Làm rõ vụ bác sĩ BV Bạch Mai đã triệt sản nhưng bệnh nhân vẫn có thai
Bác sĩ Dương Đức Hùng, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp ( BV Bạch Mai) cho biết, BV đang kiểm tra làm rõ sự việc một bác sĩ của bệnh viện đã triệt sản nhưng bệnh nhân vẫn có thai.
Ngày 6/12, chị Lê Thị S. (1977, Hai Bà Trưng, Hà Nội) phản ánh mặc dù đã triệt sản ở Bệnh viện Bạch Mai nhưng chị vẫn có thai.
Theo đó, ngày 15/2/2016, chị đến khoa Sản (BV Bạch Mai) để mổ sinh. Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Dư Dậu là người thực hiện ca mổ đẻ kết hợp triệt sản cho chị.
Nghĩ rằng đã được triệt sản, vợ chồng chị yên tâm với phương pháp kế hoạch này. Nhưng ngày 30/11 vừa qua chị lại biết mình có thai được 8 tuần.
Liên quan đến đến sự việc đã triệt sản tại BV Bạch Mai nhưng vẫn có thai, bác sĩ Dương Đức Hùng, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp (BV Bạch Mai) cho biết, BV đang kiểm tra làm rõ sự việc.
Theo BS Hùng, cần tìm hiểu rõ bệnh nhân có làm thủ thuật triệt sản hay không bằng cách kiểm tra lại giấy ra viện và tờ cách thức phẫu thuật đã gửi bệnh nhân khi ra viện.
Theo hồ sơ bệnh án, trước khi thực hiện thủ thuật vợ chồng chị Sinh đã phải ký vào bản cam kết đồng ý thực hiện triệt sản.
Video đang HOT
Nội dung bản cam kết như sau: “Sau khi nghe bác sĩ giải thích về bệnh tình, các nguy cơ, nguy hiểm có thể xảy ra. Tôi đề nghị bác sĩ mổ cho vợ tôi. Do vợ tôi đã 2 lần mổ và 3 người con, nên vợ chồng tôi đồng ý triệt sản”.
Phiếu cam kết đồng ý triệt sản của bệnh nhân tại Khoa Sản, Bệnh viện Bạch Mai.
Tuy nhiên, trong bệnh án, phần cách mổ ghi: Rạch bỏ đường ngang trên mu qua các lớp vào ổ bụng; rạch ngang đoạn dưới tử cung lấy ra 1 trẻ; lấy rau; lau buồng tử cung; khâu cơ tử cung; lau ổ bụng; phần phụ 2 bên bình thường; lấy đủ gạc; đóng bụng 3 lớp; lấy máu đọng âm đạo sau đó ký tên bác sĩ Dậu; không thấy phần nào ghi đã triệt sản.
Cách thức mổ được lưu trong bệnh án của bệnh nhân
Bác sĩ Nguyễn Dư Dậu, Khoa Sản Bệnh viện Bạch Mai – người trực tiếp thực hiện phẫu thuật cho bệnh nhân, cho biết, bệnh nhân mổ từ tháng 2/2016. Do mổ cho rất nhiều bệnh nhân nên bác sĩ Dậu không nhớ ai với ai.
“Khi bệnh nhân hỏi thì tôi cứ nói bừa”, bác sĩ Dậu nói.
Với trường hợp của sản phụ này, nếu có triệt sản thì vẫn có thể có có thai trong tỷ lệ cho phép. Năm đầu tỷ lệ có thai lại là 1%, những năm tiếp theo là 5%.
Theo Danviet
Choáng với hình ảnh mổ tim ứng dụng công nghệ 3D rõ nét
Ngày 7.11, tin từ Bệnh viện E cho biết, lần đầu tiên, các bác sĩ Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện E ứng dụng công nghệ 3D vào phẫu thuật tim mạch.
Bệnh nhân đầu tiên được phẫu thuật từ công nghệ 3D tại Trung tâm tim mạch - Bệnh viện E là bệnh nhân nữ Đ.T.T (68 tuổi, phố Trần Quang Khải, TP Nam Định). Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau ngực trái, khó thở, mệt mỏi và thể trạng rất gầy yếu, trọng lượng khoảng 34kg... Bệnh nhân cho biết, cách đây 6 tháng bệnh nhân đã được các bác sĩ phát hiện mắc bệnh thông liên nhĩ, thời gian gần đây, xuất hiện thường xuyên những cơn đau tức ngực trái, khó thở.
Các bác sĩ "sung sướng" phẫu thuật với các hình ảnh rõ nét (Ảnh BSCC)
Khám tại Trung tâm tim bệnh viện E các bác sĩ kết luận bệnh nhân phải can thiệp phẫu thuật do lỗ thông lớn, có nhiều lỗ (dạng sàng) đã gây hậu quả lên tim, phổi. Đồng thời trong quá trình làm chẩn đoán các bác sỹ phát hiện bệnh nhân còn bị hẹp nặng động mạch vành nuôi cơ tim cần phải can thiệp.
Nếu theo cách thức cũ, bệnh nhân sẽ được mổ mở bắc cầu động mạch vành và vá lỗ thông liên nhĩ trong tim. Cuộc phẫu thuật trở nên nặng nề do thể trạng bệnh nhân gầy yếu, bệnh lâu ngày ảnh hưởng nặng lên tim phổi. Hơn nữa phương pháp mổ mở thông thường phải cưa mở toàn bộ xương ức có nhiều rủi ro vì tình trạng xương ức của bệnh nhân cao tuổi, gầy yếu thường mỏng manh, dễ vỡ, khó liền trong thời kỳ hậu phẫu.
GS.TS Lê Ngọc Thành - Giám đốc Bệnh viện E là người trực tiếp tiến hành ca mổ này. Theo hội chẩn của các bác sĩ, nếu thực hiện phẫu thuật ngay theo quy trình thông thường, nguy cơ rủi ro rất cao. Bởi vậy, các bác sĩ đã quyết định áp dụng công nghệ mới vào giải quyết ca bệnh này: động mạch vành hẹp sẽ được tái thông bằng biện pháp không mổ đặt stent qua da, sau đó phẫu thuật nội soi toàn bộ sử dụng công nghệ 3D chỉ qua các lỗ nhỏ thành ngực đóng lỗ thông liên nhĩ trong tim.
GS Thành khẳng định: Với hệ thống máy nội soi 3D hiện đại giúp cho ca mổ thành công tốt đẹp. Bệnh nhân hồi phục rất nhanh sau mổ: chưa đầy 1 ngày sau mổ tim đã tỉnh táo ra bệnh phòng và xuất viện sau 5-6 ngày. Các dấu vết để lại chỉ là các vết sẹo nhỏ 1-1,5cm ở các góc khuất cơ thể.
Dưới đây là một số hình ảnh của ca phẫu thuật:
GS Thành khẳng định, đây là lần đầu tiên công nghệ 3D được ứng dụng ở Việt Nam. Công nghệ 3D làm cho phẫu thuật trở nên vô cùng "thật": phẫu trường rõ nét (quả tim, mạch máu, phổi...) giúp phẫu thuật viên tiến hành thao tác thuận lợi, rút ngắn thời gian mổ và hạn chế các tình huống rủi ro. Đặc biệt, chi phí điều trị và phẫu thuật áp dụng công nghệ 3D của bệnh nhân không tăng thêm so với mổ nội soi toàn bộ thông thường (không có công nghệ 3D hỗ trợ).Tại Trung tâm tim mạch - Bệnh viện E, các bác sĩ không chỉ ứng dụng công nghệ 3D vào phẫu thuật vá thông liên nhĩ nội soi toàn bộ mà còn triển khai áp dụng cho nhiều bệnh lý khác: sửa chữa một số dị tật tim bẩm sinh, sửa van, thay van tim, lấy các khối u trong tim, phẫu thuật bệnh lý lồng ngực...
Theo Danviet
Triệt sản rồi vẫn mang bầu lần 4, bà mẹ 3 con bức xúc Sau 3 lần mổ đẻ, chị L.T.N.S. (Hà Nội) đã đề nghị bác sĩ được triệt sản để tránh mang thai ngoài ý muốn nhưng mới đây chị S. bất ngờ "vỡ kế hoạch", mang thai lần thứ 4 và buộc phải bỏ thai. Hồ sơ bệnh án không có thông tin về việc đã triệt sản cho chị S. dù gia đình...