Làm gì khi con bị điểm kém?

Theo dõi VGT trên

Điểm số bị so sánh, bắt ép con học thật nhiều, xoáy sâu vào chuyện con bị điểm kém để chê trách, kết tội con là câu chuyện diễn ra mỗi khi năm học mới bắt đầu.

Làm gì khi con bị điểm kém? - Hình 1

Cach giao duc khi con bi điêm kem

Tuy nhiên, điểm số không phản ánh được đầy đủ năng lực, trình độ của học sinh. Nếu người lớn quá coi trọng điểm số, sẽ tạo thành áp lực với con trẻ.

Nhớ lại đầu năm học lớp 6, cậu con trai mang về bài kiểm tra Toán 15 phút đầu năm với điểm dưới trung bình. Tôi cảm thấy khá sốc và thực sự buồn bởi 5 năm học tiểu học, năm nào con cũng học Toán giỏi nhất lớp với giải thưởng cấp quận.

Ngay lập tức, tôi hỏi con câu hỏi quen thuộc: Bạn ngồi cạnh con mấy điểm? Lớp con có nhiều bạn điểm 9, 10 không? Con thấy các bạn được 9, 10 mà không thấy xấu hổ ư?!… Cậu con trai rưng rưng nước mắt: Bài kiểm tra sau sẽ không như thế. Bài này do con chủ quan nên nhầm lẫn…

So sánh với bài tập con đã làm, những kiến thức con đã được học, quả thực không khó. Nhưng có lẽ do mải chơi, hay áp lực về bài kiểm tra đầu năm, con làm bài không tốt. Khi lấy lại bình tĩnh, tôi nghĩ, con lên lớp 6, các môn học có nhiều thay đổi so với tiểu học, mình cần đồng hành cùng con.

Mỗi ngày, hướng dẫn giảng giải cho con bài khó, con tiếp thu và thi đạt điểm cao. Điều tôi nhận thấy, nên thoải mái đón nhận vì con đã thực sự cố gắng và vui với những tiến bộ nhỏ nhất của con. Bắt ép con học thật nhiều, dọa dẫm con sẽ không mang lại hiệu quả như mong muốn.

Có lẽ câu chuyện của tôi cũng là câu chuyện của nhiều phụ huynh. Không ai có thể dễ dàng chấp nhận con học hành không bằng bạn bè, chấp nhận con bị điểm kém mà không đay nghiến, mắng mỏ! Nếu để ý các bố mẹ đón con ở cổng trường, hầu như câu hỏi đầu tiên dành cho con là: “Hôm nay con được mấy điểm?”.

Khi con không đạt được điểm số như bố mẹ mong muốn, cha mẹ bắt đầu trách móc con và so sánh với bạn khác.

Chia sẻ về vấn đề này, TS Vũ Thu Hương, nguyên giảng viên Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng: Việc học được đánh giá bằng điểm số sẽ dẫn tới việc áp lực thành tích đè nặng lên vai đứa trẻ và nhà trường. Mỗi một bài học, mỗi một con chữ, trẻ đều phải cố gắng làm sao có điểm cao nhất. Áp lực này sẽ khiến trẻ nhanh chóng mệt mỏi và chán học. Cũng vì khao khát điểm số, cha mẹ sẽ thúc giục con học nhiều hơn. Điều này làm chính cha mẹ cũng mệt mỏi. Ngoài ra, áp đặt thành tích lên con mình còn tạo ra một tính cách không tốt cho trẻ là sự ganh đua và tính ghen ăn tức ở.

Kiến thức các môn học không phải là thứ duy nhất mà trẻ phải học hỏi. Kiến thức đó trẻ có thể bổ sung bất kể khi nào nhưng những kỹ năng muốn có cần phải được đào tạo cẩn thận và được trau dồi liên tục qua nhiều năm tháng. Nếu cha mẹ quá quan tâm đến kết quả học tập, cha mẹ chẳng những không giúp gì cho con mà thậm chí còn làm lệch hướng GD của con theo chiều hướng xấu đi.

Video đang HOT

Đề cao vai trò của cảm xúc đối với kết quả học tập của HS, cô Huỳnh Mai Trang, giảng viên Trường ĐHSP TPHCM nhấn mạnh: Những cảm xúc trong học tập như niềm vui, niềm tự hào, giận dữ, lo lắng, xấu hổ… có vai trò quan trọng đối với việc học tập. Cảm xúc thay đổi ở các môi trường học tập khác nhau, chẳng hạn như trong trường học, giờ học, hoặc khi làm bài kiểm tra – thi. Việc quan tâm đến cảm xúc của người học là điều cần làm.

Có thể nói, kỳ vọng về thành tích của con trẻ, ước mơ con học hành giỏi giang không phải là xấu. Việc học hôm nay sẽ tạo tiền đề, nền tảng cho cuộc sống tương lai của trẻ là lẽ tất nhiên. Tuy nhiên, khi chúng ta đặt ra kỳ vọng quá lớn sẽ tạo nên áp lực với trẻ.

Theo TS Vũ Thu Hương, thay vì hỏi con về điểm số, cha mẹ hãy làm quen với câu hỏi: Hôm nay ở lớp có gì vui không con? Điều mà các phụ huynh cần biết là sau khi tan trường con đã học được gì hôm đó. Cha mẹ hãy tập thói quen đó để dễ dàng làm bạn với con. Những gì con học được ở trường mỗi ngày là điều quan trọng nhất.

Lê Đăng

Theo GDTĐ

Có nên dẹp bỏ thư viện trường học: Học sinh thờ ơ, thư viện thành nhà kho

Nhiều học sinh từ cấp tiểu học đến sinh viên các trường đại học, cao đẳng đều không hề biết thư viện trường ở đâu vì lí do đầu sách nghèo nàn, lạc hậu.

Có nên dẹp bỏ thư viện trường học: Học sinh thờ ơ, thư viện thành nhà kho - Hình 1


Một góc thư viện sách của một trường tiểu học ở Hà Nội. Ảnh: Đỗ Hợp

Thư viện chỉ bằng phòng học, chủ yếu sách giáo khoa

Đỗ Thị Hạnh, học sinh một trường THPT ở Hà Nội cho rằng, em không hay lên thư viện của trường. Mặt khác, Hạnh cho rằng, muốn ngồi đọc trên thư viện cũng khó có thời gian tìm sách vì giờ ra chơi giữa tiết có 5 phút, không lên kịp đọc gì đã hết giờ.

"Nếu như bên nước ngoài em thấy thư viện rất nhiều đầu sách, mở cửa thời gian dài trong ngày cho học sinh lên học thì ở trường em, thư viện chỉ mở trong buổi sáng, đến hơn 11h đã đóng cửa trong khi gần 12h bọn em mới được tan học. Như vậy, thời gian đâu để lên đọc sách trên thư viện được"- Hạnh nhấn mạnh.

Hạnh cho rằng, trong tuần em có 1-2 lần lên thư viện để mượn sách về nhà đọc. Cứ mượn 2 cuốn đọc xong trả thì lại mượn cuốn khác: "Nhiều lúc, em đến sớm muốn ngồi thư viện đọc sách thì nhân viên vẫn chưa đến, chưa mở cửa cho vào"- Hạnh cho hay.

Học sinh Nguyễn Mai Hương, đang học tại một trường THCS ở Hà Nội cho rằng, năm nay em lên lớp 9 nhưng số lần lên thư viện đọc sách chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Sở dĩ, theo Hương, thư viện trường em khá rộng, có phòng đọc cho giáo viên, học sinh. Tuy nhiên, đầu sách cũng không phong phú, cộng với thời gian giờ ra chơi tranh thủ không được bao nhiêu thời gian nên cứ học xong là em về. Họa hoằn lắm trong năm em mới lên thư viện mượn 1,2 cuốn sách về đọc.

"Thư viện trường em chỉ mở buổi sáng. Chiều muốn đến đọc sách cũng chịu đấy. Mặt khác, thư viện chủ yếu chỉ có sách giáo khoa, sách tham khảo, mà những sách này thì đa số học sinh mua được. Chúng em cần những cuốn sách tâm lý, dạy kỹ năng sống với lứa tuổi,... nhưng tìm mỏi mắt không có luôn"- Hương nhấn mạnh.

Cô Phạm Thị Nguyên An, giáo viên dạy Toán - Tin của một trường THPT ở Hà Nội cho rằng, thư viện ở nhiều trường còn khá nghèo nàn. Sách trên thư viện chỉ có sách giáo khoa, sách tham khảo các môn học nên khó có thể hấp dẫn học sinh.

Cũng theo cô An, thư viện trường cô dạy ngoài sách thì còn có lắp thêm 10 máy tính. Chính vì thế, thay vì lên thư viện đọc sách, nghiên cứu, mượn sách về nhà thì học sinh lên thư viện chỉ để ngồi máy tính và vào mạng đọc báo.

"Đúng là ngoài việc đầu sách còn nghèo nàn thì việc các thư viện mở thì muộn mà đóng thì sớm cũng khiến cho thư viện các trường học luôn chỉ có ít học sinh ngồi đọc"- cô giáo An nhấn mạnh.

Tại nhiều trường cao đẳng ở Hà Nội, thư viện trường có số đầu sách khá khiêm tốn nên phần lớn sinh viên đến thư viện chỉ để... đọc báo.

Một sinh viên khoa Kế toán cho biết, thư viện trường rất ít sách, đặc biệt là sách phục vụ chuyên ngành. "Muốn có sách tham khảo, nghiên cứu thì phải lên thư viện tổng hợp . Tuy nhiên, sách ở thư viện không đủ cung cấp nên cứ có bài luận, bài tập là phải lên mạng dùng "Google" để tra cứu.

Có nên dẹp bỏ thư viện trường học: Học sinh thờ ơ, thư viện thành nhà kho - Hình 2

Góc truyện tranh của một thư viện. Ảnh: Đ.H

Vì sao học sinh vẫn "thờ ơ" với thư viện?

Lượng bạn đọc ít và không thường xuyên, hình thức hoạt động đơn điệu, cơ sở vật chất, trang thiết bị nghèo nàn là thực trạng của hệ thống thư viện ở nước ta hiện nay.

Câu hỏi đặt ra là, liệu điều này có gây ra sự lãng phí lớn khi các trường hàng năm vẫn phải xây phòng ốc cũng như hàng năm các trường vẫn phải trích tiền chi cho việc mua sách không?

Trao đổi về vấn đề này, TS Vũ Thu Hương, nguyên giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học (ĐH Sư phạm Hà Nội) cho rằng, sở dĩ có thực tế này, vì ở Việt Nam chúng ta không dạy trẻ con đọc sách.

TS Hương cho rằng, nếu các trường có thư viện mà học sinh không được tiếp xúc thường xuyên thì quá lãng phí, thậm chí có hại khi trẻ em học được tính hình thức từ người lớn.

Theo TS Hương, việc việc dạy trẻ có thói quen đọc sách là điều phụ huynh cần phải làm vì khi có sách, con sẽ không tin hoàn toàn vào thông tin trên mạng. Thậm chí, học sinh phải có khả năng kiểm chứng cả thông tin mạng.

Theo TS Hương, để thư viện các trường hoạt động hiệu quả hơn hiện nay thì các trường nên có tổng hợp về số lượng sách được học sinh đọc nhiều, số học sinh không bao giờ cầm tới, dạng tài liệu được thao khảo rộng rãi. Số thời gian học sinh ở trong thư viện. Có như vậy, mới biết nên thêm mới sách nào, bỏ đi sách không hữu ích, tránh được lãng phí đầu tư vào thư viện trường học.

"Cần có sự kiểm tra kiểm soát việc dạy kĩ năng đọc sách trong nhà trường"- TS Hương nhấn mạnh.

Vậy ngày nay khi mạng bùng nổ, chỉ một "click" đã có thể đủ thông tin và thay thế sách được không? TS Hương cho rằng, sách trên thư viện là một nguồn tư liệu không thể thay thế: "Nhưng việc con thích đọc sách hay không lại là quan niệm của bố mẹ là chính. Khi bố mẹ rèn được cho con "nghiện" lên thư viện, "nghiện" đọc sách, coi sách là nguồn tư liệu phong phú thì lúc đó con sẽ tự lựa chọn và chủ động trong việc lên thư viện đọc sách"- TS Hương nhấn mạnh.

Có nhất thiết phải ngồi ở thư viện?

Tại một hội thảo về đổi mới hoạt động thư viện trong thời kỳ mới hồi cuối năm 2018, nhà sử học Dương Trung Quốc nói xưa thư viện là nơi lưu trữ sách và mọi người đến tìm sách để đọc, nhưng nay thời đại đã thay đổi. Ông cho rằng ngành thư viện cần trả lời câu hỏi "có nhất thiết là mọi người phải đến thư viện ngồi đọc sách nữa không?"

Ông Dương Trung Quốc cho rằng, nếu câu trả lời là vẫn cần thiết thì các thư viện cần làm gì đó để phát huy được vai trò của mình. Ông gợi ý thư viện cần chuyển đổi thành một không gian sáng tạo, một nơi để mọi người đến tiếp nhận, trao đổi tri thức. Đừng nghĩ thư viện chỉ là sách mà còn là các hoạt động văn hóa khác.

Đ.H (t/h)

Theo Tiền phong

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Mỹ nhân Việt khoe nhà đón Tết: Cơ ngơi của con dâu "Vua hàng hiệu" hay biệt thự 1000m2 của Thanh Hằng hoành tráng hơn?Mỹ nhân Việt khoe nhà đón Tết: Cơ ngơi của con dâu "Vua hàng hiệu" hay biệt thự 1000m2 của Thanh Hằng hoành tráng hơn?
15:04:45 27/01/2025
1 Anh Trai Say Hi khoe vợ bụng bầu vượt mặt, visual em bé tương lai hứa hẹn cực đỉnh1 Anh Trai Say Hi khoe vợ bụng bầu vượt mặt, visual em bé tương lai hứa hẹn cực đỉnh
15:25:38 27/01/2025
Bí ẩn Vbiz 2024: Cặp đôi vướng tin đã có con, đăng ký kết hôn nhưng ngoài mặt như "người dưng"?Bí ẩn Vbiz 2024: Cặp đôi vướng tin đã có con, đăng ký kết hôn nhưng ngoài mặt như "người dưng"?
16:50:30 27/01/2025
Xuân Son cùng vợ con diện áo dài đón Tết, một chi tiết hết sức đáng yêu gần gũiXuân Son cùng vợ con diện áo dài đón Tết, một chi tiết hết sức đáng yêu gần gũi
16:04:52 27/01/2025
Án mạng rúng động tại chùa: Tìm thấy video cuộc gặp đáng ngờ giữa 1 nam diễn viên và nạn nhân, người vợ bí ẩn cũng bị điều traÁn mạng rúng động tại chùa: Tìm thấy video cuộc gặp đáng ngờ giữa 1 nam diễn viên và nạn nhân, người vợ bí ẩn cũng bị điều tra
17:16:58 27/01/2025
Đường đua phim Tết 2025: Trấn Thành tiếp tục thống trị hay sẽ có bất ngờ?Đường đua phim Tết 2025: Trấn Thành tiếp tục thống trị hay sẽ có bất ngờ?
15:11:36 27/01/2025
Không thể nhận ra Hạt Dẻ chỉ vì 1 thay đổiKhông thể nhận ra Hạt Dẻ chỉ vì 1 thay đổi
17:30:52 27/01/2025
Ô tô tông liên hoàn 3 phương tiện ở Hà Nội, 4 người bị thươngÔ tô tông liên hoàn 3 phương tiện ở Hà Nội, 4 người bị thương
15:11:37 27/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Truy tố Chủ tịch Công ty Hải Hà vì gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 317 tỷ đồng

Truy tố Chủ tịch Công ty Hải Hà vì gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 317 tỷ đồng

Pháp luật

20:09:36 27/01/2025
Ngày 12/1/2024, Bộ Công thương đã ban hành quyết định thu hồi Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu của Công ty Hải Hà.
Mỹ áp thuế 'khẩn cấp' 25% đối với tất cả hàng hóa của Colombia

Mỹ áp thuế 'khẩn cấp' 25% đối với tất cả hàng hóa của Colombia

Thế giới

20:07:19 27/01/2025
Các động thái của ông Trump diễn ra chưa đầy một tuần sau khi ông tuyên thệ nhậm chức với cam kết trục xuất hàng triệu lao động không giấy tờ khỏi Mỹ. Trên mạng xã hội, ông viết: Những biện pháp này mới chỉ là bước đầu .
Neymar rời Al-Hilal trở lại Santos

Neymar rời Al-Hilal trở lại Santos

Sao thể thao

19:22:29 27/01/2025
Neymar đồng ý trở lại Santos và Al-Hilal cũng chấp nhận các điều khoản. Thương vụ sẽ chính thức hoàn tất trong tuần sau.
Chuyện gì đã xảy ra với Thiên An sau 1 đêm "biến mất"?

Chuyện gì đã xảy ra với Thiên An sau 1 đêm "biến mất"?

Sao việt

18:36:56 27/01/2025
hiên An đã chính thức cập nhật trạng thái trên trang cá nhân, thông báo đã lấy lại được tài khoản sau sự cố không mong muốn.
Quang Hải làm 1 hành động ở nhà bố vợ, hút luôn 8 triệu view, hé lộ tình trạng sức khoẻ của Chu Thanh Huyền

Quang Hải làm 1 hành động ở nhà bố vợ, hút luôn 8 triệu view, hé lộ tình trạng sức khoẻ của Chu Thanh Huyền

Netizen

18:28:58 27/01/2025
Trong không khí Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần, mới đây, tiền vệ Nguyễn Quang Hải đã có mặt tại nhà cha vợ ở thị xã Sơn Tây để chuẩn bị đón tết.
Điện ảnh Việt 2024: Bùng nổ doanh thu với các phim hơn 500 tỷ đồng

Điện ảnh Việt 2024: Bùng nổ doanh thu với các phim hơn 500 tỷ đồng

Hậu trường phim

17:19:58 27/01/2025
Thị trường điện ảnh Việt năm 2024 có một số bước tiến so với năm 2023, về cả doanh thu lẫn sự đa dạng trên thị trường.
9 lựa chọn thay thế bánh kẹo ngày Tết để tránh tăng cân

9 lựa chọn thay thế bánh kẹo ngày Tết để tránh tăng cân

Sức khỏe

17:03:47 27/01/2025
Thay vì chế biến sinh tố trái cây cùng đường hay sữa đặc, bạn nên ăn tươi hoặc kết hợp với sữa chua không đường để tăng hương vị mà không làm tăng lượng calo.
Thói quen đơn giản làm đẹp da hiệu quả

Thói quen đơn giản làm đẹp da hiệu quả

Làm đẹp

17:01:32 27/01/2025
Uống nước lọc ấm khi bụng đói mang đến hiệu quả lớn trong việc thải độc gan, cải thiện hệ tiêu hóa. Khi đó, tình trạng viêm nhiễm sẽ giảm bớt, da sẽ ít mụn trứng cá hơn.
4 loại cây trồng trước cửa đón lộc, 3 cây trồng sau nhà trấn giữ của cải, gia chủ chẳng lo thiếu tiền

4 loại cây trồng trước cửa đón lộc, 3 cây trồng sau nhà trấn giữ của cải, gia chủ chẳng lo thiếu tiền

Trắc nghiệm

16:33:37 27/01/2025
Để thu hút tài lộc và bảo vệ của cải, việc chọn đúng loại cây trồng trước và sau nhà đóng vai trò quan trọng trong phong thủy.
Quần jeans bóng rộng rãi và hiện đại, món đồ mới 'siêu ngầu'

Quần jeans bóng rộng rãi và hiện đại, món đồ mới 'siêu ngầu'

Thời trang

15:53:11 27/01/2025
Ngôi sao gốc Latinh đã diện bộ trang phục leo núi, khoe một chiếc quần jeans bóng kết hợp với bốt chiến đấu bằng da lộn và áo len cao cổ màu trung tính, hoàn chỉnh với một chiếc mũ cao bồi phù hợp.
Khởi đầu đáng thất vọng của Jennie?

Khởi đầu đáng thất vọng của Jennie?

Nhạc quốc tế

15:17:36 27/01/2025
Jennie vừa tung loạt thông tin quan trọng chuẩn bị cho màn ra mắt album đầu tay RUBY khiến fan nhạc phấn khích không yên.