Làm mới tiết ôn tập bằng cách nào?
Bài ôn tập định kỳ thường là tiết học ít gây hứng thú với người học bởi nhiều kiến thức cũ thiếu hấp dẫn.
Giờ học đã phát huy tính tích cực của học sinh.
Đổi mới phương pháp giảng dạy cũng đồng nghĩa với việc đổi mới hoạt động ôn tập để học sinh (HS) tham gia vào giờ học có ý nghĩa tổng kết một chặng đường tri thức đã qua một cách sinh động, hiệu quả.
Với chủ đề Tôi yêu tiếng Việt, tiết ôn tập của nhóm giáo viên bộ môn (GVBM) Trường THPT Tân Phong, Q.7, TPHCM do cô Lê Hoàng Tú Uyên và Trần Thị Kim Ngân phụ trách tại lớp 10A4 và 10A6 đã hoàn thành được mục tiêu hệ thống hóa kiến thức về các bà i tiếng Việt trong chương trình.
HS làm chủ giờ học
Mở đầu tiết học, phần giới thiệu ý nghĩa, giá trị của ngôn ngữ trong đời sống chính là màn khởi động của 2 GVBM nhằm dẫn dắt hoạt động theo chủ đề cho trước. Ôn tập kiến thức chính là phần làm việc trọng tâm của thầy và trò nhằm hệ thống hóa kiến thức các bài tiếng Việt qua 2 chủ điểm ngôn ngữ và giao tiếp – tiếng Việt.
Video đang HOT
Nếu trước đây hoạt động chủ yếu dành cho GV đứng lớp theo kiểu xâu chuỗi tri thức hoặc gọi tên HS lên bảng, kiểm tra miệng thì hoạt động này được phân công cho nhóm 1 và nhóm 2. Đến lúc này, cả 2 cô giáo Tú Uyên và Kim Ngân đều bước xuống bục giảng dành chỗ cho các nhóm HS. Được làm chủ diễn đàn, đại diện các nhóm rành mạch nhắc lại đầy đủ các nội dung chính, bao gồm hoạt động gián tiếp bằng ngôn ngữ, văn bản, đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Cách học trên lớp đã song hành với những bài tự học tại nhà.
Nếu HS Phương Thảo ở lớp 10A6 trình bày trôi chảy để có thêm điểm cộng về lý thuyết mang tính hàn lâm cho nhóm 1 thì Quỳnh Như – HS lớp 10A4 lại phân tích sâu những kiến thức trọng tâm về phong cách ngôn ngữ, những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt có tính ứng dụng cao trong khâu giao tiếp. Sử dụng đúng, chuẩn mực và cao hơn là sử dụng hay, có tính nghệ thuật chính là yêu cầu thường trực bắt buộc mỗi HS cấp THPT phải biết vận dụng để biết “Học ăn học nói, học gói học mở” như cha ông đã từng khuyên. Đây chính là sợi chỉ đỏ mà GVBM định hướng cho hoạt động thực hành trong cách rèn nói, rèn viết của các em.
Phần thực hành sử dụng tiếng Việt đúng chuẩn và đạt hiệu quả nghệ thuật đã có thêm chất xúc tác mạnh làm cho tiết học sôi động hơn vì mang sắc màu của một sân chơi học tập thú vị. Với tên gọi của gameshow Ai nhanh hơn, các nhóm phải phát hiện ra các lỗi sai về cách dùng từ đặt câu trong các biển hiệu, biển báo giao thông và khẩu hiệu được ban tổ chức sưu tầm trong đời sống thực tế và trên Internet.
Các lỗi này được soi từ nhiều góc độ như dùng từ thiếu chính xác, viết sai từ, đặt câu sai ngữ pháp. Đây chính là gia vị kích hoạt của tiết học, làm cho không khí sôi nổi và hào hứng hơn vì thách đố và thử tài được “đun nóng”. Năng lực hoạt động nhóm có thêm cơ hội thử sức mình từ mỗi đội thi. Có thể coi đây là phần thu hoạch đầy đủ của HS không chỉ trong tiết học mà cả một quá trình đường dài về 9 bài học tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn khối 10.
Tình yêu tiếng Việt
Tuy không trực tiếp trình bày và tổng kết tri thức nhưng nhóm 3 xuất hiện với vai trò là người phản biện trên diễn đàn học tập. Chính những câu hỏi mang tính chi tiết hóa và lật ngược vấn đề đã làm cho bài học thêm sáng tỏ, gỡ rối được nhiều vướng mắc về tri thức đã qua trước đây. Phần trả lời của các bạn dù đúng hay sai thì cũng là dịp để người học rèn luyện kỹ năng nói, trình bày trước đám đông thông qua năng lực giải quyết vấn đề và giao tiếp ngôn ngữ.
Kết thúc giờ ôn tập bằng việc GVBM đưa ra một số công trình cải tiến chữ Quốc ngữ như làm cho tiết học bước sang một trang mới. Với phần minh họa sinh động và dễ thấy là 3 công trình Đề xuất cải tiến chữ viết tiếng Việt của PGS. TS Bùi Hiền, công trình Chữ Việt nhanh của tác giả Trần Tư Bình và công trình Chữ Việt Nam song song 4.0 của 2 tác giả Kiều Trường Lâm và Trần Tư Bình, GVBM đã mở thêm một cánh cửa rộng hơn để nhìn ra tương lai của chữ Quốc ngữ dù còn nhiều tranh cãi. Dù cách này hay cách khác, tất cả đều đáng được trân trọng khi tác giả đã thật sự tâm huyết, thể hiện sự sáng tạo, công phu trong nghiên cứu mà căn nguyên bền vững bắt đầu từ tình yêu tiếng Việt của mỗi người.
Đó cũng là định hướng tuy chưa cụ thể nhưng rất cần thiết cho các em về thái độ tiếp nhận, bài học ứng xử và cách thức tranh luận, thái độ bác bỏ và văn hóa giao tiếp. Đó cũng là cách để thế hệ đi trước bồi dưỡng và nâng cao tình yêu tiếng Việt cho thế hệ tiếp nối. Giáo dục có hiệu quả ý thức giữ gìn, phát huy sự trong sáng và giàu đẹp của tiếng Việt như lời Bác Hồ đã dạy: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp”.
Theo dõi màn hình chiếu, người học cũng thấy được sự chăm chú, chọn lọc của người dựng hình ảnh, tạo kênh hình đẹp với nhiều phần minh họa có ý nghĩa. Tuy nhiên các ví dụ vẫn mang tính phổ quát cao, chưa đại diện cho đặc trưng khu vực. Nếu các lỗi sai xuất phát từ vùng miền được đưa ra ví dụ và tìm cách sửa thì chắc chắc các em thuộc khu vực Nam Bộ sẽ phát hiện và sửa được cách phát âm chính xác các phụ âm đầu như v, tr, s, r, d hoặc các phụ âm cuối như c, t, ch, ng, n…
Vĩnh Phúc cho học sinh nghỉ hết tháng 2 phòng dịch bệnh
Ngày 18/2, Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc ra thông báo lần thứ 4, về việc cho học sinh nghỉ học đến hết tháng 2 phòng ngừa dịch bệnh Covid-19.
Văn bản do Phó Giám đốc Phạm Khương Duy ký, yêu cầu các đơn vị phân công lịch trực, tăng cường bảo vệ an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ; vệ sinh sạch sẽ khuôn viên trường lớp, bếp ăn, phòng chức năng...hằng ngày.
Các giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn kết nối, thiết lập nhóm trao đổi trên mạng internet với học sinh, phụ huynh để định hướng học sinh ôn tập, tự rèn luyện tại nhà (nghiên cứu lập kế hoạch triển khai học trực tuyến).
Ảnh minh họa
Bên cạnh đó, cần phun thuốc khử trùng, tổng vệ sinh trường, lớp; tập huấn cho giáo viên, học sinh cách phòng, chống dịch bệnh; sẵn sàng đo thân nhiệt, phát khẩu trang, nước rửa tay khi các em quay trở lại học tập; đảm bảo an toàn tuyệt đối về sức khỏe và tinh thần cho giáo viên và học sinh theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn để sớm ổn định tình hình, duy trì nề nếp học tập.
Xây dựng kế hoạch học bù cho học sinh theo nguyên tắc phải đảm bảo thực hiện đầy đủ chương trình giáo dục theo quy định. Thời gian học bù được sử dụng từ quỹ thời gian dự phòng đã được quy định trong Quyết định số 2071/QĐ-BGDĐT ngày 16/6/2017 của Bộ GD&ĐT. Trường hợp cần thiết, có thể tổ chức học bù vào thứ Bảy hoặc Chủ nhật.
Các cơ sở giáo dục cũng cần xây dựng kế hoạch sử dụng cơ sở vật chất của nhà trường để tổ chức học bù cho học sinh một cách linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Như vậy, cho đến nay, ngoài Hà Nội còn căn cứ vào diễn biến của dịch bệnh để quyết định có nghỉ tiếp hay không, các địa phương như Hải Phòng, Thái Bình, Hưng Yên vẫn giữ quyết định nghỉ học đến ngày 23/2, các tỉnh thành còn lại đều đã cho học sinh nghỉ hết tháng 2 để phòng dịch bênh từ Covid-19.
Song Nguyên
Theo vietnamnet
Đề cao trách nhiệm trong từng khâu của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 Chỉ còn khoảng 3 tuần nữa sẽ diễn ra kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2020. Bộ GD-ĐT đang kiểm tra, rà soát các khâu chuẩn bị tại nhiều địa phương. Theo báo cáo của Ban chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 của các địa phương, cho đến thời điểm này công tác chuẩn bị cho kỳ thi đã được thực...