Làm mới bài học lịch sử
Nhiều trường học đã chủ động đổi mới phương pháp giảng dạy lịch sử nhằm giúp học sinh yêu thích môn học được cho là khô khan này.
Giáo viên Lê Bảo Trâm thuyết giảng cho học sinh về những vất vả khó khăn của học sinh thời chiến – Ảnh: Minh Luân
Đưa bảo tàng vào trường học
Vào cuối tháng 3.2014, Trường tiểu học Lương Định Của, Q.3, TP.HCM đã thực hiện mô hình đưa “Bảo tàng chiến tranh về trường”. Ý định của nhà trường là làm những giờ học sử thêm sinh động và hấp dẫn. Ông Nguyễn Đạt Sử, Hiệu phó, cho biết: “Bên phía bảo tàng hỗ trợ trường rất nhiều tranh ảnh, tư liệu. Đồng thời họ cũng cử người bồi dưỡng cách thức hướng dẫn, diễn giải thông tin cho giáo viên để truyền giảng lại cho học sinh”.
Chúng tôi đến trường này đúng vào thời điểm giáo viên Lê Bảo Trâm thuyết giảng cho học sinh về nghị lực học tập của học sinh thời chiến. Cô Trâm đã dẫn dắt gần 100 học sinh khối lớp 4 quay về những hình ảnh vượt khó, lao động học tập của học sinh thời chiến tranh.
Tôn Thất Bảo Long, học sinh lớp 4/5, cho biết: “Em thấy mấy bạn hồi chiến tranh phải học tập trong điều kiện thiếu thốn, thiếu bàn ghế, thiếu tập sách nhưng vẫn cố gắng”. Long cho rằng bức ảnh gây ấn tượng nhất là trường hợp học sinh Hoa Xuân Tứ, lớp 6 Trường Hưng Nhân, Hưng Nguyên, Nghệ An. “Dù anh Tứ mất đôi tay từ nhỏ sau một tai nạn nhưng anh không đầu hàng số phận, nỗ lực luyện viết chữ bằng chân và trở thành học sinh giỏi”, Long chia sẻ. Hoa Xuân Tứ là một trong 6 thiếu nhi dự Đại hội Anh hùng lần thứ nhất năm 1966 tại Hà Nội.
Sau khi được trang bị kiến thức chung về cuộc sống, học tập của trẻ em thời chiến tranh, học sinh sẽ di chuyển vòng quanh trong “bảo tàng” thu nhỏ (khoảng 60 m2, bốn phía trưng bày nhiều ảnh tư liệu) và tìm hiểu thêm thông tin. Sau đó các em về lớp thảo luận chuyên đề và viết bài thu hoạch.
Ông Sử cho biết trường đưa ra nhiều chuyên đề phân bố đều trong 9 tháng thực học… Mỗi tháng trường thực hiện một chuyên đề để học sinh tìm hiểu, học tập.
Đa dạng hình thức
Trước đó, nhiều trường tại TP.HCM cũng tìm nhiều phương pháp mới để giúp học sinh hiểu tường tận bài học, yêu thích môn lịch sử. Tại Trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, Q.4, giáo viên khối 5 Phạm Thị Hào đã biến tiết học lịch sử thành một vở kịch với những hình ảnh, tình huống sống động. Ngoài ra, giáo viên này còn lồng ghép âm nhạc, thơ ca… vào bài giảng.
Với bài học “Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước”, cô Hào cho học sinh hóa thân thành những nhân vật như: Bác Hồ, anh Tư Lê (một người bạn của Bác), thương nhân người Pháp… Song song đó, màn hình chiếu những hình ảnh quê Bác ở Nghệ An. Phía dưới, cô Hào đọc trên nền nhạc bài thơ Người đi tìm hình của nước (Chế Lan Viên). Học sinh vừa xúc động cảm nhận được tình yêu quê hương đất nước lớn lao của Bác vừa ghi nhớ bài học dễ dàng.
Giáo viên Trường tiểu học Bình Hòa, Q.Bình Thạnh cũng đã sáng tạo giảng dạy về chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử (1954) qua mô hình làm từ bông lau bảng, xốp. Mô hình này rộng khoảng 2 m2, bao gồm các đồi A1, C1, Him Lam, bản Hồng Cúm…
Video đang HOT
Theo TNO
Bài 2: Hồn đất Điện Biên lưu danh Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Hai chữ "Đại tướng" vừa kính trọng, vừa giản dị đã gắn bó mật thiết với nhân dân, cho dù những người con sinh sau đẻ muộn chưa từng một lần được vinh dự gặp nhưng trong lòng luôn dành cả sự tôn kính cho vị Đại tướng của nhân dân.
Từ lâu, những chiếc cột mốc bên con đường trở về Mường Phăng nơi mà Đại tướng Võ Nguyễn Giáp cùng quân và dân ta làm nên một chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng đã chỉ ghi thông tin giản dị "hầm đại tướng". Chỉ có thế thôi, nhưng từ người trẻ đến người già, từ khách trong nước và quốc tế đều hiểu rõ đó là cột mốc ghi danh con người vĩ đại làm nên những trang sử hào hùng của nhân dân của dân tộc .
Rừng Mường Phăng thuộc xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, là nơi đặt sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ của quân đội nhân dân Việt Nam do vị Tổng tư Lệnh - Đại tướng Võ Nguyên Giáp lãnh đạo. Giờ nơi này đã trở thành điểm du lịch về nguồn hút khách muôn phương.
Cuộc chiến thần thánh đã đi vào lòng thế giới khiến tất cả phải khâm phục. Có muôn vàn sự tôn kính dành cho vị Đại tướng tài ba, nhưng với những người con ở quê hương Mường Phăng thì được mặc định thật giản dị bằng những tên giản dị mà ai cũng hiểu rằng đó là địa danh của con người vĩ đại làm nên: "rừng Đại tướng" "hầm Đại tướng" hay con đường "Đại tướng"... bởi tất cả đơn giản chỉ vì đó là vị tướng của nhân dân, và đó chính là hồn đất Điện Biên.
Cột số trên đường đến địa danh Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu
Cánh đồng bên lối vào rừng Đại tướng
Học sinh trường tiểu học Võ Nguyên Giáp
Ngôi trường mang tên vị Đại tướng tài ba của nhân dân nằm tại xã Mường Phăng, huyện Điện Biên
Cờ đỏ sao vàng tung bay giữa rừng Đại tướng
Hàng ngày rừng Đại tướng có nhiều đoàn khách quốc tế và trong nước viếng thăm
Nơi làm việc giản dị nhưng đã làm chấn động địa cầu bằng chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 60 năm
Nơi làm việc của Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ dưới tán rừng Đại tướng nay đã thành điểm đến hút khách
Nơi làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại rừng Mường Phăng- nay gọi là rừng Đại tướng
Lối vào trung tâm sở chủy huy chiến dịch Điện Biên Phủ
Đồ lưu niệm có giá trị tinh thần và được du khách ưa chuộng nhất ở Điện Biên
Bản Phăng bên rừng Đại tướng
Ông Nguyễn Văn Quỳ, 65 tuổi, ở bản Phăng, mỗi khi rảnh lại đi theo lối mòn rừng Đại tướng để xếp lại lối đi và nhặt lá khô cho gọn gàng
Những bông lan rừng được bà con treo bên hiên lối vào rừng Đại tướng
Tượng đài kéo pháo nằm bên đường cửa ngõ thành phố Điện Biên Phủ
Tượng đài chiến thắng Điện Biên ở xã Mường Phăng
Quà lưu niệm mang dấu ấn đậm bản sắc vùng cao ở Điện Biên.
Theo ANTD
Cựu chiến binh bay HN-Điện Biên chỉ mất 60.000 đồng Cựu chiến binh 76 tuổi trở lên, từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, đi máy bay Vietnam Airlines từ Hà Nội lên Điện Biên chỉ mất vé 60.000 đồng. Cựu chiến binh đi máy bay tuyến Hà Nội - Điện Biên chỉ phải trả mức giá vé 60.000 VNĐ/chiều/hành khách. (Ảnh minh họa) Từ nay đến hết năm 2014, Vietnam Airlines...