhiều thuận lợi, dễ dàng hơn. Trong quá trình dạy, thầy cô sẽ điều chỉnh thêm để phù hợp với học sinh, nhất là những em mới bước vào lớp 1.

Với học sinh tiểu học, thường giáo viên sẽ dạy đồng loạt, một bài cả lớp cùng học, cùng hoàn thành. Tuy nhiên, học sinh ở trường đặc biệt mỗi em một khả năng tiếp thu khác nhau, nên thầy cô dạy theo hướng cá thể. Cùng một lớp, nhưng có em học bài 5, có em vẫn loay hoay làm quen chữ nổi. Có em học 2, 3 năm mới xong lớp 1.

Cô Phạm Thị Thu Vân, giáo viên dạy lớp 1 Trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu phụ trách gần 10 trẻ khiếm thị, cho biết, cô đang cho học sinh làm quen với chữ nổi. Khi các em thuần thục thì việc dạy học chương trình mới cũng sẽ thuận lợi hơn.

Đối với học sinh lớp 1, giai đoạn đầu năm học giáo viên phải hướng dẫn các em sờ được sách giáo khoa chữ nổi, sờ chữ, hình, tìm bài học. Học sinh khiếm thị cần rèn luyện xúc giác để sờ được chữ, có tư duy tưởng tượng tốt mới sờ được hình. Song, nhiều em việc rèn kĩ năng sờ chấm chữ khó khăn vô cùng, bởi khả năng xúc giác không tốt.

“Khi có bộ sách giáo khoa chuyển đổi, công việc cũng thuận lợi hơn, học sinh nhìn vào, sờ vào và nghe cô giáo giảng sẽ hiểu được nội dung của bài học. Dạy học theo cá thể, nên ở trường đặc biệt quan tâm sự tiến bộ của học sinh. Mỗi em là một giáo án riêng”, cô Vân chia sẻ.

Phan Hùynh Khánh Linh, học sinh lớp 3 Trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu, chia sẻ: “Lúc đầu học sách nổi con cũng bỡ ngỡ lắm, phải mất gần 2 tháng mới quen được. Giờ đây, con đã thông thuộc sách nổi rồi. Nhờ có sách giáo khoa chữ nổi mà chúng con tiếp thu bài nhanh hơn. Các hình ảnh rõ nét, giúp con và các bạn hiểu và vận dụng vào bài tập hiệu quả hơn. Cảm ơn các thầy cô đã làm sách cho chúng con!”.

Đa dạng phương pháp, khơi gợi hứng thú khi dạy môn tích hợp

Triển khai dạy học môn tích hợp theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhiều trường học đã từng bước tháo gỡ những khó khăn bước đầu.

Đa dạng phương pháp, khơi gợi hứng thú khi dạy môn tích hợp - Hình 1

Cô Nguyễn Thị Lĩnh - Trường THCS Tố Như (Hoằng Hóa, Thanh Hóa) trong giờ dạy môn tích hợp Khoa học tự nhiên lớp 7.

Đồng thời, tập trung vào sự phát triển năng lực, kỹ năng của học sinh thay vì "học vẹt".

Từng bước tháo gỡ khó khăn

Năm học 2022-2023, Trường THCS Tố Như (Hoằng Hóa, Thanh Hóa) có 9 lớp, với tổng số 355 học sinh. Năm học này, nhà trường tiếp tục triển khai Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 đối với khối lớp 6, 7.

Cô Trần Thị Tuyết - Phó Hiệu trưởng nhà trường, phụ trách chuyên môn cho biết, thuận lợi đối với nhà trường khi triển khai Chương trình GDPT 2018 đó là đảm bảo số lượng giáo viên các bộ môn. Vì vậy, ngay sau khi có công văn chỉ đạo, nhà trường đã xây dựng kế hoạch, chương trình phù hợp với học sinh (HS), điều kiện của nhà trường và địa phương.

"Trên cơ sở đảm bảo về đội ngũ, nhà trường cũng căn cứ vào chuyên môn, năng lực và sở trường của từng giáo viên để phân công nhiệm vụ. Vì vậy, các thầy, cô giáo rất hài lòng, công tác giảng dạy cũng đi vào ổn định ngay từ đầu năm học", cô Tuyết nói.

Theo cô Tuyết, đối với những môn học tích hợp như Khoa học tự nhiên hiện vẫn do giáo viên phân môn Vật lý, Hóa học, Sinh học phụ trách. Trong khi đó, môn Lịch sử và Địa lý sẽ do giáo viên Lịch sử, Địa lý giảng dạy. Bởi vì là môn tích hợp, nên khó khăn trong công tác soạn bài, lên lớp, việc ghi chép của HS cũng không thuận tiện.

Đầu tư thời gian tìm hiểu, nghiên cứu bộ môn đã giúp cô Lê Thị Hải - Trường THCS Tố Như từng bước tháo gỡ khó khăn khi giảng dạy môn tích hợp Lịch sử và Địa lý. Ngoài tham gia tập huấn theo yêu cầu, cô Hải cũng tích cực tham gia các buổi sinh hoạt chuyên môn ở cả hai phân môn; dự giờ học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp,...

Đa dạng phương pháp, khơi gợi hứng thú khi dạy môn tích hợp - Hình 2

Em Lê Xuân Bình, lớp 7A, Trường THCS Tố Như (Hoằng Hóa, Thanh Hóa) tự tin thuyết trình trong giờ học môn Lịch sử và Địa lý.

"Nguyện vọng của tôi đó là vẫn muốn có những lớp chuyên sâu, để giáo viên có thể tự tin dạy được cả 2 phân môn trong 1 môn học tích hợp. Với phân môn đang phụ trách, tôi thường kết hợp nhiều phương pháp cả truyền thống lẫn hiện đại để xóa bỏ sự nhàm chán, khơi gợi hứng thú cho HS.

Đặc biệt, việc sử dụng triệt để đồ dùng trực quan như ti vi, máy chiếu, lược đồ, bản đồ,... cũng giúp học sinh tiếp thu bài một cách dễ dàng và hiệu quả hơn", cô Hải chia sẻ.

Phương pháp phù hợp theo chủ đề

Đ.ánh giá về môn Khoa học tự nhiên của Chương trình GDPT 2018, cô Nguyễn Thị Cẩm Tú - Trường THCS Minh Khai (TP Thanh Hóa) cho rằng, đây là môn học "mới nhưng lại không mới". Bởi, trên thực tế đó là sự tích hợp nội dung của các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học.

Vì vậy, hiện giáo viên của nhà trường vẫn thực hiện dạy song song cả 3 nội dung. Tuy nhiên, chủ đề chuyên sâu vào môn nào thì sẽ do giáo viên của môn đó phụ trách.

Theo cô Tú, ưu điểm của Chương trình mới đó là không đặt nặng về kiến thức, mà tập trung vào năng lực của HS. Đây là điều rất tốt, hướng vào sự phát triển năng lực, kỹ năng của HS, đồng thời bám sát yêu cầu của Chương trình GDPT 2018 đề ra.

Là môn khoa học gắn liền với thực tiễn đời sống, vì vậy phương pháp giảng dạy của giáo viên cũng cần phù hợp theo chủ đề. Với HS, để học tốt môn này, ngoài việc chăm chú nghe giảng, các em cũng phải chủ động trong việc học, từ việc chuẩn bị bài tập ở nhà theo yêu cầu, HS cũng cần thực hành nhiều hơn thay vì "học vẹt".

"Ở chương trình lớp 6, 7 hầu hết các chủ đề đều khá gần gũi với đời sống. Vì vậy, tôi thường bắt đầu bằng một sự vật, hiện tượng trong đời sống để tạo ra tình huống có vấn đề nhằm kích thích não bộ của học sinh trước khi vào bài học mới", cô Tú chia sẻ.

Đa dạng phương pháp, khơi gợi hứng thú khi dạy môn tích hợp - Hình 3

Cô Nguyễn Thị Cẩm Tú và học trò Trường THCS Minh Khai (TP Thanh Hóa).

Sau mỗi bài dạy, cô Tú cũng thường cho học trò vẽ sơ đồ tư duy về nội dung đã học để có cái nhìn tổng quát. Ngoài ra, cô Tú cũng thường xen kẽ trò chơi khi giảng dạy hoặc sử dụng phương pháp hội thảo thuyết trình. Với phương pháp này, HS sẽ chuẩn bị nội dung thảo luận để nảy ra vấn đề, từ đó giáo viên sẽ kết luận.

"Với Chương trình GDPT 2018 không đặt nặng về kiến thức, vì vậy HS hoàn toàn có đủ thời gian để làm bài", cô Tú nói.

Trong khi đó, cô Nguyễn Thị Lĩnh - Trường THCS Tố Như thường tận dụng triệt để công cụ hỗ trợ như máy chiếu, ti vi kết hợp nhiều phương pháp khi giảng dạy phân môn Vật lý của môn Khoa học tự nhiên lớp 6.

"Nhìn chung kiến thức của bộ môn Khoa học tự nhiên lớp 6 khá vừa sức với HS, các em cũng hào hứng với môn học. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là có tới 3 giáo viên phụ trách môn học nên kiến thức chưa được liền mạch", cô Linh chia sẻ.

"Môn Lịch sử và Địa lý giúp em thỏa sức khám phá các nền văn minh từ thuở sơ khai của các nước trên thế giới. Khi học môn này, em cũng rèn luyện các kỹ năng quan trọng như thuyết trình cùng sự tự tin đứng trước đám đông", em Lê Xuân Bình, lớp 7A, Trường THCS Tố Như chia sẻ.

"Sau hơn 1 năm làm quen và triển khai chương trình dạy môn tích hợp, hầu hết các thầy, cô đã làm quen với công việc này. Nhờ vậy, những khó khăn từng bước được tháo gỡ với sự phân công phù hợp, nhịp nhàng giữa các giáo viên", cô Trần Thị Tuyết - Phó Hiệu trưởng Trường THCS Tố Như (Hoằng Hóa, Thanh Hóa).

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Kinh hãi lời khai nghi phạm ra tay với cả nhà, từng lập lời thề 20 năm trước
13:34:02 24/06/2024
Vừa dắt tay Midu bước vào biệt thự hào môn, mẹ thiếu gia Minh Đạt loay hoay làm 1 hành động gây bất ngờ
13:51:23 24/06/2024
Midu ngày thường makeup xinh như 'ngọc nữ', đúng ngày trọng đại lại 'bất ổn'
12:35:23 24/06/2024
Thái Trinh tổ chức lễ ăn hỏi, diện mạo chú rể "ăn đứt" tình cũ Quang Đăng?
13:30:36 24/06/2024
Hằng Du Mục bị chồng làm khó dễ, buôn bán khó khăn, sống chật vật ở Trung Quốc?
15:08:55 24/06/2024
Choi Ji Woo thừa nhận xảy ra mâu thuẫn với chồng trẻ kém 9 t.uổi sau 6 năm kết hôn
12:41:47 24/06/2024
Taylor Swift là "ngoại lệ" của Hoàng tử William, vứt bỏ hình tượng để làm 1 điều
12:29:14 24/06/2024
Thùy Lâm: Nàng hậu không sử dụng tên thật lúc đăng quang, "ở ẩn" suốt 15 năm
15:39:13 24/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Ông Trump xác định bang quyết định thành bại trong bầu cử Tổng thống Mỹ

Thế giới

18:21:27 24/06/2024
Cuối tuần qua, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tới thuyết phục cử tri ở nơi là thành trì của đảng Dân chủ, cho rằng nếu giành chiến thắng ở đây thì sẽ thắng cử, trở lại Nhà Trắng.

Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai tung teaser hoành tráng và đầy chiêu trò, BB Trần liền vào "đòi công lý"

Tv show

18:02:33 24/06/2024
Qua đoạn teaser, netizen dễ dàng nhận thấy các anh tài không chỉ hát hay nhảy trên sân khấu mà còn kèm thêm nhiều tài lẻ khác như chơi nhạc cụ, đấu võ, thậm chí có thể còn làm cả... ảo thuật.

Những điều tâm linh ngành tiếp viên hàng không, loạt quy tắc ngầm khó ai dám cãi

Netizen

17:58:45 24/06/2024
Không chỉ bác sĩ pháp y mới cần hòa tan với những vấn đề tâm linh, mà hội trai xinh gái đẹp của ngành hàng không cũng phải đối mặt với nhiều hiện tượng và câu chuyện ma mị không kém, cùng những quy tắc ngầm chỉ người trong cuộc mới hiểu...

Kiều nữ trùm sòng bạc Macau lần đầu lộ diện bên Đậu Kiêu, tình trạng hôn nhân hậu ồn ào đổ vỡ gây chú ý

Sao châu á

17:58:39 24/06/2024
Ngày 25/6, tờ On đăng tải ảnh chụp ái nữ trùm sòng bạc Macau Hà Siêu Liên và tài tử Đậu Kiêu hẹn hò giản dị ở 1 quán vỉa hè tại Hong Kong (Trung Quốc).

VCS 2024 mùa Hè: Hủy diệt Team Secret, Vikings Esports thắng trận thứ hai

Mọt game

17:48:15 24/06/2024
Đối đầu đội tuyển mạnh Team Secret, Vikings Esports không gặp nhiều khó khăn để giành chiến thắng 2-0, theo đó giữ chuỗi bất bại tại VCS 2024 mùa Hè.

Ốc Thanh Vân ngày nào cũng khóc kể từ khi sang Úc định cư, CĐM xót xa

Sao việt

17:46:30 24/06/2024
Dõi theo cuộc sống trong khoảng nửa năm qua của Ốc Thanh Vân tại Úc, nhiều khán giả bày tỏ sự ngưỡng mộ trước độ chịu thương chịu khó, chăm chỉ, nỗ lực thích nghi môi trường mới của nữ diễn viên.

Liên tiếp xuất hiện 'hố tử thần' ở thành phố Cẩm Phả

Tin nổi bật

17:12:28 24/06/2024
Địa phương đã nhanh chóng xử lý các hố sụt và lập hồ sơ, ra thông báo đến các hộ dân có nguy cơ ảnh hưởng di dời đến nơi khác để đảm bảo an toàn.

Tinh tinh hoang dã biết tìm cây thuốc để trị bệnh, trị thương

Lạ vui

17:09:36 24/06/2024
Tinh tinh ăn rất nhiều loại thực vật nên việc hiểu là liệu chúng ăn loại cây nào đó do đói hay do tốt cho sức khỏe thật không đơn giản. Các nghiên cứu trong 2 thập kỷ qua đã cho thấy động vật có khả năng tự chữa bệnh.

Chồng "lằng nhằng" với đồng nghiệp nhưng vợ cũ của anh lại nhảy dựng lên rủ vợ mới đi đ.ánh g.hen

Góc tâm tình

17:06:20 24/06/2024
Tình huống bất ngờ, tôi tự nhiên bị treo máy không biết nên phản ứng ra sao. Đời ấy mà, chuyện gì cũng có thể xảy ra được.

Hôm nay nấu gì: Bữa tối ngon miệng với 3 món dễ nấu

Ẩm thực

16:59:49 24/06/2024
Bữa tối ngon miệng với 3 món ngon miệng mà dễ nấu. Mỗi món ăn đem lại sức hấp dẫn riêng, ai thưởng thức cũng sẽ thích.

Những lợi ích sức khỏe ít được biết đến của nước dưa chuột

Sức khỏe

16:39:18 24/06/2024
Kali, một khoáng chất có trong dưa chuột, đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh mức huyết áp. Ngoài ra, sự hiện diện của một số hợp chất trong dưa chuột, chẳng hạn như cucurbitacin, có thể có tác dụng hạ huyết áp.