Làm giàu từ “kho báu” nông nghiệp
Nông nghiệp vốn là lĩnh vực được đánh giá có nhiều rủi ro và phụ thuộc lớn vào thời tiết. Thế nhưng, với nhiều DN đang hoạt động trong lĩnh vực này thì đây lại chính là kho báu vô cùng quý giá.
Đóng gói thanh long xuất khẩu tại nhà máy của Công ty Vina T&T. Ảnh: N.Hiền.
Đánh thức tiềm năng
Ông Nguyễn Lâm Viên, Chủ tịch HĐQT Vinamit cho rằng, lâu nay Việt Nam đã lãng quên tiềm năng to lớn của nông nghiệp bằng cách phó mặc cho phương pháp canh tác hóa học. Do đó, Vinamit đang đi theo hướng canh tác hữu cơ với mong muốn “đánh thức” kho báu nông nghiệp của Việt Nam. Cùng với việc đầu tư vùng nguyên liệu đạt chuẩn, Vinamit còn đặc biệt chú trọng đầu tư cho công nghệ sinh học, công nghệ chế biến sâu để tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm. Đến nay, Vinamit đã xây dựng được một thương hiệu uy tín, xuất khẩu tới 15 quốc gia trên thế giới.
Còn theo quan điểm của ông Nguyễn Quốc Hoàng, Tổng giám đốc PAN Food, nhìn về dài hạn thì nông nghiệp và thực phẩm chính là thế mạnh cốt lõi của Việt Nam. Hiện có tới 70% người dân Việt Nam sống dựa vào nông nghiệp, nhưng thu nhập vẫn ở mức thấp là do hàm lượng chế biến còn thấp và những hạn chế về an toàn thực phẩm. Chính bởi lẽ đó nên đầu năm 2016, Tập đoàn PAN (PAN Group) đã hoàn thành việc thoái vốn khỏi lĩnh vực vệ sinh công nghiệp (PAN Services) để “toàn tâm toàn ý” với mảng nông nghiệp và thực phẩm. Theo đó, PAN Group đã tiến hành M&A những công ty hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm nhằm tạo ra chuỗi giá trị khép kín, mang đến các sản phẩm an toàn, chất lượng cao, truy xuất nguồn gốc.
Theo ban lãnh đạo PAN Group, trong bối cảnh ngành nông nghiệp và thực phẩm được đánh giá là rất tiềm năng ở Việt Nam, việc tập trung chiến lược khai thác các cơ hội từ các lĩnh vực này sẽ đảm bảo sự tăng trưởng cao, bền vững của tập đoàn ít nhất trong vòng 20-30 năm nữa. Thay vì đa dạng hóa các lĩnh vực kinh doanh trong tất cả các ngành nghề, PAN Group tập trung vào đa dạng hóa các lĩnh vực kinh doanh trong ngành nông nghiệp và thực phẩm để hoàn thiện chuỗi giá trị và kiểm soát tối đa rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường cũng như chất lượng sản phẩm.
Ông Nguyễn Đình Mười (bên trái) trao đổi cùng nông dân tại vùng nguyên liệu nhãn xuất khẩu của Công ty Vina T&T. Ảnh: N.Hiền
Đến nay, PAN Group đã trở thành một trong các công ty nông nghiệp – thực phẩm có quy mô hàng đầu cả nước với gần 20 công ty con và công ty liên kết có uy tín hàng đầu trong ngành như Bibica, Công ty Giống cây trồng Trung ương (NSC), Công ty giống cây trồng miền Nam (SSC), Thực phẩm Sao Ta…
Nói như câu chuyện của PAN và Vinamit không có nghĩa là cơ hội làm giàu từ nông nghiệp chỉ dành cho những DN lớn, mà ngay cả với những DN nhỏ, cơ hội vẫn luôn có sẵn. Vấn đề là phải biết lựa chọn đúng hướng đi phù hợp với khả năng của mình và phải làm nông nghiệp “bằng cả trái tim” – theo như cách nói của ông Nguyễn Lâm Viên.
Video đang HOT
Câu chuyện của Công ty Vina T&T chính là minh chứng cho sự phát triển thần kỳ của một DN nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp.
Mới chỉ bắt đầu tham gia xuất khẩu trái cây từ năm 2014, nhưng chỉ sau một năm, Vina T&T đã đưa thành công trái thanh long, nhãn và chôm chôm vào thị trường Mỹ. Những năm sau đó, công ty tiếp tục xuất khẩu thành công nhiều loại trái cây đặc sản khác như xoài, vú sữa… Đáng chú ý, thị trường của Vina T&T đều là những thị trường vô cùng khắt khe về chất lượng như Mỹ, Úc, Canada… Ông Nguyễn Đình Mười, Phó Tổng giám đốc Vina T&T cho biết, thành công của Vina T&T đến từ chính cách làm khác biệt của công ty, đó là luôn đặt uy tín, chất lượng lên hàng đầu, chấp nhận tiến chậm nhưng phải thật vững chắc.
Đặc biệt, năm 2017, lần đầu tiên Vina T&T đã đưa được trái dừa xiêm Bến Tre sang Mỹ, phá vỡ thế độc quyền của trái dừa Thái Lan trên đất Mỹ, đồng thời giải quyết được bài toán đầu ra cho trái dừa Bến Tre, nhất là tại những mua thấp điểm. Nói về thành công trong việc đưa trái dừa tươi sang Mỹ, ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng Giám đốc Vina T&T cho biết, trước đây đã từng có DN Việt Nam tìm cách đưa trái dừa tươi vào thị trường Mỹ, nhưng đều thất bại. Nguyên nhân là các DN này chỉ lo tập trung cạnh tranh về giá cả mà quên đi thế mạnh đặc biệt của trái dừa Bến Tre, đó chính là sự khác biệt về hương vị.
Tháng 8/2017, Vina T&A đã xuất khẩu thử nghiệm lô dừa xiêm đầu tiên (20.000 trái) vào Mỹ. Kết quả, sức tiêu thụ tại thị trường này vượt trên cả mong đợi, ngay sau đó, phía đối tác tăng số lượng đặt hàng lên 40.000 trái và hiện giờ thì đều đặn xuất 100.000 trái mỗi tuần. Điều này đặc biệt có ý nghĩa với nông dân trồng dừa của Bến Tre bởi những năm trước, tiêu thụ dừa vào mùa mưa rất thấp, giá rớt thê thảm nhưng vẫn không có người mua. Nhưng với đầu ra qua kênh của Vina T&T, người trồng dừa Bến Tre đã có được nguồn thu nhập ổn định cao so với trước đây.
Thừa thắng xông lên, mới đây Vina T&T đã khởi công nhà máy đóng gói dừa tươi xuất khẩu tại huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre nhằm khẳng định hơn nữa uy tín, chất lượng với các đối tác nhập khẩu. Sau khi hoàn thành, nhà máy này sẽ có công suất 25 triệu trái dừa tươi/năm, đạt các tiêu chuẩn quốc tế. Từ đó mở đường xuất khẩu vững chắc cho trái dừa Bến Tre tại thị trường Mỹ cũng như nhiều thị trường tiềm năng khác.
Nguồn tài nguyên vô tận
Để có nguồn nguyên liệu ổn định và đạt chất lượng, những năm qua, Vina T&T đã chú trọng việc phát triển vùng nguyên liệu đạt chuẩn. Từ đó tạo cơ sở vững chắc cho tăng trưởng xuất khẩu của công ty. Năm 2017, Vina T&T đã đóng góp 26 triệu USD vào kim ngạch xuất khẩu trái cây của cả nước. Trong 10 tháng năm 2018, kim ngạch xuất khẩu của công ty tiếp tục tăng trưởng ấn tượng và đã đạt gần 36 triệu USD.
Sản phẩm bày bán tại chuỗi cửa hàng Vinamit Organic . Ảnh: ST
Trong khi đó, tại PAN Group, từ khi tập trung hoàn toàn vào lĩnh vực nông nghiệp – thực phẩm, kết quả kinh doanh của tập đoàn cũng đạt mức tăng trưởng ổn định. Cụ thể, doanh thu tăng từ 2.753 tỷ đồng trong năm 2016 lên 4.075 tỷ đồng trong năm 2017 và đạt 5.419 tỷ đồng trong 9 tháng năm 2018. Tương tự, lợi nhuận sau thuế cũng tăng trưởng từ 336 tỷ đồng trong năm 2016 lên 503 tỷ đồng năm 2017. Trong 3 quý đầu năm nay, lãi ròng của PAN Group cũng đã đạt 323 tỷ đồng. Nếu không tính lợi nhuận bất thường từ đánh giá lại giá trị hợp lý của khoản mục đầu tư khi đạt quyền kiểm soát doanh nghiệp trong năm trước thì mức lợi nhuận này cũng tăng trưởng 16% so với cùng kỳ năm 2017. Với mức tăng trưởng cao và ổn định đó, ban lãnh đạp PAN Group đã đặt mục tiêu là đến năm 2022 đạt quy mô doanh thu 1 tỷ USD, lợi nhuận sau thuế khoảng 95-100 triệu USD, trở thành một trong các công ty hàng đầu Việt Nam và khu vực trong lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm.
Trong khi đó, người đứng đầu thương hiệu Vinamit vẫn kiên trì trên hành trình canh tác hữu cơ và tạo ra giá trị gia tăng cao hơn cho nông sản Việt Nam. Ông Viên cho hay, mỗi ly nước mía bán tại Việt Nam chỉ có giá khoảng 5.000 đồng, nhưng Vinamit có thể làm ra ly nước mía có giá tới 30.000 đồng mà người tiêu dùng vẫn cho là rẻ. Đó chính là giá trị thặng dư được tạo ra từ việc đưa hương vị Việt vào từng sản phẩm. Bằng cách này, Vinamit có thể tạo giá trị gia tăng ít nhất 50% so với sản phẩm thông thường.
Năm vừa qua, Vinamit đã rất thành công khi tung ra thị trường nhiều sản phẩm mới có tính đột phá như sữa chua đông khô, nước mía sấy khô, cà phê tươi sấy khô… Giá bán của những sản phẩm này không phải là rẻ, nhưng đều sản xuất đến đâu tiêu thụ hết đến đó. Đặc biệt, với việc đầu tư vào công nghệ sinh học và chế biến sâu, nhiều sản phẩm mới độc đáo sẽ tiếp tục được Vinamit cho ra mắt trong thời gian tới. Theo lời ông Viên, nông nghiệp chính là một nguồn tài nguyên vô tận có thể tái sinh và mang lại giá trị vô cùng to lớn nếu DN biết cách khai thác và khai thác trên cơ sở phát triển bền vững, nâng tầm giá trị cho sản phẩm.
Theo HQO
Đẩy vốn ngân hàng ra "đấu" tín dụng đen
Ngành ngân hàng sẽ triển khai giải pháp tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho người dân với kỳ vọng lấn át, đẩy lùi tín dụng đen
Ngày 26-12, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai Nghị định 116/2018/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và các giải pháp của ngành NH góp phần hạn chế tín dụng đen.
Diễn biến rất phức tạp
Thời gian qua, dù NHNN, cơ quan công an và các địa phương đã cảnh báo nhiều nhưng tín dụng đen vẫn bùng nổ. Số liệu thống kê chưa chính thức của Bộ Công an được ông Phạm Huyền Anh, Phó Chánh Thanh tra Cơ quan Thanh tra giám sát NHNN, cho biết trong 4 năm qua, cả nước có tới 7.624 vụ phạm tội liên quan đến tín dụng đen, với 56 vụ giết người, 398 vụ cố ý gây thương tích, 629 vụ cướp tài sản, 1.809 vụ lừa đảo... Tín dụng đen là các tổ chức, cá nhân có hoạt động cho vay không được cấp phép của NHNN với lãi suất rất cao so với quy định, hay là cho vay nặng lãi.
NHNN đã phối hợp theo đề nghị của cơ quan công an, các sở, ban - ngành, chính quyền địa phương tham gia xử lý 218 vụ việc liên quan đến tín dụng đen tại 16 tỉnh, thành với tổng số tiền khoảng 117 tỉ đồng. Trong đó, 72 vụ việc đã xử lý, khởi tố 14 vụ, lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính 37 vụ.
Vay vốn ngân hàng thông thoáng hơn được xem là giải pháp đẩy lùi tín dụng đen
Nhiều tờ rơi, quảng cáo cho vay trả góp đang len lỏi khắp mọi nơi Ảnh: Tấn Thạnh - Lê Phong
Gần đây, tại các tỉnh khu vực phía Nam và Tây Nguyên, tình hình tín dụng đen lại diễn biến phức tạp, gây hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt, cho thấy người dân chưa lường hết được tác hại, vẫn đang tìm đến các hình thức cho vay nặng lãi. Tín dụng đen ngày càng biến tướng, tiếp cận người dân bằng mọi cách từ treo tờ rơi, áp phích nơi công cộng, sử dụng mạng xã hội, tin nhắn rác, núp bóng các cửa hàng cầm đồ, công ty cho vay tài chính, núp dưới danh nghĩa "kết nối NH và khách hàng"...
Theo ông Phạm Văn Tám, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự - Bộ Công an, tín dụng đen thường gắn với một số hoạt động của các công ty đòi nợ thuê sử dụng lưu manh, côn đồ... Hiện lực lượng cảnh sát hình sự đang theo dõi, quản lý 124 băng nhóm với 831 đối tượng hoạt động có tổ chức về lĩnh vực cho vay nặng lãi.
Theo ông Phạm Huyền Anh, "cơn bão" tín dụng đen chưa ảnh hưởng đến ngành NH nhưng nếu quản lý không chặt chẽ sẽ dẫn đến vốn vay được sử dụng để cấp cho các đối tượng cho vay nặng lãi, từ đó nguy cơ rủi ro, nợ xấu, ảnh hưởng đến hoạt động của NH.
Vay ngân hàng sẽ dễ hơn
Trước tình trạng diễn biến phức tạp, biến tướng của tín dụng đen, ngành NH đã, đang triển khai nhiều giải pháp. Trong đó, Nghị định 116 ra đời với những điểm mới đột phá, rất thông thoáng cùng nhiều giải pháp về tín dụng của ngành NH đáp ứng cơ bản nhu cầu vốn phục vụ sản xuất - kinh doanh, nhu cầu tiêu dùng. Đặc biệt, nâng cao tiếp cận vốn của người nghèo, người có thu nhập thấp ở khu vực nông thôn, góp phần hạn chế việc người dân tìm đến hình thức cho vay nặng lãi.
Ông Hoàng Minh Tuấn, Tổng Giám đốc Công ty Tài chính MB (mCredit), cho biết năm 2019, công ty tiếp tục cải tiến công nghệ để có thể phê duyệt tự động 5.000 nhu cầu vay/ngày, áp dụng lãi suất cho vay phù hợp... nhằm thu hút thêm người vay, tránh xa loại hình tín dụng đen. Tuy nhiên, để đẩy lùi tín dụng đen, ông Tuấn cho rằng cơ quan quản lý cần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho vay tiêu dùng, tạo điều kiện cho các công ty tài chính mở rộng mạng lưới đến vùng sâu, vùng xa nhằm tiếp cận khách hàng. Đồng thời, Chính phủ sớm triển khai, hoàn thiện dự án thu thập dữ liệu dân cư để từ đó ban hành chính sách, cơ chế cho vay trực tuyến.
Bà Trần Thị Ngọc Hà, đại diện Công ty Tài chính vi mô Tình Thương, cho hay công ty từng thành công với sản phẩm cho vay tín chấp 50 triệu đồng gắn liền với sản phẩm tiết kiệm linh hoạt giúp người vay (chủ yếu là phụ nữ ở nông thôn) tích lũy tiền trả nợ. Từ đó, có đến 99% khách hàng hoàn trả khoản vay. Các tổ chức cho vay chính thức cần nghiên cứu, đưa ra sản phẩm cho vay phù hợp với đặc thù của từng địa phương, nhất là vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Trước thực trạng tín dụng đen đang cho vay ước khoảng 2.500 tỉ đồng, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú yêu cầu NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) triển khai gói cho vay tiêu dùng 5.000 tỉ đồng đáp ứng nhu cầu của người dân, nhất là khu vực nông thôn. Agribank cần đưa ra điều kiện, thủ tục hết sức đơn giản, thời gian xét duyệt khoản vay chỉ trong 1 ngày, số tiền cho vay tối đa 30 triệu đồng với lãi suất hợp lý. Trong năm 2019, Chính phủ sẽ ban hành nghị quyết về đẩy lùi tín dụng đen. Theo đó, Bộ Công an và các bộ - ngành khác, chính quyền các tỉnh, thành sẽ vào cuộc.
"Riêng các NH thương mại được yêu cầu đẩy mạnh hơn nữa cho vay khu vực nông thôn, cải cách thủ tục rút ngắn thời gian xét duyệt; cho phép NH thương mại mở rộng mạng lưới ở vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều tín dụng đen hoạt động. NHNN cũng sẽ sửa đổi quy định về hoạt động, biện pháp chế tài đối với 16 công ty tài chính đang cho vay tiêu dùng nhằm tổ chức lại hoạt động theo hướng minh bạch, lãi suất phù hợp, không để các công ty này có cơ hội tiếp tay cho tín dụng đen" - phó thống đốc cho biết.
Tăng gấp đôi mức vay tối đa
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ - NHNN, cho biết Nghị định 116 đã nâng mức cho vay tối đa không có tài sản bảo đảm của một số đối tượng khách hàng là cá nhân, hộ gia đình lên gấp 2 lần mức cũ. Cụ thể, cá nhân, hộ gia đình cư trú ngoài khu vực nông thôn có sản xuất - kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp từ 50 triệu đồng lên 100 triệu đồng. Cá nhân, hộ gia đình cư trú tại địa bàn nông thôn từ 100 triệu đồng lên 200 triệu đồng.
THÁI PHƯƠNG - THY THƠ
Theo nld.com.vn
Tổng doanh thu phí bảo hiểm 11 tháng tăng hơn 40%, ước đạt 118,1 nghìn tỷ đồng Bộ Tài chính cho biết tính đến hết tháng 11/2018, tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 118,1 nghìn tỷ đồng, tăng 40,2% so cùng kỳ năm 2017. Tổng doanh thu phí bảo hiểm 11 tháng tăng hơn 40%, ước đạt 118,1 nghìn tỷ đồng. (Ảnh minh họa) Hiện thị trường bảo hiểm có 64 doanh nghiệp bảo hiểm, trong đó có...