Làm món khô heo ăn Tết
Giữa những ngày trời đất giao mùa, nhâm nhi miếng khô heo ngọt lịm cùng hòa quyện với men rượu cay nồng làm cho lòng người khoan khoái. Những câu chuyện đầu năm bên món khô heo cứ vậy mà rôm rả cho đến khi “tiệc vui” khép lại.
Ngay từ ngày đầu tháng Chạp, người miền Tây Nam Bộ thường có tập quán sinh hoạt là bắt tay vào chuẩn bị Tết. Dù được thiên nhiên ban tặng, chim trời cá nước xưa kia phong phú; cái ăn gần như có sẵn trong ao đìa, mương rạch ven nhà. Vậy mà, người quê miền Tây vẫn lo kiếm thức ăn dự trữ để thỏa sức vui chơi trong những ngày đầu xuân năm mới. Và thật độc đáo món khô heo lại được nhiều người ưa chuộng trong dịp tết đến xuân về.
Người dân quê miền Tây làm đủ các loại khô, từ khô tôm đất, khô cá lóc, khô các chạch, khô cá sặt rằn, cho đến khô rắn, khô trâu, … Những năm gần đây người ta làm luôn cả món khô heo để dành ăn dịp Tết.
Video đang HOT
Thịt heo giờ không phải quá khó kiếm như thời kinh tế tự túc tự cấp. Ngày trước cả năm có được vài kí thịt heo để kho cùng hột vịt cúng ông bà ngày tất niên là đã quý lắm rồi. Nay thì khác, chi một khoảng tiền vừa phải cũng có ngay ít thịt heo về … làm món khô heo để ngày tết lai rai.
Chọn những miếng thịt nạc không mỡ, đem về rửa sạch, để ráo, xắt thành những miếng độ dày vừa phải, độ lớn cỡ bàn tay rồi ướp vào hỗn hợp đã chuẩn bị sẵn. Hỗn hợp này gồm có nước mắm ngon, ít đường cát, tỏi, ớt bằm nhuyễn. Có người ưa cay và để có hương vị nồng nàn hơn thì mua thêm chai sa tế ngoài chợ về trộn thêm vào.
Sau khi ướp, người ta đem nguyên thao thịt vừa ướp phơi ngoài nắng gắt cho gia vị hút, thấm vào thịt. Dùng đũa trở đi trở lại vài lần rồi rưới lên chút rượu trắng cao độ. Cuối cùng mới xấp ra vỉ tre hay cái vừng, cái nia còn mới để phơi. Chừng vài nắng là miếng thịt khô, chuyển màu đỏ au.
Khi miếng khô đã đạt yêu cầu, thì xếp vô keo thủy tinh đậy kín nắp để dành ăn dần dịp Tết. Có khách khứa hay bè bạn viếng thăm, chỉ cần món khô heo, lấy chừng vài ba miếng đem nướng sơ qua lửa than, gọt trái xoài, trái cóc sống trộn đều làm gỏi ăn kèm. Đôi khi, người ta xắt nhuyễn dưa cải hay củ cải trắng bóp giấm để ăn chung.
Hủ tiếu Nam Vang - món ngon trăm năm của người Nam Bộ
Sợi hủ tiếu dai, nước lèo đậm đà thơm lừng, mấy khúc ruột non, vài con tôm tươi, tô hủ tiếu Nam Vang từ cả trăm năm nay đã trở thành đặc sản của miền Nam.
Hủ tiếu Nam Vang xuất thân từ Phnom Penh (Campuchia), được du nhập vào Việt Nam từ hơn trăm năm trước và có những đặc điểm riêng. Ban đầu hủ tiếu Nam vang chỉ có hai nguyên liệu chính là sợi hủ tiếu dai làm từ bột gạo, tuy nhiên theo thời gian, nồi hủ tiếu Nam Vang dần được Việt hóa.
Hủ tiếu Nam Vang xuất thân từ Phnom Penh (Campuchia), được du nhập vào Việt Nam từ hơn trăm năm trước và có những đặc điểm riêng. Ban đầu hủ tiếu Nam vang chỉ có hai nguyên liệu chính là sợi hủ tiếu dai làm từ bột gạo, tuy nhiên theo thời gian, nồi hủ tiếu Nam Vang dần được Việt hóa.
Không đơn thuần chỉ là mớ thịt heo bằm, hủ tiếu Nam Vang tại Sài Gòn hoặc các tỉnh có nhiều người Khơ Me sinh sống như Trà Vinh, Bạc Liêu còn có nhiều nguyên liệu khác .
Trứng cút là một trong những loại nguyên liệu được hầu hết các đầu bếp miền Nam sử dụng. Trứng luộc chín lột vỏ cho lên trên tô hủ tiếu trước khi chan nước lèo. Cùng với trứng cút còn có thịt heo nạc tươi trụng chín xắt lát mỏng. Ruột non luộc cắt khúc và gan heo là những loại nguyên liệu thường có trong tô hủ tiếu Nam Vang Nam bộ. Hẹ và giá là hai loại rau không thể thiếu. Để tạo mùi thơm đặc trưng cho món ăn, tỏi và cải thảo cũng được bổ sung.
Nước lèo hủ tiếu Nam Vang nấu từ xương heo, khô mực, củ cải trắng và thịt heo bằm. Nước lèo được nêm đậm đà, hơi ngọt. Một số tỉnh miền Tây Nam bộ, trên bàn ăn hủ tiếu Nam Vang còn có thêm hũ đường cát để khách cho thêm vừa khẩu vị.
Ngoài hủ tiếu, các quán còn có cả mì vàng làm từ bột mì và trứng. Phía trên tô hủ tiếu thường có thêm ít tóp mỡ và hành phi. Giá mỗi tô hủ tiếu Nam Vang từ 20.000 đồng đến 60.000 đồng.
Nhớ nồi cá rô đồng kho của mẹ Sau này mẹ mất, chị em tôi đều có gia đình, có căn bếp riêng của mình nhưng không bao giờ quên hương vị món cá rô đồng kho của mẹ ngày xưa. Tôi lớn lên ở vùng sông nước miền Tây Nam bộ. Từ nhỏ, thức ăn chính trong bữa cơm gia đình tôi là cá và rau - hai thứ mà...