Làm gì khi da bị khô, ngứa, nứt nẻ?
Những người da bị khô, nứt nẻ là do khả năng tự tiết ra những chất hữu cơ tự nhiên cùng mồ hôi giúp da nhờn, đàn hồi và chống lại sự xâm nhập của các loại vi khuẩn của làn da bị giảm.
Điều này càng tăng hơn khi thời tiết hanh khô.
Cấu tạo của da
Cấu tạo của da có 3 lớp, theo thứ tự từ ngoài vào trong đó là biểu bì, trung bì, hạ bì.
- Lớp biểu bì là lớp ngoài cùng của da. Lớp biểu bì trên mỗi vị trí và từng bộ phận khác nhau thì sẽ có độ dày khác nhau, nhưng đều nằm trong khoảng 0,5 – 1 mm. Keratinocytes là tế bào chủ yếu trong lớp biểu bì, tế bào này được bắt nguồn từ tế bào ở lớp đáy. Trong quá trình sừng hóa trên da, khi các tế bào sừng ở trên bề mặt lớp biểu bì bị sừng hóa và bong tróc sẽ bị một lớp tế bào sừng mới thay thế.
Ngoài ra, lớp biểu bì này còn bảo vệ nội tạng, mạch máu, dây thần kinh tránh khỏi những chấn thương. Thông qua lớp biểu bì, chúng ta có thể biết được tình hình của da như khả năng chống nắng, độ ẩm…
- Lớp trung bì là lớp dày nhất trong 3 lớp và cũng là nơi tập trung nhiều collagen và elastin. Trong đó, collagen có nhiệm vụ hỗ trợ cấu trúc da, elastin có vai trò quan trọng trong việc phục hồi da. Các nang lông, mạch máu hay các tuyến mồ hôi, dây thần kinh, tuyến bã nhờn đều nằm ở lớp này.
- Lớp hạ bì là lớp dưới cùng của da. Lớp này có chứa các mô liên kết và phân tử chất béo, giúp cách nhiệt cũng như bảo vệ các mô bên dưới khỏi các chấn thương.
Những người da bị khô, nứt nẻ thường là khả năng tự tiết ra những chất hữu cơ tự nhiên cùng mồ hôi giúp da nhờn, đàn hồi và chống lại sự xâm nhập của các loại vi khuẩn của làn da bị giảm. Điều này càng tăng hơn khi thời tiết hanh khô.
Nguyên nhân khiến da khô, nứt nẻ gây ngứa
Bình thường, da chúng ta có một lớp màng bảo vệ, giúp ngăn nước trong da không bị bốc hơi và bảo vệ da khỏi các tác động xấu từ ngoài môi trường. Tuy nhiên ở những người bị viêm da cơ địa hay có làn da nhạy cảm thì lớp màng bảo vệ này dễ bị tổn thương khiến da bị mất nước, dẫn đến khô da, các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây tổn thương, xuất hiện mẩn đỏ, mụn nước, ngứa ngáy, khó chịu,…
Bên cạnh đó, vào mùa khô hanh, da không có đủ thời gian để kịp thích nghi khiến da nhanh chóng bị mất nước. Đặc biệt, điều này hay xảy ra ở những người có làn da khô và nhạy cảm hoặc quy trình dưỡng ẩm da không hiệu quả.
Biện pháp tối ưu cho làn da khô, nứt nẻ
Để khắc phục các hiện tượng trên cần chú ý thực hiện như sau:
Video đang HOT
- Bảo vệ và che chắn cho da cẩn thận khi đi ra ngoài để hạn chế tối đa những tác động xấu từ khói bụi, vi khuẩn ngoài môi trường.
- Bôi kem chống nắng đều đặn, bởi dù ánh nắng mặt trời trong mùa đông không gay gắt như mùa hè nhưng những tác hại của nó vẫn còn nguyên, làm cho da bạn thêm tồi tệ.
- Thường xuyên dùng kem dưỡng ẩm cho da, đảm bảo cho da luôn mềm mại. Hãy bôi kem dưỡng ẩm ngay khi bạn cảm thấy khô da, ngứa ngáy, da bong tróc. Nên sử dụng các loại kem có chứa ceramide, hyaluronic acid, glycerin ngay lúc da còn ẩm.
Ceramide là thành phần tự nhiên trong lớp sừng, lớp ngoài cùng của da, đóng vai trò chính trong việc duy trì làn da khỏe và bảo vệ làn da chống lão hóa, bảo vệ các thành phần dưới da.
Một số kem dưỡng có chứa thành phần lipid tương tự với cấu trúc lipid trên da, có tác dụng tăng cường liên kết giữa các tế bào biểu bì, chống khô da… Bảo vệ các vị trí da dễ bị khô ngứa như bàn tay, cánh tay, cổ…
Hãy bôi kem dưỡng ẩm ngay khi bạn cảm thấy khô da, ngứa ngáy, da bong tróc.
- Không tắm, rửa mặt bằng nước quá nóng. Bởi nhiệt độ cao của nước sẽ làm phá hỏng kết cấu của da, từ đó làm da nhanh khô và có thể nổi mẩn ngứa, ửng đỏ, khiến da bạn khô hơn.
- Cần mặc quần áo ấm, có chất vải mềm mại, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng, tránh chà xát, kỳ gãi mạnh vào da,…
Nếu những phương pháp trên không mang lại hiệu quả giảm tình trạng khô da của bạn, hãy đi khám bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và điều trị sớm.
Bác sĩ mách bí quyết ngừa da nứt nẻ, bong tróc khi trời lạnh
Vào mùa đông, làn da rất dễ bị khô hanh, bóng tróc, nứt nẻ gây ngứa ngáy, khó chịu, dưới đây là giải pháp giúp cải thiện vấn đề trên.
Nguyên nhân da khô, ngứa ngáy
TS. BS. Lã Hà - Nguyên Giảng viên bộ môn Da liễu, Chủ nhiệm khoa Da liễu tại Học viện Y Dược Cổ Truyền Việt Nam cho biết, có nhiều nguyên nhân dẫn đến da khô, ngứa trong mùa đông.
Theo bác sĩ Hà, khi thời tiết chuyển sang mùa lạnh, nhiệt độ và độ ẩm giảm nhanh chóng, da phải làm việc nhiều hơn để duy trì đủ độ ẩm. Điều này có thể dẫn đến các vết nứt ở lớp da bên ngoài, mất nước và viêm da.
Thời tiết thay đổi dẫn đến môi trường thay đổi, từ đó các tác nhân như bụi, phấn hoa, nấm mốc có điều kiện để tác động mạnh mẽ lên da, khiến da khô, bong tróc, tệ hơn nữa là kích ứng, ngứa ngáy.
"Da vốn thích sự nhất quán, vì vậy khi các yếu tố như thời tiết bị thay đổi sẽ tạo ra một cú sốc đối với da. Hàng rào bảo vệ da bị gián đoạn trong giai đoạn này, khiến da dễ bị viêm và kích ứng", bác sĩ Hà nói.
Tắm nước nóng cũng là một trong những nguyên nhân khiến da khô, nứt nẻ và ngứa. Mùa đông thời tiết trở lạnh, mọi người thường có nhu cầu tắm rửa bằng nước nóng giúp cơ thể thoải mái, điều này vô tình khiến da mất nước, mất luôn cả chất dầu nhờn ở trên da - mất "hàng rào" bảo vệ da, da càng khô càng dễ nổi mận và dễ ngứa.
Việc sử dụng một số sản phẩm làm sạch da và vệ sinh cơ thể không phù hợp cho thời tiết lạnh, khô hanh cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng da kích ứng.
Mùa đông da dễ bị khô, bong tróc, ngứa ngáy. (Ảnh minh họa)
Cách bảo vệ làn da trong mùa lạnh
Theo bác sĩ Lã Hà, để chăm sóc làn da vào mùa đông, bạn cần bỏ chút thời gian thực hiện mỗi ngày, điều này sẽ giúp cải thiện tình trạng da khô, nứt nẻ, ngứa ngáy.
Sử dụng kem dưỡng ẩm phù hợp, đúng cách
Vào mùa đông, không khí khô hơn nhiều, do đó da cần được bảo vệ nhiều hơn. Chúng ta sẽ cần kem dưỡng ẩm dày hơn, ẩm hơn so với mùa hè.
Qua đêm, làn da của chúng ta được đổi mới và sửa chữa. Vì vậy đây là thời điểm hoàn hảo để cấp ẩm bằng cách đắp mặt nạ hoặc thoa kem dưỡng ẩm dành cho buổi đêm.
"Hãy nhớ dưỡng ẩm cơ thể ngay sau khi tắm xong. Lúc đó, da vẫn còn ấm và ẩm. Điều này hỗ trợ quá trình hydrat hóa cho da tốt hơn", bác sĩ Hà chia sẻ.
Tuy nhiên, vị chuyên gia da liễu khuyến cáo, cần lựa chọn những loại sản phẩm có nguồn gốc và thành phần rõ ràng, phù hợp với làn da của mình.
Không tắm, rửa mặt bằng nước nóng, xà phòng có tính tẩy rửa mạnh
Thói quen sinh hoạt thường nhật như sử dụng nước quá nóng để tắm, rửa mặt sẽ làm tệ thêm tình trạng khô da, mẩn ngứa. Chúng ta chỉ nên sử dụng nước ấm tắm trong thời gian vừa đủ.
Bên cạnh đó hãy hạn chế sử dụng các loại xà phòng, sửa rửa mặt có tình tẩy rửa mạnh, điều này sẽ làm da khô, dễ kích ứng.
Cách đơn giản nhất để cung cấp độ ẩm cho d là uống thật nhiều nước. (Ảnh minh họa)
Uống đủ nước, ăn nhiều rau củ, trái cây
Khi bạn có cảm giác da khô và ngứa là dấu hiệu mất nước của da, hãy cải thiện hiện tượng này bằng cách uống nhiều nước hơn, ăn thêm nhiều rau củ, trái cây tươi.
Trong những tháng lạnh hơn, mọi người thường có xu hướng uống ít nước hơn. Hãy đảm bảo rằng bạn vẫn cung cấp đủ lượng nước cần thiết hàng ngày.
Bạn có thể bổ sung ít nhất 2000 ml nước mỗi ngày, uống từng ít một và nhiều lần, không nên uống quá nhiều nước cùng lúc. Tránh xa đồ uống có đường, hấp thụ quá nhiều đường sẽ dẫn đến oxy hóa da, chỉ nên uống nước lọc hoặc trà loãng là thích hợp nhất.
Nước ấm với mật ong hoặc chanh là một cách tuyệt vời để cung cấp nước cho cơ thể và cũng có thể giữ ấm.
Chú ý độ ẩm không khí trong nhà
Mùa đông có đặc điểm là không khí khô, cộng với tác động của hệ thống sưởi và điều hòa, độ ẩm không khí trong nhà giảm đáng kể, điều này không tốt cho da.
Trong nhà, khi sử dụng các thiết bị làm ấm cần để trong không gian rộng, không sử dụng quá lâu, cách xa người và đặt nhiệt độ thích hợp.
Tuyệt đối tránh gãi lên da nhiều lần
Khi bạn bị khô da sẽ gây ra ngứa, nhiều người theo phản ứng tự nhiên sẽ dùng tay gãi liên tục, thậm chí móng tay sẽ làm cho da bị xước và tổn thương liên tục, đây là một thói quen sai lầm.
Nếu bạn làm việc này thường xuyên không chỉ khiến da sần sùi, dễ bị nám mà nếu bị trầy xước còn gây ra các bệnh ngoài da như viêm da, nhiễm khuẩn.
Do đó, nếu bị ngứa không chịu nổi, bạn có thể vỗ nhẹ vào vùng ngứa, hoặc bôi kem dưỡng ẩm. Nếu sau các phương pháp này mà vẫn thấy đặc biệt ngứa thì nên đi khám càng sớm càng tốt để xem có phải bệnh ngoài da hay không.
Che chắn khi ra ngoài
Khi ra ngoài trời, cũng cần có những biện pháp che chắn đặc biệt là cho da mặt để tránh tình trạng thay đổi nhiệt đột ngột.
Những bí quyết nhỏ nhưng vô cùng quan trọng này sẽ giữ cho làn da tránh rơi vào những tình trạng báo động khi thời tiết chuyển lạnh.
Kiểm soát tình trạng 'da rắn' trong mùa đông Da khô nứt nẻ như da rắn (da rắn) thường do di truyền, và thường vượng lên trong mùa đông, làm khó chịu ngứa ngáy và ảnh hưởng thẩm mỹ. Vậy có cách nào để khắc phục tình trạng này? Da khô nứt nẻ như da rắn thường trầm trọng hơn vào mùa hanh khô. Bởi khi thời tiết lạnh, hanh khô khiến...