Lạm phát tại Anh cao nhất trong hơn 10 năm
Nước Anh đang đối mặt với tình trạng “bão” giá với giá cả các mặt hàng trong tháng 4 tăng 2,7% so với cùng kỳ năm 2021, đánh dấu tỷ lệ lạm phát lên mức cao kỷ lục kể từ tháng 9/2011.
Thông tin trên được Hiệp hội Bán lẻ Anh (BRC) công bố ngày 4/5.
Khách chọn mua hàng tại một siêu thị ở London, Anh. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo BRC, lạm phát phi thực phẩm trong tháng 4 vừa qua đã tăng 2,2% – mức cao nhất kể từ khi Anh bắt đầu thống kê số liệu này vào năm 2006. Trong khi đó, lạm phát thực phẩm tăng 3,5% – mức tăng cao nhất kể từ tháng 3/2013. Giám đốc điều hành BRC, bà Helen Dickinson, cho biết nguyên nhân khiến giá cả các mặt hàng tại Anh tăng “phi mã” là do tác động của giá năng lượng tăng và cuộc xung đột ở Ukraine. Theo bà Dickinson, giá thực phẩm toàn cầu đã đạt mức cao kỷ lục, tăng tới 13% riêng trong tháng 4, thậm chí giá dầu ăn và ngũ cốc còn cao hơn.
Cùng chung nhận định trên, ông Mike Watkins, một chuyên gia thuộc công ty phân tích dữ liệu và đo lường toàn cầu NielsenIQ, cho biết lạm phát tại Anh “không hề có dấu hiệu giảm bớt”.
Thông tin được BRC đưa ra phù hợp với mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) chính thức của Anh. BRC đã nghiên cứu giá cả của các mặt hàng thường được mua nhất trong các cửa hàng, trong khi chỉ số CPI bao gồm nhiều loại hàng hóa và dịch vụ gia dụng hơn.
Dữ liệu cho thấy CPI của Anh đã tăng 7% trong tháng 3 – mức cao kỷ lục trong vòng 30 năm và dự kiến chỉ số này sẽ còn cao hơn nữa, chủ yếu do giá năng lượng cao hơn nhiều kể từ tháng 4.
Lạm phát tại Anh lên mức cao nhất trong gần một thập kỷ
Theo Cơ quan Thống kê Quốc gia Anh (ONS), lạm phát của nước này trong tháng 10 đã tăng lên 4,2%, mức cao nhất kể từ tháng 11/2011.
Nguyên nhân là do giá năng lượng tăng và nhu cầu tiêu dùng nhảy vọt trong giai đoạn hậu phong tỏa do dich COVID-19.
Cảnh vắng vẻ trên đường phố tại London, Anh ngày 8/5/2020 trong bối cảnh dịch COVID-19 lan rộng. Ảnh: THX/TTXVN
Trước đó, lạm phát của Anh trong tháng 9 là 3,1%, cao hơn so với mục tiêu chính phủ đề ra là 2%, từ đó làm dấy lên đồn đoán về khả năng Ngân hàng trung ương Anh (BoE) sẽ tăng lãi suất. Nhà kinh tế trưởng của ONS Grant Fitzner nhận định nguyên nhân khiến lạm phát trong tháng 10 tăng lên mức cao nhất trong gần một thập kỷ là do gia tăng chi phí năng lượng, nhiên liệu, giá thành của ô tô cũ, giá dịch vụ tại các nhà hàng và khách sạn.
Việc thiếu hụt chip bán dẫn trên toàn thế giới đã gây khó khăn cho ngành sản xuất ô tô, từ đó đẩy giá thành xe đã qua sử dụng lên cao. Bên cạnh đó, tình trạng gián đoạn nguồn cung trên toàn cầu và chi phí nguyên liệu tăng cao đã góp phần khiến lạm phát gia tăng.
Mặc dù BoE đã quyết định duy trì lãi suất ở mức thấp kỷ lục là 0,1% trong tháng 11, song nhiều khả năng ngân hàng sẽ nâng lãi suất trong những tháng tới để kìm hãm đà tăng của lạm phát. Trong bối cảnh nhiều quốc gia mở cửa sau trở lại sau phong tỏa do dịch bệnh, các doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu về dịch vụ và hàng hóa, kéo theo lạm phát lên cao, ảnh hưởng đến chi phí sinh hoạt của người dân.
Các thị trường đang kỳ vọng trong tháng này, BoE sẽ lần đầu tiên nâng lãi suất trong hơn 3 năm. Chuyên gia kinh tế Anh Yael Selfin của công ty kiểm toán KPMG dự đoán xu hướng lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp giảm sẽ là nhân tố khiến BoE quyết tâm nâng lãi suất vào tháng 12 tới.
Biến thể Omicron 'xóa sổ' gần hết đà phục hồi của cửa hàng truyền thống ở Anh Hiệp hội Bán lẻ Anh (BRC) cho biết các biện pháp hạn chế sau khi xuất hiện biến thể Omicron dễ lây lan nhanh của COVID-19 gần như "xóa sổ" phần lớn sự phục hồi gần đây của các cửa hàng truyền thống ở Anh. Người dân xếp hàng bên ngoài một cửa hàng ở London, Anh, ngày 26/12/2021. Ảnh: THX/TTXVN Giám đốc...