Làm rõ việc sử dụng 30.000 tỷ đồng dành cho bất động sản
Đến nay, cả nước đã có 47 dự án đăng ký chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội. Bộ Xây dựng cũng đã có ý kiến chính thức làm rõ việc sử dụng nguồn vốn 30.000 tỷ đồng trước một số thông tin đăng trên báo chí gần đây.
47 dự án nhà ở thương mại chuyển đổi thành nhà ở xã hội
Bộ Xây dựng vừa có báo cáo lên Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải về tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ về gói tín dụng 30.000 tỷ đồng cho vay hỗ trợ nhà ở.
Theo đó, tính đến trung tuần tháng 7/2013, cả nước đã có 47 dự án đăng ký chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội, với quy mô xây dựng khoảng 33.000 căn hộ, tổng mức đầu tư khoảng 19.000 tỷ đồng; 16 dự án nhà ở thương mại đăng ký điều chỉnh cơ cấu căn hộ, với quy mô thiết kế ban đầu khoảng 4.700 căn hộ, nay xin điều chỉnh tăng lên 6.600 căn hộ.
Bộ Xây dựng cũng đã có văn bản đề xuất 30 danh mục dự án nhà ở xã hội và dự án chuyển đổi nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội để Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng thương mại được giao triển khai thực hiện việc cho vay xem xét, thẩm định theo quy định.
Đã có 47 dự án nhà ở thương mại được chuyển đổi thành nhà ở xã hội (ảnh minh họa)
Đến thời điểm này, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản xác nhận đăng ký hợp đồng cho vay đối với 02 doanh nghiệp (Công ty cổ phần Vicoland là chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội tại tỉnh Thừa Thiên – Huế với số tiền là 117,7 tỷ đồng và Công ty cổ phần Tư vấn – Thương mại – Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân là chủ đầu tư dự án chuyển đổi sang nhà ở xã hội tại TP Hồ Chí Minh với số tiền là 540 tỷ đồng); ngoài ra đã giải ngân cho Công ty cổ phần Vicoland với số tiền là 34 tỷ đồng.
Video đang HOT
Đối với hộ gia đình, cá nhân, các ngân hàng thương mại đã giải ngân được khoảng 11 tỷ đồng cho 56 khách hàng.
Hiện nay, các ngân hàng được giao thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP đã nhận được nhiều hồ sơ xin vay và đang tích cực triển khai tiến hành việc thẩm định để cho vay theo quy định.
Làm rõ việc sử dụng nguồn vốn 30 nghìn tỷ đồng
Cũng tại báo cáo này, Bộ Xây dựng đã làm rõ quan điểm của ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh đã trả lời trên báo chí rằng: “Xây dựng nhà ở xã hội là rất đáng hoan nghênh nhưng phải sử dụng nguồn vốn khác. Theo Nghị quyết số 02/NQ-CP thì gói 30.000 tỷ đồng chỉ dùng để giải phóng hàng bất động sản tồn kho, tạo điều kiện cho đối tượng chính sách, dân nghèo tiếp cận được nhà ở dưới 70 m2, giá dưới 15 triệu đồng/m2″.
Bộ Xây dựng khẳng định ý kiến này là không đúng với nội dung quy định của Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ. Bởi Nghị quyết 02 đã quy định rõ đối tượng được vay vốn của gói tín dụng 30.000 tỷ đồng từ nguồn cho vay tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước là hộ gia đình, cá nhân được vay vốn để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội và thuê, mua nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70 m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2.
Nghị quyết cũng quy định đối tượng được vay vốn là doanh nghiệp xây dựng nhà ở xã hội, doanh nghiệp chuyển đổi công năng dự án nhà ở thương mại sang thành nhà ở xã hội.
Trước ý kiến về việc chỉ nên dành gói hỗ trợ 30.000 tỷ để hỗ trợ việc giải phóng hàng tồn kho bất động sản và cho các chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại có quy mô dưới 70 m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 đang xây dựng được vay, Bộ Xây dựng cũng cho rằng việc này không phù hợp với Nghị quyết 02.
Bởi theo Bộ Xây dựng, hàng tồn kho bất động sản không chỉ bao gồm các sản phẩm nhà ở thương mại đã hoàn thành hoặc đang xây dựng dở dang mà còn bao gồm cả các dự án đã triển khai việc giải phóng mặt bằng, đã đầu tư hạ tầng kỹ thuật hoặc đã đầu tư xây dựng một phần công trình…
Hầu hết các dự án nhà ở xã hội được triển khai đều được xây dựng trên quỹ đất 20% của các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị mới. Để có quỹ “đất sạch” 20%, các doanh nghiệp (và cả khách hàng góp vốn) đã đầu tư chi phí để giải phóng mặt bằng, đầu tư các công trình hạ tầng thiết yếu.
“Như vậy, việc sử dụng gói hỗ trợ để cho vay đối với các chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, dự án nhà ở thương mại chuyển đổi sang nhà ở xã hội là giải pháp nhằm thực hiện “mục tiêu kép”, đó là vừa góp phần giải quyết nhà ở cho các đối tượng gặp khó khăn, đồng thời vừa giải quyết tồn kho bất động sản, vật liệu xây dựng và các hàng hoá khác” – đại diện lãnh đạo Bộ Xây dựng khẳng định.
Theo Dantri
Chuyển nhượng vốn: kẻ cười, người khóc!
Cùng là thoái vốn nhưng "thế bán" của mỗi DN lại khác nhau. Tất cả phụ thuộc vào "chất lượng" tài sản DN đang nắm giữ.
Cắt "cục nợ"...
Sáng 11/3, ĐHCĐ bất thường của CTCP Địa ốc 11 đã diễn ra tại TP. HCM tại TP. HCM. Theo thông tin công bố từ Công ty thì ĐHCĐ đã đồng ý với kế hoạch chuyển nhượng toàn bộ 40% vốn mà D11 đã góp vào Công ty TNHH Bất động sản Đại Hưng Phú. D11 dự kiến sẽ thu về 140 tỷ đồng, bằng với số tiền mà Công ty đã góp vào Đại Hưng Phú cách đây gần 4 năm.
Khoản đầu tư vào Vĩnh Hảo của GMD mang lại khoản lãi gần 140 tỷ đồng
Theo Bản cáo bạch, tháng 9/2009, Công ty TNHH Bất động sản Đại Hưng Phú được thành lập nhằm mục đích triển khai Dự án Khu nhà ở trên diện tích khoảng 1,75 héc-ta tại Lô số 6, Khu đô thị Phát triển An Phú, quận 2, TP. HCM. Giá trị góp vốn của D11 vào công ty này là 140 tỷ đồng, tương đương 40% vốn, được thực hiện dưới hình thức góp quyền sử dụng đất. Theo chứng thư thẩm định giá thì giá trị quyền sử dụng khu đất trên là 331,7 tỷ đồng. Chênh lệch giữa giá trị quyền sử dụng đất với giá trị vốn góp là 191,78 tỷ đồng sẽ được hoàn trả cho D11 (tuy nhiên, BCTC kiểm toán năm 2011 của D11 chưa ghi nhận số tiền này).
Dự án City Horse, gọi theo Báo cáo thường niên 2011 là Lexington Quận 2 dự kiến sẽ được xây dựng trên khu đất An Phú, Quận 2. Đây là dự án căn hộ - trung tâm thương mại, đang trong giai đoạn điều chỉnh quy hoạch, với 20 - 25 tầng, ước tổng mức đầu tư 2.000 tỷ đồng. Theo kế hoạch, việc xây dựng bắt đầu từ năm 2011 và đến 2013 - 2014 sẽ bàn giao nhà. Bản cáo bạch cũng cho biết, Dự án ước mang về gần 190 tỷ đồng lợi nhuận.
Tuy nhiên, việc triển khai Dự án đã bị chậm trễ và tình trạng chậm trễ dự báo sẽ còn kéo dài, ảnh hưởng không thuận lợi đến hoạt động kinh doanh của D11. Đây là một trong những lý do để D11 quyết chuyển nhượng vốn góp tại Đại Phú Hưng, để có vốn duy trì hoạt động Công ty và tiếp tục đầu tư các dự án dang dở. Theo phương án mà D11 vạch ra, nếu chuyển nhượng thành công, việc phân bổ vốn sẽ là dành 10 tỷ đồng cho hoạt động trả cổ tức, 40 tỷ đồng cho Dự án 7A Thoại Ngọc Hầu, 40 tỷ đồng cho Dự án 205 Lạc Long Quân và 20 tỷ đồng cho Dự án Phú Mỹ, quận 7...
D11 dự kiến sẽ thực hiện chuyển nhượng vốn theo hình thức đấu giá công khai. Nhưng theo giới quan sát, trong bối cảnh thị trường bất động sản ảm đạm và không riêng D11 muốn chuyển nhượng vốn góp, rất khó tìm được người chịu bỏ số tiền hàng trăm tỷ đồng để mua lại cổ phần ở Đại Hưng Phú. Chưa kể, Dự án City Horse mà Đại Hưng Phú được thành lập để triển khai hiện chỉ mới dừng ở giai đoạn bổ sung thủ tục.
...và chốt lời
Nếu D11 còn băn khoăn tìm người nhận chuyển nhượng vốn góp thì CTCP Đại lý Liên hiệp vận chuyển (GMD) lại khác. Ngày 31/1/2013, GMD đã chính thức hoàn tất giao dịch chuyển nhượng hơn 2 triệu cổ phần ở CTCP Nước khoáng Vĩnh Hảo cho một đối tác không được tiết lộ. Tuy nhiên, căn cứ vào thông tin Masan mua vào cổ phiếu Vĩnh Hảo đúng bằng số cổ phiếu mà GMD bán đi cùng thời điểm, nhiều khả năng đối tác ấy là Masan. Masan đã chi 85.000 đồng cho 1 cổ phiếu Vĩnh Hảo. Tính ra, GMD lãi gần 140 tỷ đồng từ khoản đầu tư này.
GMD đã đầu tư và trở thành cổ đông lớn nhất ở Vĩnh Hảo từ năm 2010. Đây là khoản đầu tư tài chính thuần túy và với việc "chọn mặt gửi tiền" đúng đắn, khoản đầu tư đã sinh lời gấp 4 lần so với giá trị ban đầu.
Thực tế, Vĩnh Hảo là thương hiệu nước khoáng nổi tiếng, hoạt động trong ngành thực phẩm - đồ uống rất hấp dẫn hiện nay. Về phần kinh doanh, tuy lợi nhuận năm 2011 và năm 2012 của Vĩnh Hảo còn ở mức khiêm tốn vài chục tỷ đồng/năm, nhưng căn cứ trên quy mô vốn 81 tỷ đồng và mức tăng trưởng lợi nhuận năm 2011 đạt 75%, đây là kết quả khả quan. Tập đoàn Masan đã nhìn thấy ở Vĩnh Hảo nhiều tiềm năng nên sẵn sàng trả giá cao để giành quyền mua lại cổ phần Vĩnh Hảo từ GMD.
Rõ ràng, không phải thời điểm mà chính chất lượng tài sản mới là yếu tố giúp DN thuận lợi hay khó khăn trong các kế hoạch thoái vốn.
Theo Dantri
Tâm lý chờ đợi bao trùm thị trường địa ốc Doanh nghiệp chờ chính sách, khách hàng đợi giá nhà chạm đáy... làm địa ốc vốn khó khăn càng thêm trì trệ. Phát triển nhà xã hội là giải pháp tốt vực thị trường nhưng các chuyên gia cảnh báo cần thận trọng tránh lợi ích nhóm. Lãnh đạo một doanh nghiệp địa ốc cho hay, hiện khó khăn của doanh nghiệp ông...