Lạm phát của Đức leo thang do giá năng lượng tăng cao
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, lạm phát của Đức trong tháng 8 đã tăng trở lại.
Sử dụng bếp gas tại Berlin, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Số liệu chính thức công bố ngày 30/8 của Cơ quan thống kê Liên bang Đức (Destatis) cho biết giá tiêu dùng đã tăng 7,9% trong tháng 8, cao hơn so với mức 7,5% trong tháng 7. Giá năng lượng tăng cao đã tác động đáng kể đến tỷ lệ lạm phát cao. Theo Destatis, giá điện gia dụng và nhiên liệu đã tăng 35,6% trong năm tính đến tháng 8.
Video đang HOT
Trước đó, Chủ tịch Ngân hàng trung ương Đức ( Bundesbank) Joachim Nagel dự báo tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế đầu tàu châu Âu có thể tăng mạnh trong thời gian tới, sau khi gói hỗ trợ giảm giá nhiên liệu và cung cấp vé phương tiện giao thông công cộng 9 euro/tháng kết thúc vào cuối tháng 8 này. Ông Nagel cho biết tỷ lệ lạm phát tại Đức có thể sẽ tăng tới 10% trong những tháng tới.
Tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế Đức trong 3 tháng gần đây nhất – tháng 5, 6 và 7 – lần lượt ở các mức 7,9%, 7,6% và 7,5%. Tỷ lệ lạm phát tháng 6 và 7 giảm nhẹ so với tháng 5 được đánh giá chủ yếu là do việc giảm giá nhiên liệu và việc cung cấp vé phương tiện giao thông công cộng 9 euro.
Theo kế hoạch, các bộ trưởng Đức sẽ thảo luận về một số giải pháp để đối phó với giá năng lượng tăng cao tại cuộc họp Nội các kéo dài 2 ngày 30 và 31/8. Với việc hóa đơn năng lượng tăng mạnh, chính phủ đang chịu áp lực phải làm nhiều hơn nữa để giảm bớt căng thẳng cho các hộ gia đình đang gặp khó khăn.
Nhà phân tích Elmar Voelker của ngân hàng LBBW nhận định: “Sự kết thúc của các biện pháp cứu trợ và số liệu lạm phát cao trong tháng 8 càng làm gia tăng sự khởi đầu của một mùa Thu lạm phát nóng”.
Kinh tế Eurozone tăng trưởng vượt dự kiến
Nền kinh tế của Khu vực đồng euro (Eurozone) đang chứng tỏ khả năng phục hồi vượt mong đợi bất chấp giá năng lượng và lương thực tăng vọt.
Khách hàng chọn mua đồ tại siêu thị ở Milan, Italy. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Cơ quan Thống kê Liên minh châu Âu (Eurostat), Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của 19 quốc gia Eurozone đã tăng 0,7% trong quý II/2022, cao hơn dự đoán trước đó của các nhà phân tích.
Các quốc gia phụ thuộc vào du lịch thậm chí còn cho thấy khả năng phục hồi tốt hơn, với Pháp và Tây Ban Nha đã tăng trưởng vượt dự kiến nhờ lượng du khách đổ về các điểm đến hàng đầu thế giới. Trong quý vừa kết thúc, kinh tế của Pháp và Tây Ban Nha tăng trưởng lần lượt 0,5% và 1,1% so với các quý trước.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cảnh báo rằng sự thúc đẩy từ lĩnh vực du lịch sẽ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và tất cả các quốc gia đều phải đối mặt với thách thức lớn để duy trì tăng trưởng trong nửa cuối năm.
Andrew Kenningham, nhà kinh tế tại công ty nghiên cứu kinh tế Capital Economics, có trụ sở tại London (Anh), cho rằng số liệu kinh tế mạnh hơn dự kiến không làm thay đổi thực tế rằng cuộc khủng hoảng năng lượng ngày càng sâu sắc đi cùng với đà tăng của lạm phát và lãi suất có khả năng đẩy khu vực này rơi vào suy thoái kinh tế vào cuối năm nay.
Xung đột tại Ukraine đã thúc đẩy giá khí đốt tự nhiên và các mặt hàng tạp hóa tăng vọt, với lạm phát tại Eurozone lên mức kỷ lục 8,9% trong tháng 7. Cường quốc c&ocir
Tỉ lệ lạm phát tại Đức tăng cao nhất kể từ năm 1993 Phóng viên TTXVN tại Đức dẫn số liệu từ Cơ quan thống kê liên bang nước này (Destatis) cho thấy, trong năm 2021, tỷ lệ lạm phát tại Đức đã tăng cao nhất tính từ năm 1993 đến nay. Người dân thực hiện giãn cách xã hội nhằm chống dịch COVID-19 tại một siêu thị ở Berlin, Đức. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN Theo...