Làm giả giấy tờ buôn lậu, gây thất thoát hơn 16 tỷ đồng tiền thuế
Ngày 19/2, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an cho biết đã hoàn thành kết luận điều tra vụ án “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức; buôn lậu, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và mua bán trái phép hoá đơn” xảy ra tại TP Hà Nội và các địa phương, chuyển hồ sơ đến Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đề nghị truy tố 6 bị can.
Bị can Đoàn Mạnh Dương (SN 1984), Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu thương mại và Dịch vụ Tân Đại Dương và bị can Đỗ Hải Phong (SN 1984), Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư Vân Đồn bị đề nghị truy tố về hành vi “Buôn lậu” và “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức”.
Bị can Nguyễn Quốc Dũng (SN 1970), Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Minh Khánh và Nguyễn Thu Hằng (SN 1978), Giám đốc Công ty TNHH Thương mại xuất nhập khẩu và Du lịch Hà Nguyên cùng bị đề nghị truy tố về hành vi “Mua bán trái phép hoá đơn”; hai bị can nguyên là công chức hải quan bị đề truy tố về hành vi ” Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Làm giả giấy tờ để thực hiện hành vi buôn lậu
Quá trình đấu tranh, Văn phòng Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an xác định: Ngày 21/4/2009, Dương thành lập và làm giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu thương mại và Dịch vụ Tân Đại Dương (Công ty Tân Đại Dương) với mục đích nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài về kinh doanh, buôn bán lại trong nước. Khoảng gần 1 năm sau đó (đầu năm 2010), Dương đề nghị Phong về làm việc tại Công ty Tân Đại Dương, phụ trách công tác tài chính, kế toán. Ngày 10/11/2010, Dương và Phong thống nhất thành lập Công ty TNHH Đầu tư Vân Đồn (Công ty Vân Đồn) do Phong làm giám đốc, người đại diện theo pháp luật.
Từ 26/12/2013 đến 26/7/2017, Công ty Tân Đại Dương đã mở 106 tờ khai nhập khẩu thịt trâu đông lạnh của Công ty Allanasons Limited- Ấn Độ tại các chi cục hải quan gồm Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội là 68 tờ khai, 4 Chi cục Hải quan thuộc Cục Hải quan TP Hải Phòng là 34 tờ khai; 2 Chi cục Hải quan thuộc Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh 4 tờ khai, chịu thuế nhập khẩu 14%, với khối lượng hơn 3 nghìn tấn, trị giá khai báo hải quan 6.144.123,06 USD.
Hai bị can Đỗ Hải Phong và Đoàn Mạnh Dương.
Để thực hiện hành vi buôn lậu, khi mở tờ khai hải quan, Dương đã khai sai chủng loại thịt trâu đông lạnh, tên mã hàng từ thịt “nạc, thăn, đùi, bắp” thành loại thịt “vụn, rìa, gân” để giảm trị giá khai báo hải quan và giảm số thuế phải nộp. Dương đã sử dụng Công ty Tân Đại Dương để thanh toán tiền thịt trâu đông lạnh cho Công ty Allanasons Limited theo trị giá khai báo hải quan. Số tiền chênh lệch còn thiếu, Dương và Phong thanh toán cho Công ty Allanasons Limited bằng việc sử dụng pháp nhân là Công ty Vân Đồn.
Video đang HOT
Kết quả điều tra xác định, từ 26/12/2013 đến 10/11/2016, bị can Dương đã buôn lậu 81 lô hàng thịt trâu đông lạnh từ Ấn Độ về Việt Nam với tổng khối lượng 2.356,3 tấn; tổng số tiền đã thanh toán thịt trâu cho Công ty Allanasons Limited là 10.415.189,54 USD. Đối chiếu với hồ sơ của Công ty Tân Đại Dương đã kê khai hải quan của lô hàng này thì số tiền chênh lệch là 5.462.500,54 USD; gây thất thoát về thuế nhập khẩu cho Nhà nước là 764.750,08 USD (tương đương với hơn 16 tỷ đồng).
Để thực hiện được mục đích của mình, từ 27/12/2013 đến 15/9/2015, Dương đã chỉ đạo Phong làm giả các tài liệu trong bộ hồ sơ chuyển tiền quốc tế, trong đó có 34 tờ khai hải quan. Quá trình điều tra xác định, cuối năm 2012, Dương thông qua mạng nội bộ để chuyển hình ảnh con dấu hải quan và mẫu các tờ khai hải quan cho Phong. Sau đó, mỗi khi cần thực hiện các chuyến hàng buôn lậu thông qua Công ty Vân Đồn để chuyển tiền chênh lệch cho Công ty Allanasons Limited thì Dương chỉ đạo Phong lấy mẫu tờ khai hải quan nhập khẩu thực tế đã được thông quan của Công ty Tân Đại Dương. Sau đó, Dương cung cấp cho Phong số tiền phải chuyển cho đối tác nước ngoài. Bị can Phong sẽ căn cứ vào số tiền cần phải chuyển trên các tờ khai để cân đối lại số liệu và điền các thông tin thể hiện công ty xuất, nhập khẩu, số lượng, đơn giá, ngày giờ kiểm tra, thông quan…, sau đó, ký tên, đóng dấu Công ty Vân Đồn lên các tài liệu này. Con dấu hải quan cũng được Phong sử dụng phần mềm để căn, chỉnh lại. Thời gian khi Phong nghỉ việc, Dương đã chỉ đạo bộ phận hành chính và xuất nhập khẩu thực hiện việc trên…
Căn cứ vào các tài liệu thu thập được, Văn phòng Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an xác định Dương còn có vai trò chủ mưu, chỉ đạo Phong làm giả 34 tờ khai hải quan. Về phần bị can Phong, dù biết Dương làm sai nhưng trong 81 lô hàng buôn lậu nêu trên, Phong đã giúp sức cho Dương thực hiện 55 lô hàng buôn lậu thịt trâu với tổng khối lượng 1.630,5 tấn; tổng số tiền trốn thuế hơn 11 tỷ đồng; trực tiếp làm, hướng dẫn nhân viên làm giả và để con dấu chữ ký, dấu Công ty Vân Đồn cho Đoàn Mạnh Dương sử dụng làm giả 34 tờ khai hải quan.
Mua bán hoá đơn để hợp thức hoá chứng từ
Về hành vi mua bán hoá đơn của bị can Hằng và Dũng, Văn phòng Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an xác định để Công ty Tân Đại Dương có chứng từ giải ngân tại các ngân hàng, từ 3/11/2016 đến 3/11/2017, Dương đã chỉ đạo nhân viên hoặc trực tiếp liên hệ với Công ty TNHH Truyền thông và Du lịch Hà Nguyên do Hằng làm giám đốc; Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Minh Khánh do Dũng làm giám đốc và Công ty CP thiết bị Y tế nông sản do Chu Văn Biên làm giám đốc để xuất, nhập các hoá đơn giá trị gia tăng (GTGT) mà không có việc mua bán hàng hoá thực tế.
Quá trình điều tra, Văn phòng Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an xác định Hằng đã có hành vi mua, bán 34 hoá đơn GTGT, thu lời bất chính hơn 200 triệu đồng; Dũng mua bán 26 hoá đơn GTGT, thu lợi bất chính hơn 127 triệu đồng.
Quá trình điều tra, mở rộng vụ án, Văn phòng Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an còn làm rõ hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng của hai bị can nguyên là công chức hải quan. Từ 27/12/2015 đến 1/02/2016, hai bị can là công chức kiểm hoá thuộc Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội được phân công nhiệm vụ cùng tiến hành trực tiếp kiểm tra thực tế hàng hoá 5 lô hàng có mã phân luồng 3D- Luồng đỏ do Công ty Tân Đại Dương mở tờ khai tại Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội.
Theo quy định của pháp luật thì khi kiểm tra thực tế hàng hoá, các công chức kiểm hoá phải tiến hành kiểm tra tên hàng, mã số, số lượng, trọng lượng, khối lượng, chủng loại, chất lượng, xuất xứ, trị giá hải quan của hàng hoá; kiểm tra đối chiếu sự phù hợp giữa thực tế hàng hoá với hồ sơ hải quan. Vậy nhưng trong quá trình kiểm tra hàng hoá thực tế của Công ty Tân Đại Dương, 2 bị can nguyên là công chức Hải quan đã không tiến hành kiểm tra theo quy định, gây thất thu thuế của Nhà nước hơn 1 tỷ đồng.
Triệt phá đường dây lên mạng rao bán hóa đơn cho gần 4.000 công ty
Công an TP.HCM vừa triệt phá vụ án lập 59 công ty ma, lên mạng rao bán hóa đơn cho gần 4.000 công ty, với tổng trị giá ghi trên hóa đơn khoảng 4.000 tỉ đồng.
Ngày 5.5, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, tham nhũng và buôn lậu (PC03) - Công an TP.HCM cho biết đơn vị này đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố đối với 4 bị can về hành vi "in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn" và 1 bị can về hành vi "mua bán trái phép hóa đơn".
Số hóa đơn công an thu giữ. Ảnh PHAN TUẤN VŨ
Trong đường dây này, công an xác định việc in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn xảy ra tại TP.HCM và các tỉnh thành như Đồng Nai, Bình Dương...
Nhóm này khai nhận, từ 5 năm trước đã mua CMND, CCCD ở các tiệm cầm đồ và lấy CMND của người thân để thành lập 59 công ty "ma". Trong số đó có 49 cty tại TP.HCM, 10 cty tại Đồng Nai.
Sau đó, nhóm này lên mạng tìm khách hàng chào bán hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT) ghi khống nội dung với mức giá thỏa thuận là 1,5% đến 2% trên trị giá hóa đơn chưa thuế.
Nghi phạm H.Đ.N.M.Tr (được xác định cầm đầu đường dây) phối hợp thành lập 31 cty "ma" rồi xuất khống hơn 20.000 tờ hóa đơn GTGT cho gần 4.000 cty khác nhau trên 35 tỉnh thành, với tổng trị giá ghi trên hóa đơn khoảng 4.000 tỉ đồng.
Số con dấu công an thu giữ. Ảnh CTV
Sau quá trình điều tra, đầu tháng 3.2023 Công an TP.HCM đồng loạt triển khai nhiều mũi kiểm tra, bắt giữ các nghi phạm trong đường dây; khám xét 9 địa điểm ở TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai.
Ngoài ra, công an tạm giữ 70 con dấu doanh nghiệp, nhiều ổ cứng máy vi tính, điện thoại di động, một số lượng lớn hóa đơn, chứng từ khống liên quan trong vụ án.
Hiện PC03 mở rộng điều tra đối với 28 công ty "ma" còn lại và làm rõ trách nhiệm của các cá nhân môi giới, đơn vị mua, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, các đối tượng giúp sức khác có liên quan để xử lý theo quy định pháp luật.
Khởi tố, bắt tạm giam Giám đốc Công ty mua bán trái phép hóa đơn và trốn thuế Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thị xã Bỉm Sơn đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với: Tô Đức Dũng, là Giám đốc Công ty Cổ phần TM&DV Đức Đạt ) về tội 'Mua bán trái phép hóa đơn' và 'Trốn thuế'.... Ảnh: Đối...