Làm rõ các loại hình cơ sở giáo dục
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có Báo cáo Giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi), trong đó có nội dung liên quan đến các loại hình cơ sở giáo dục.
Ảnh minh họa/internet
Cụ thể:
Một số đại biểu đề nghị làm rõ các loại hình nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân và nguyên tắc chuyển đổi loại hình trường nhằm xác định rõ tính chất hoạt động của các trường tư thục.
Tiếp thu ý kiến đại biểu, Dự thảo Luật chỉnh lý quy định cụ thể nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được tổ chức theo các loại hình trường công lập, trường dân lập và trường tư thục.
Trường tư thục được phân loại theo nguồn gốc chủ sở hữu vốn, gồm trường tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài đầu tư; theo tính chất hoạt động, gồm trường tư thục và trường tư thục hoạt động không vì lợi nhuận; bổ sung nguyên tắc chuyển đổi loại hình trường tư thuc theo hướng chỉ chuyển đổi tư trường tư thục sang trường tư thục hoạt động không vì lợi nhuận và giao Chính phủ quy định cụ thể (Điều 47).
Có ý kiến đề nghị cân nhắc hệ thống các trường dân tộc nội trú, quy định điều kiện học sinh được học trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học; đề nghị quy định chính sách hỗ trợ ăn, ở sinh hoạt (ký túc xá) cho học sinh dân tộc thiểu số học tại các trường phổ thông.
Video đang HOT
Theo quy định của pháp luât, tre em trong đô tuôi đêu đươc đên trương. Riêng vơi cac trương dân tôc nôi tru, UBTVQH cho rằng đây là chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước đối với con em dân tộc thiểu số, đã đươc thực hiện ôn đinh va phát huy tác dụng trong nhiều năm qua.
Vì vậy, UBTVQH đề nghị giữ như quy định của Dự thảo Luật, đồng thời tiếp thu ý kiến đại biểu, bổ sung khoản 3 Điều 61: “Chính phủ quy định điều kiện học sinh được học trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học”.
Về đề nghị quy định chính sách hỗ trợ cho học sinh dân tộc thiểu số học tại các trường phổ thông, UBTVQH cho rằng, đây là một chính sách mới, để bảo đảm tính khả thi cần có khảo sát, đánh giá tác động và tổng kết sau đó mới quy định trong Luật. Vì vậy, đề nghị không bổ sung vào Dự thảo Luật.
Một số ý kiến đề nghị quy định cụ thể trong Luật về mô hình trường công lập chất lượng cao và quy định rõ về mô hình trường phổ thông có nhiều cấp học.
Đối với mô hình trường công lập chất lượng cao: UBTVQH cho rằng, việc nâng cao chất lượng giáo dục là nhiệm vụ cua các cơ sở giáo dục, không phân biệt trường công lập, trường tư thục. Về quan điểm chung, theo tinh thần của Hiến pháp, Nha nươc có trach nhiêm ưu tiên tâp trung chăm lo giao duc đại trà và bồi dưỡng tài năng; đam bao công băng trong quyên tiêp cân giao duc, tưng bươc phô câp giao duc, trong đo quan tâm giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn…
Theo đo, Dự thảo Luật không quy định cơ sở GDMN, GDPT công lập chất lượng cao để bảo đảm môi trường học đường bình đẳng trong các cơ sở giáo dục công lập.
Đồng thời quy định khuyến khích phát triển giáo dục chất lượng cao ở các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục nhằm huy động sự chia sẻ, tham gia của cộng đồng, của xã hội, đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của người học (Điều 17).
Về mô hình trường phổ thông có nhiều cấp học, UBTVQH cho rằng, trong xa hôi luôn tôn tai cac loại hình trường và cơ sở giáo dục khac nhau. Theo đó, Dự thảo Luật quy định về trường phổ thông nhiều cấp học (tiểu học, THCS, THPT) phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi địa phương theo tinh thần đổi mới hệ thống tổ chức quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập (Điều 33).
Hải Minh
Theo GDTĐ
LHHVN tổ chức hội thảo Góp ý kiến Dự thảo Luật Giáo dục
Sáng nay 5/4 tại trụ sở Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã diễn ra hội thảo Góp ý kiến Dự thảo Luật Giáo dục.
Buổi hội thảo Góp ý kiến Dự thảo Luật Giáo dục(sửa đổi) do TSKH. Nghiêm Vũ Khải - Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp hội Việt Nam) và TS. Phạm Tất Thắng (Phó Chủ nhiệm Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội) làm chủ tọa.
Ngoài ra, hội thảo còn có sự góp mặt của GS.TS Nguyễn Minh Thuyết (nguyên Đại biểu Quốc hội), GS.TS Nguyễn Ngọc Phú (Hội Tâm lý Giáo dục), PGS.TS Phạm Bích San, PGS.TS Bùi Thị An cùng nhiều đại biểu được mời tham dự.
THKS. Nghiêm Vũ Khải phát biểu tại hội thảo.
Tại Hội thảo Góp ý kiến Dự thảo Luật Giáo dục, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết đã nêu ý kiến bổ sung về phạm vi điều chỉnh "Luật Giáo dục quy định về hệ thống giáo dục quốc dân; nhà trường, cơ sở giáo dục khác; nhà giáo, người học; quyền, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục; quyền, trách nhiệm của gia đình và xã hội đối với hoạt động giáo dục; quản lý nhà nước về giáo dục".
Về mục tiêu giáo dục, ông Thuyết cho rằng luật Giáo dục cần thể hiện cả 2 mục tiêu của giáo dục: Mục tiêu chung: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; Mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực của con người.
Trong buổi hội thảo, nhiều chuyên gia cũng đóng góp ý kiến về tính chất, nguyên lý giáo dục: nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục khoa học, dân tộc, nhân văn, lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin từ tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. Mặt khác, hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
Bên cạnh đó, GS.TS Nguyễn Ngọc Phú (Hội Tâm lý Giáo dục) cho rằng nên có quy định học sinh không đạt kết quả được tiếp tục học theo lớp nhưng phải thi lại những môn chưa đạt yêu cầu. Nhà trường có trách nhiệm cử giáo viên hướng dẫn những học sinh này. Trong trường hợp cần thiết, nhà trường có thể mời chuyên gia giáo dục, chuyên gia tâm lý tư vấn cho học sinh, cha mẹ học sinh và nhà trường để giúp những học sinh này đạt được yêu cầu.
Tại phiên thảo luận, các chuyên gia và các nhà khoa học cũng đã trao đổi, tranh luận sôi nổi về giáo dục hướng nghiệp, trình độ chuẩn của nhà giáo, việc phân công công tác cho sinh viên sư phạm sau khi tốt nghiệp, quản lý nhà nước...
Phát biểu kết luận và kết thúc hội thảo, TSKH. Nghiêm Vũ Khải khẳng định về cơ bản các ý kiến đồng thuận với Dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi), nhưng vẫn còn 1 số vấn đề có quan điểm khác nhau, cảm ơn về các đóng góp thiết thực, sôi nổi của các đại biểu, mong muốn các nhà khoa học, các chuyên gia cần có mục tiêu sửa đổi đánh giá lại kinh nghiệp trong hơn 10 năm qua trên cơ sở phát huy, khắc phục những bất cập, những vấn đề chưa cân đối trong nhà trường.
Quý An
Theo kienthuc.net.vn
Không nên để trường ngoài công lập "tự bơi" Các địa phương phải xem xét kỹ việc thành lập trường ngoài công lập. Nếu đã cho thành lập trường thì không để các trường "tự bơi"... Chính phủ vừa gửi tới Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo kết quả lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi). Một trong những điều đáng chú ý mà...