Làm gì nếu học sinh không may rơi vào cạm bẫy trên Internet?
‘GV cần hướng dẫn học sinh như thế nào nếu không may rơi vào cạm bẫy trên Internet? ‘ là một trong những nội dung trong buổi tập huấn cho GV tiểu học hôm nay.
Tình trạng xâm hại và bóc lột trẻ em trên môi trường mạng đang gia tăng, xảy ra dưới mọi hình thức. Do đó, phụ huynh cần dạy trẻ em sử dụng mạng xã hội an toàn, giúp các em có kỹ năng tự bảo vệ trên mạng. Đó là thông điệp của buổi tập huấn cho giáo viên tiểu học với nội dung “Hướng dẫn trẻ em sử dụng mạng Internet an toàn và hiệu quả”, được tổ chức vào ngày 4/8.
Buổi tập huấn do Cục nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cùng Trung tâm Sức khỏe Gia đình và phát triển cộng đồng (CFC) phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình ( Hà Nội) tổ chức, nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của gần 100 giáo viên của 20 trường tiểu học trên địa bàn quận Ba Đình..
Trong khuôn khổ buổi tập huấn, đã cung cấp cho giáo viên công cụ và phương pháp cần thiết trong việc truyền dạy các kiến thức nền tảng về an toàn kỹ thuật số và công dân số trong môi trường lớp học. Các kế hoạch bài giảng khơi gợi những điểm quan trọng nhất giúp giáo viên thu hút sự tham gia của học sinh, nhằm hướng các em trở thành những công dân thành công trong môi trường mạng toàn cầu an toàn…
Buổi tập huấn được sự hưởng ứng nhiệt tình của gần 100 giáo viên của 20 trường tiểu học trên địa bàn quận Ba Đình. (Ảnh: Phòng GD&ĐT quận Ba Đình).
Tại chương trình, bà Âu Thị Hồng Ánh – Trưởng phòng đào tạo Trung tâm Sức khỏe Gia đình và phát triển cộng đồng cho biết, theo khảo sát “Quan điểm an toàn bảo mật thông tin của người dùng cá nhân tại Việt Nam”, có 70% bố mẹ lo lắng về tâm sinh lý, sức khỏe và an toàn của trẻ em khi truy cập Internet. Trong đó, 88% lo lắng về việc trẻ xem nội dung không phù hợp trên mạng, 71% về việc trẻ nhận thông báo từ người lạ, 76% lo ngại những tác động xấu đến sức khỏe.
Video đang HOT
“Hiểu rõ tầm quan trọng của thói quen công nghệ tốt, năm 2017, Google đã xây dựng và phát triển chương trình “Be Internet Awesome – Em an toàn hơn cùng Google” và triển khai trên hơn 25 quốc gia. Đây là khóa học giúp trẻ em trang bị những kiến thức cần thiết nhất, giúp chủ động đối phó với những vấn đề khi truy cập mạng” – bà Âu Thị Hồng Ánh thông tin.
Cũng theo bà, các quy tắc ứng xử trên môi trường Internet cho trẻ dựa trên 5 phẩm chất của người dùng Internet tuyệt vời bao gồm: Cẩn thận khi chia sẻ (Dùng Internet Thông Minh); Đừng rơi vào cạm bẫy (Dùng Internet Tỉnh táo); Bảo vệ bí mật (Dùng Internet Mạnh mẽ); Tử tế thật tuyệt (Dùng Internet Tử tế); Khi nghi ngờ, đừng ngại lên tiếng (Dùng Internet Can đảm).
Với mỗi quy tắc ứng xử đều có các hoạt động trải nghiệm như: xem các clip, chơi trò chơi trực tuyến, hoạt động nhóm… Qua đó, giúp các thầy cô có cái nhìn cụ thể, chính xác hơn về các vấn đề như bị xâm nhập vào tài khoản, lừa đảo, bắt nạt trên mạng.
Cuối mỗi nội dung, đại diện Trung tâm Sức khỏe Gia đình và phát triển cộng đồng đưa ra các phương án, cách giải quyết tốt nhất để giáo viên dễ dàng hướng dẫn và truyền đạt tới học sinh.
Tại chương trình, giáo viên tương tác thông qua việc trả lời các câu hỏi khảo sát và nêu ý kiến thảo luận, trao đổi bằng cách đặt các câu hỏi trực tiếp.
Trả lời cho câu hỏi ” Giáo viên cần hướng dẫn học sinh như thế nào nếu không may rơi vào cạm bẫy trên Internet?“, bà Nguyễn Thị Hoàng Anh – Phó Giám đốc Trung tâm Sức khỏe Gia đình và phát triển cộng đồng cho biết: “Giáo viên cần hướng dẫn cho các em biết nói với cha mẹ, thầy cô, hay những người mà em cảm thấy tin cậy để tìm ra hướng giải quyết tốt nhất. Bên cạnh đó, nên đổi mật khẩu cho các tài khoản online để tránh lộ các thông tin quan trọng. Ngoài ra, nếu bị rơi vào bẫy của một vụ tấn công mạng hay lừa đảo, hãy thông báo cho bạn bè có liên quan để không là nạn nhân tiếp theo…”.
Để tránh rơi vào các cạm bẫy trên Internet, vị Phó Giám đốc trung tâm cũng lưu ý, giáo viên cần hướng dẫn học sinh tra kĩ đường dẫn URL trước khi truy cập, nên truy cập các trang web bảo mật (https://) có biểu tượng ổ khóa và cẩn trọng khi nhận email với đề nghị tốt đến khó tin…
Ngoài các vấn đề về bảo mật thông tin cá nhân, giáo viên nên hướng học sinh có thái độ tích cực trên mạng và ngoài đời thực. Bên cạnh đó, biết lan tỏa sự tử tế, tôn trọng quyền riêng tư và ý kiến cá nhân của mọi người xung quanh…
Tại buổi tập huấn, các đại diện cũng đưa ra gợi ý về bài giảng với đầy đủ nội dụng, thời lượng, kế hoạch, những lưu ý khi giảng dạy để giáo viên có thể tham khảo và thực hiện. Từ đó, mỗi giáo viên sẽ lựa chọn phương án giảng dạy phù hợp để truyền tải tới học sinh một cách nhanh và hiệu quả nhất.
Dự kiến, Trung tâm Sức khỏe Gia đình và phát triển cộng đồng sẽ tiếp tục phối hợp cùng Cục nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục tổ chức đào tạo trực tuyến cho giáo viên các trường tiểu học của các quận khác trên địa bàn thành phố Hà Nội, cũng như tại các trường tiểu học ở Vĩnh Phúc, Hà Nam trong năm 2022.
Lao động, đạo đức, tự lập
Nền giáo dục ở các nước phát triển hàng đầu thế giới đều có những ưu việt mà nền giáo dục Việt Nam cầu thị để học tập. Sự cầu thị học hỏi ấy mang lại lợi ích trực tiếp cho người thụ hưởng giáo dục, tức là học sinh.
Vì sao người Nhật yêu cầu học sinh từ lớp 1 trở đi phải làm những việc lao động nhẹ trong lớp như quét lớp, lau bảng, quét sân bóng rổ, trực nhật bưng cơm (nếu là học bán trú)... Những việc lao động nhẹ nhàng ấy vừa sức trẻ em và lợi ích mang lại là học sinh từ nhỏ đã có tinh thần lao động, biết yêu lao động, biết giúp đỡ bạn học. Qua lao động mà thiết lập được sự bình đẳng trong nhà trường, giữa học sinh với nhau, không phân biệt giàu nghèo, giai cấp.
Còn ở nhà trường Việt Nam? Một phụ huynh đã nói thẳng: "Ở ta, phụ huynh góp tiền thuê lao công quét lớp học, lau bảng... Ở nhà thì có người giúp việc làm hết. Trẻ em chẳng biết làm gì".
Với một bộ phận phụ huynh thì ít khoe con mình "lao động giỏi", mà chỉ khoe "học giỏi".
Học sinh Trường Tiểu học Lê Hồng Phong (TP.Quảng Ngãi) tham gia vệ sinh trường học. (Ảnh chụp trước 26/6/2021 ) Ảnh: PV
Người Nhật giáo dục con cháu họ thật thà, biết nhường nhịn, luôn thể hiện lòng biết ơn, luôn cố gắng ở mức cao nhất trong mọi công việc. Đó là những phẩm chất tuyệt vời tạo nên một nhân cách hướng thiện, luôn biết sống vì cộng đồng, biết làm việc nhóm, làm việc tập thể trong khi vẫn thể hiện cá tính sáng tạo của mình.
Trẻ em rất cần được rèn luyện và khuyến khích thể hiện lòng nhân ái, cả tình yêu với cây xanh, vật nuôi, thiên nhiên quanh mình. Lúc nhỏ được giáo dục theo hướng nào thì lớn lên sẽ thể hiện theo hướng đó. Thậm chí, người Nhật không khuyến khích trẻ em phải trở thành người học giỏi nhất, mà phải thành người sống có đạo đức, biết nhẫn nhịn, có sức mạnh và biết yêu thương.
Vậy nên, chúng ta cần giáo dục đào tạo từ nhỏ để sau này khi lớn lên, các em có một tâm hồn đẹp, có đạo đức xã hội, biết sống và nghĩ cho người khác, biết vươn lên bằng chính năng lực của mình, từ chối mọi cách làm để thành đạt trái đạo đức, và coi việc giúp đỡ người yếu thế, người nghèo khổ là mục đích tự nguyện, là niềm hạnh phúc của bản thân mình. Biết tự lập ngay từ nhỏ chính là biết tự tin vào bản thân mình.
Người Nhật cho rằng, mỗi cá nhân cần tự lập, cố gắng học tập, làm việc tự chủ, không ỷ lại. Như thế mới có thể hòa nhập vào môi trường hội nhập với sự biến động nhanh của các giá trị văn hóa và tri thức. Việc tự lập còn giúp học sinh có đời sống phong phú, có thể học tập ở mọi nơi, mọi lúc và vận dụng thích hợp những thành quả đó.
Học sinh chuẩn bị kiểm tra giữa kỳ trực tuyến: Tránh gian lận thế nào? Hiện tại học sinh Hà Nội và nhiều tỉnh thành khác đang chuẩn bị bước vào kỳ kiểm tra giữa kỳ trực tuyến. Vậy làm sao tránh gian lận, đảm bảo công bằng với hình thức kiểm tra này? Với tình hình dịch bệnh như hiện tại, việc học trực tuyến tại các quận nội thành Hà Nội có thể tiếp diễn đến...