‘Làm giáo viên có nghèo?’
Đó là một trong những câu hỏi trong chương trình tư vấn Hành trang tương lai do Báo Thanh Niên phối hợp với Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT tỉnh Bình Dương tổ chức tại Trung tâm hội nghị và triển lãm Bình Dương chiều nay (24.4).
Học sinh tham dự chương trình Tư vấn hành trang tương lai của Báo Thanh Niên – ĐỖ TRƯỜNG
Chương trình được trực tuyến tại các địa chỉ: các địa chỉ thanhnien.vn , Facebook.com/thanhnien, YouTube và TikTok Báo Thanh Niên .
“Em muốn làm giáo viên môn địa lý nhưng một số người lớn cho ý kiến tham khảo rằng làm giáo viên nghèo lắm. Em rất phân vân và muốn thay đổi định kiến trong đầu mọi người là làm giáo viên cũng đâu nghèo lắm?”.
Học sinh đặt câu hỏi tại chương trình – PHẠM HỮU
Thạc sĩ Lê Phan Quốc, Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, ý kiến: “ Nghề giáo là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý. Có người từng nói, cái giàu lớn nhất của nghề giáo là giàu tâm hồn. Khi chúng ta tiếp xúc với người trẻ, chúng ta luôn hạnh phúc và yêu đời – giá trị rất lớn trong đời sống con người. Khái niệm giàu hay nghèo đừng định nghĩa bằng tiền mà cuộc sống còn nhiều thứ khác. Thực tế, giáo viên hiện nay đủ sống không đến mức nghèo.
“ Ngành sư phạm địa lý, theo chương trình giáo dục phổ thông mới, sinh viên tốt nghiệp có thể tham gia vào đội ngũ giáo viên mới dạy sư phạm lịch sử-địa lý ở bậc tiểu học và THCS”, ông Quốc thông tin thêm.
Video đang HOT
Học lực trung bình khá nên chọn trường ĐH ra sao?
Sức học trung bình học khá thì nên chọn trường ĐH ra sao là một trăn trở của học sinh được đặt ra trong chương trình. Theo thạc sĩ Lương Thị Thu Thủy, Phó viện trưởng Viện đào tạo quốc tế (Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM), cho rằng học sinh không nên quá tự ti với học lực trung bình khá của mình. Lý giải điều này, bà Thuỷ nói: “Học ĐH có sự khác biệt lớn với quá trình học phổ thông, không hẳn học lực trung bình ở phổ thông thì không học tốt bậc ĐH. Nếu chọn được đam mê, ngành học phù hợp thì sẽ thấy việc học ĐH rất hay. Mọi thứ hoàn toàn có thể thay đổi nếu chọn được ngành, môi trường học tập phù hợp”.
“Không chỉ quá trình học ĐH, một người có đam mê, kỹ năng và thái độ tốt có khi còn thành công hơn cả những người có học lực giỏi nhưng thiếu kỹ năng và thái độ chưa tốt”, bà Thuỷ nhấn mạnh.
Chia sẻ thêm lời khuyên, theo thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Phụng, Phó giám đốc Trung tâm tuyển sinh và quan hệ doanh nghiệp Trường ĐH Tài chính-Marketing, thông tin hiện các trường ĐH đều có nhiều phương thức xét tuyển và mỗi phương thức có điểm lợi để giúp học sinh có cơ hội trúng tuyển. Trong đó, phương thức xét tuyển học bạ đang được nhiều trường sử dụng với số lượng lớn chỉ tiêu. Thí sinh có học lực trung bình khác có thể tham khảo phương thức này của các trường. Cụ thể là tham khảo điểm trúng tuyển 3 năm gần nhất các ngành có mức độ tiệm cận với học lực học bản thân.
Học sinh tham dự tư vấn chiều nay – PHẠM HỮU
“Quan trọng nhất ở đây là trúng tuyển được ngành học yêu thích nhất chứ không phải trường nào, hay bậc học nào. Bởi khi có đam mê với ngành học thì sẽ giúp học tốt bậc ĐH, ra trường mới phát huy hết năng lực bản thân trong công việc”, thạc sĩ Phụng lý giải.
Học CĐ khác với ĐH ra sao?
Một học sinh Trường THPT Bình Phú (Bình Dương) đặt vấn đề: “Các nhà tuyển dụng sẽ lựa chọn ra sao giữa một sinh viên tốt nghiệp ĐH và CĐ?”. Với câu hỏi này, thạc sĩ Lương Thị Thu Thủy cho rằng việc chọn học bậc học nào phụ thuộc vào bản thân người học: sở thích, năng lực, điều kiện hoàn cảnh gia đình… Tuy nhiên, với quy chế đào tạo hiện nay, một sinh viên tốt nghiệp bậc CĐ dễ dàng học liên thông lên ĐH.
Học sinh đặt nhiều câu hỏi liên quan đến ngành nghề – PHẠM HỮU
Vấn đề này, thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Phụng nói: “Tôi từng tiếp xúc với nhiều đơn vị tuyển dụng, trong thực thế bản thân các doanh nghiệp không phân biệt bằng cấp trong quá trình tuyển dụng. Điều quan trọng mà họ quan tâm là năng lực, kỹ năng và thái độ ra sao”.
Chia sẻ thêm sự khác nhau trong đào tạo bậc ĐH và CĐ, tiến sĩ Vũ Quốc Huy, Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Việt Đức, cho biết sự khác nhau đầu tiên là thời gian học tập. Trong đó, bậc CĐ trung bình đào tạo trong 2-3 năm, bậc ĐH đào tạo trung bình 3-4 năm (các ngành đặc thù có thể 5-6 năm).
“Việc học CĐ có những lợi thế nhất định, sinh viên sẽ tiết kiệm được thời gian học tập và với sự chú trọng nhiều vào thực hành, thực tập doanh nghiệp nên sinh viên tốt nghiệp có thể tham gia sớm vào thị trường lao động”, tiến sĩ Huy chia sẻ.
Cử nhân học chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm ở đâu để trở thành giáo viên?
Theo thông tư mới của Bộ GD - ĐT, người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên sẽ tham gia học tập và lấy các chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
Bộ GD-ĐT cho phép người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên nếu có các chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm - ĐÀO NGỌC THẠCH
Thông tư mới của Bộ GD - ĐT cho phép cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên nếu có các chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm khiến nhiều sinh viên đang học các ngành ngoài sư phạm dự định trở thành giáo viên phổ thông sau khi tốt nghiệp rất vui mừng .
Niềm vui xen lẫn nỗi lo
Là sinh viên năm 3 khoa văn học, Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM, với mơ ước trở thành giáo viên, Nguyễn Trần Tiểu Ngọc cảm thấy rất vui sau khi biết đến thông tư số 12 của Bộ GD - ĐT.
Ngọc bày tỏ niềm phấn khởi vì giờ đây chỉ cần có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp với một trong các môn học của cấp THCS, THPT, học thêm lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm thì có thể trở thành giáo viên. Ngọc chia sẻ: "Sau khi đọc qua thông tư thì mình có chút an tâm vì mình thích trở thành giáo viên THPT. Mình không biết sắp tới kế hoạch giảng dạy lớp nghiệp vụ này như thế nào, và nếu học thì nên học ở đâu?"
Tương tự, Châu Văn Chung, sinh viên năm 4 Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM, cũng đồng quan điểm. Chung cho biết bản thân đã hoàn thành xong tất cả tín chỉ trong 4 năm, sau khi biết thông tư mới này cảm thấy rất vui vì mong muốn trở thành giáo viên không còn xa nữa.
Chung bày tỏ: "Theo mình thì thông tư mới ban hành này tạo ra những cơ hội mới cho những người có ước muốn vào con đường sư phạm. Bên cạnh đó, trong thông tư cũng nhắm đúng đối tượng là cử nhân có chuyên ngành phù hợp, đây là điều mà mình thấy sẽ đảm bảo một về kiến thức của người giảng dạy".
Nhiều cơ hội nhưng không kém thách thức
Lê Thế Viễn, cựu sinh viên ngành hóa học Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM, cho rằng thông tư mới ban hành giúp nhiều sinh viên của khối ngành các môn khoa học tự nhiên có đam mê sẽ thêm cơ hội việc làm. "Ngoài việc mở ra cơ hội thì đây còn là sự cạnh tranh nhân lực các ngành khác với khối ngành sư phạm. Sinh viên mong muốn các lớp đào tạo viên sẽ có chất lượng", Viễn nói:
Nguyễn Hoàng Anh, cựu sinh viên khoa địa lý, Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM, cũng nhận định rằng các thông tư vừa ra tạo sự cạnh tranh khá gay gắt với các sinh viên theo các trường sư phạm chính quy. Hoàng Anh tâm sự: "Dù nhiều khó khăn vì khi học xong cử nhân lại phải học thêm 34 tín chỉ nữa. Tuy nhiên mình nghĩ nếu ai theo đuổi ngành sư phạm thì phải cố gắng hơn, vì thời gian bỏ ra học là khoảng hơn 5 năm. Cơ hội việc làm cho sinh viên sư phạm trong tương lai sẽ có tính cạnh tranh cao."
Nơi nào được mở lớp nghiệp vụ sư phạm?
Trao đổi với Thanh Niên thạc sĩ Lê Phan Quốc, Phó phòng Đào tạo Trường ĐH Sư Phạm TP.HCM, cho biết các lớp nghiệp vụ sư phạm sẽ được mở ra sau khi thông tư có hiệu lực từ ngày 22.5.2021. "Đầu tiên chúng tôi sẽ phải xác định đối tượng sinh viên có nguyện vọng học, những ngành học gần sư phạm. Trong quá trình đó thì người học cần phải học những tín chỉ bắt buộc có trong chương trình", ông Quốcnhán mạnh.
Lớp nghiệp vụ sư phạm theo thông tư mới này còn được mở tại Trường ĐH Sài Gòn với 2 hình thức là đào tạo dạy tập trung và không tập trung. Tiến sĩ Nguyễn Đăng Thuấn, Phó phòng đào tạo Trường ĐH Sài Gòn, phát biểu: "Sau khi có thông tư này thì nhà trường cũng đã có kế hoạch mở lớp nghiệp vụ sư phạm trong thời gian tới vào khoảng đầu tháng 6. Đây là lớp để các sinh viên học những ngành ngoài sư phạm học xong có thể trở thành giáo viên theo đúng nguyện vọng của mình."
Không thể nuôi dạy trẻ với chút ít nhiệt tình! Có người nói: "giáo viên lương thấp, công việc vất vả, lại còn rất khó xin việc thì người giỏi nào muốn học sư phạm?". Cũng có người hỏi tôi: "Nếu được chọn lại thì thầy có chọn nghề dạy học không?"... Học sinh Trường THPT Nguyễn Du, Quận 10, TP.HCM tham gia trải nghiệm Một ngày làm giáo viên Nỗi niềm đó...