Làm gì để khỏi dốt?

Theo dõi VGT trên

Sáng nay 14/5, Hội Khuyến học Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học: Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”.

Tham dự hội thảo có đại diện Ban Tuyên Giáo TƯ, Bộ GD&ĐT, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thuộc Hội Khuyến học Việt Nam. Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam GS.TS Nguyễn Thị Doan chủ trì hội nghị.

Làm gì để khỏi dốt? - Hình 1

Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam GS.TS Nguyễn Thị Doan chủ trì hội nghị

“Yếu hèn là do dốt nát”

Phát biểu đề dẫn khai mạc hội thảo, GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam khẳng định: Hồ Chí Minh là hiện thân của sự kết tinh tài trí và đức độ, tinh thần hiếu học và sự thông tuệ sáng tạo của dân tộc Việt Nam.

Không ai giải thích được, tại sao cách đây 130 năm, trên đất Nghệ An lại xuất hiện một thiên tài độc nhất vô nhị Hồ Chí Minh; nhưng mọi người đều thấy rằng, như một quy luật, khi quốc gia lâm nguy, dân tộc đứng trước những thách thức hết sức khó khăn thì Hồ Chí Minh cũng như Lê Lợi, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ… lại xuất hiện với tư cách là những cứu tinh của đất nước.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là sinh ra trong thời nước mất nhà tan, ngay từ lúc tuổi còn thanh niên, Người đã sớm đứng trước một câu hỏi: Tại sao dân tộc ta lại phải làm thân nô lệ cho thực dân Pháp. Người đã lên đường sang Pháp, nơi mà Chính phủ ở đây đã đặt ách đô hộ lên cổ người dân Việt. Cái chân lý mà Người đúc kết: Dốt thì dại, dại thì hèn, yếu hèn là do dốt nát, dốt nát thì làm nô lệ.

Thực hiện lời dạy của Người, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều Chỉ thị, Nghị quyết và những văn kiện khác như Chỉ thị 11-CT/TW, Nghị quyết 29-NQ/TW, Nghị quyết 52-NQ/TW, Kết luận 49-KL/TW, Quyết định 89/QĐ-TTg, 281/QĐ-TTg và 489/QĐ-TTg, qua đó khẳng định rằng:

- Muốn dân tộc thông thái thì phải xây dựng xã hội học tập;

- Muốn con người thông minh thì phải xây dựng công dân học tập.

GS Dong cho rằng, hội thảo hôm nay căn cứ triết lý “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” mà Hồ Chí Minh nêu lên, căn cứ vào nhiệm vụ xây dựng xã hội học tập và công dân học tập mà Đảng, Nhà nước chỉ ra chúng ta xoay quanh chủ đề “làm gì để khỏi dốt”; từng con người làm gì, từng nhà làm gì, từng cộng đồng làm gì để mỗi người không dốt nát, nhà nhà không dốt nát, xóm làng không dốt nát.

GS Dong trích dẫn: “Hồ Chí Minh nói “ Tôi năm nay 71 tuổi, ngày nào cũng phải học. Việc lớn, việc nhỏ tôi phải tham gia. Công việc cứ tiến mãi. Không học thì không theo kịp, công việc nó sẽ gạt mình lại phía sau. Chúng ta là đảng viên già, hiểu biết của chúng ta hồi 30 tuổi so với hiểu biết của lớp trẻ bây giờ… thì chúng mình dốt lắm. Tôi cũng dốt lắm”.

Từ câu nói này, ta rút ra kết luận, muốn làm việc thì phải học không ngừng, lúc trẻ phải học, khi già cũng phải học. Công việc cứ tiến lên từng ngày, và chúng ta cũng thấy mình dốt từng ngày. Như vậy, suốt đời, lúc nào ta cũng cảm thấy mình dốt, do đó, ta phải học liên tục để khỏi dốt.

“Học suốt đời không có nghĩa là suốt ngày, suốt tháng ta bám vào trường học, mà theo Hồ Chí Minh, ta học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học nhân dân. Không học nhân dân là thiếu sót rất lớn” – GS Dong nhấn mạnh.

Làm gì để khỏi dốt? - Hình 2

GS.TSKH Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam: “Hồ Chí Minh luôn gắn việc học với tu thân, tu dưỡng đạo đức và phục vụ sự nghiệp cách mạng”.

Kim chỉ nam dẫn đường cho đất nước

Video đang HOT

Tại hội thảo, GS.TS Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho biết, Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã nói: “Nạn dốt là một trong những phương pháp độc ác mà bọn thực dân dùng để cai trị chúng ta. Hơn 90% đồng bào ta mù chữ, thế nhưng chỉ cần ba tháng là đủ để học đọc, học viết tiếng nước ta theo vần quốc ngữ. Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Vì vậy tôi đề nghị mở một chiến dịch để chống nạn mù chữ”.

Để thể hiện quyết tâm trong thực hiện xóa mù, ngày 11/6/1946 Bác đã phát động phong trào thi đua, ra lời kêu gọi thi đua ái quốc: Diệt giặc đói, Diệt giặc dốt, Diệt giặc ngoại xâm.

Chủ tịch Hồ Chí Minh coi sự dốt nát là giặc, xếp thứ hai, trên cả giặc ngoại xâm. Thật vậy, nếu đói thì không đủ sức chống giặc, nếu dốt nát thì lại trở lại kiếp nô lệ. “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” đã trở thành kim chỉ nam dẫn đường cho đất nước ta vươn lên từ gian khó.

Lời kêu gọi của Bác đã được Đảng ta vận dụng sáng tạo vào sự nghiệp phát triển đất nước, trong mọi lĩnh vực, đặc biệt lĩnh vực giáo dục, văn hóa, khoa học kỹ thuật và được toàn dân hưởng ứng, thực hiện.

Hội Khuyến học Việt Nam tự hào đóng góp tích cực, hiệu quả vào thực hiện lời kêu gọi thiêng liêng đó.

Theo GS Doan, từ khi mới thành lập, Đảng chỉ mới yêu cầu Hội làm tốt việc khuyến khích và hỗ trợ hệ thống giáo dục chính quy, phát triển các loại hình học tập không chính quy đến việc Hội được Đảng giao nhiệm vụ chính trị là xây dựng xã hội học tập từ cơ sở (2005-2010) và đóng vai trò nòng cốt trong vận động nhân dân xây dựng cả nước thành một xã hội học tập.

Hội Khuyến học Việt Nam luôn lấy lời dạy của Bác về sự học, học suốt đời, ai cũng phải học, học ở mọi nơi, mọi lúc, học ở thầy, ở bạn, ở trường, ở thực tế, “vợ không biết thì chồng bảo……”, ai không học là lùi…làm phương châm tổ chức và phát triển sự học trong nhân dân, trong gia đình, dòng họ, cộng đồng.

Hiện nay mạng lưới (Hội) Khuyến học đã phủ kín 100% xã, phường, các tổ dân phố đều có chi Hội Khuyến học với các hoạt động phong phú, năng động, sáng tạo. Phong trào khuyến học đã phát triển sâu rộng trong toàn quốc, khơi sâu mạch nguồn hiếu học chảy mãi không bao giờ ngừng.

Làm gì để khỏi dốt? - Hình 3

Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam: “Một số không ít người bằng cấp nhiều nhưng năng lực kém, lại được đề bạt trong bộ máy các cấp dẫn đến bộ máy ì ạch, cồng kềnh, kém hiệu quả”.

Người lớn học bằng cách nào?

Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho biết, phong trào vận động người lớn học tập đạt kết quả là một thành công của Hội Khuyến học Việt Nam. Trao học bổng cho người lớn, ký kết văn bản phối hợp với các tổ chức chính trị – xã hội, xã hội nghề nghiệp, các Bộ, ngành; phát triển tổ chức Hội trong các nhà trường, đặc biệt trong các trường Đại học là những công việc mà Hội Khuyến học đã thực hiện.

Đến nay, tất cả các tổ chức tham gia khuyến học, học suốt đời, xây dựng xã hội học tập bước đầu đã chuyển biến nhận thức về tầm quan trọng của sự học, đã lan rộng trong các tầng lớp nhân dân. Song người lớn học bằng cách nào? Ai sẽ là người tổ chức cho họ học mới là vấn đề phải quan tâm.

Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam quyết tâm tìm cách đưa các trường đại học vào thực hiện phong trào học tập suốt đời, học tập người lớn vì chỉ có trường đại học mới thực hiện tốt nhiệm vụ này.

Theo GS Doan, do tư tưởng “sính bằng cấp” mà đào tạo đại học có lúc quên nhiệm vụ chính của mình là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mà đã chạy theo nhu cầu bằng cấp của nhiều người học, nhất là những cán bộ, công chức nhà nước cần bằng cấp để tiến thân.

Chính vì vậy có một số không ít người bằng cấp nhiều nhưng năng lực kém, lại được đề bạt trong bộ máy các cấp dẫn đến bộ máy ì ạch, cồng kềnh, kém hiệu quả. Sinh viên tốt nghiệp đại học không có việc làm, phải đi làm thuê bằng lao động cơ bắp, không sử dụng được kiến thức đã học do kiến thức đó quá xa với thực tế.

Việc không thực hiện nguyên lý giáo dục “Học đi đôi với hành, lý thuyết đi đôi với thực tiễn” đã tạo ra những sản phẩm đào tạo kém chất lượng.

Điều đó dẫn đến lực lượng lao động xã hội trong các lĩnh vực kém về năng lực, về kỹ năng, thậm chí về cả tác phong lao động.

Hệ quả là năng suất lao động của nước ta luôn kém hơn nhiều nước trong khu vực. Kinh tế chậm phát triển và phát triển thiếu bền vững làm cho đất nước tụt hậu ngày càng xa so với các nước tiên tiến trên thế giới.

Làm gì để khỏi dốt? - Hình 4

Đại diện Mặt trận tổ quốc Việt Nam phát biểu tại hội thảo

Chính vì vậy, Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam đã chủ trì, phối hợp với Bộ GD-ĐT tổ chức tuyên truyền để các trường đại học hiểu hơn sứ mạng của mình trước lịch sử phát triển đất nước, để các trường dần thấy trách nhiệm lớn lao của mình với đất nước về sản phẩm đào tạo do mình tạo ra trong một thời gian dài chưa đáp ứng yêu cầu.

GS Doan chia sẻ, từ năm 2018, việc tập trung cho xóa mù nghề đã được Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam đưa vào chương trình công tác, với quyết tâm cao độ là góp phần để tất cả mọi người từ nông dân cho đến sinh viên, cán bộ, công chức, người lao động ai cũng thấm nhuần tư tưởng phải có nghề, thạo nghề và đi lên làm giàu từ nghề.

“Quyết tâm không để ai bị “mù nghề”, “dốt nghề” là một phương hướng hành động của Hội Khuyến học Việt Nam” – GS Doan nhấn mạnh.

Tự học là yếu tố quyết định

Phát biểu tham luận tại hội thảo, PGS.TS Vũ Thị Tú Anh, Phó vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục thường xuyên, Bộ GD&ĐT cho biết, Minh triết Hồ Chí Minh ở một khía cạnh giản dị nhất chính là thần trí của Bác, mà căn cốt nằm ở tinh thần hiếu học của Bác và chủ trương của Bác làm sao cho dân tộc ta giữ gìn và phát triển tinh thần hiếu học như là thần trí của dân tộc.

Bác chủ trương “học không bao giờ ngừng” và “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”; giáo dục trước hết phải gắn với giữ gìn và trao chuyền giá trị của việc học và cách học. Đúng như tinh thần dĩ bất biến, ứng vạn biến: giá trị của việc học và cách học chính là dĩ bất biến, còn việc học cái gì, học ở đâu, lúc nào với ai… chính là ứng vạn biến.

Cách học quan trọng nhất mà Bác đã thực hành xuyên suốt cuộc đời đó chính là tự học, học ở mọi nơi, mọi lúc và đề cao học tập suốt đời.

Làm gì để khỏi dốt? - Hình 5

PGS.TS Vũ Thị Tú Anh: “Một nền giáo dục thành công chính là ở chỗ phục hưng được tinh thần tự tin và cương quyết của dân tộc thông qua thực hành tự học hiệu quả”.

PGS.TS Tú Anh cho rằng, vấn đề tự học đến nay vẫn còn nguyên tính thời sự và giá trị nhân văn, khoa học. Tự học là yếu tố quyết định thành quả học tập kể cả khi học có giáo viên hoặc có người hướng dẫn.

Một lớp học thì phương pháp dạy của người dạy không thể đáp ứng được phương pháp học của tất cả người học, do đó người học phải tự học để thích với phương pháp dạy.

Bên cạnh đó hiện nay với nguồn tài nguyên giáo dục mở khổng lồ và sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu và phương pháp học tập khác nhau, tự học sẽ giúp cho việc học thành công hơn lúc nào hết.

Như vậy nhiệm vụ chính yếu của giáo dục chính là tạo điều kiện và bồi dưỡng phương pháp tự học cho người học.

“Một nền giáo dục thành công chính là ở chỗ phục hưng được tinh thần tự tin và cương quyết của dân tộc thông qua thực hành tự học hiệu quả của mỗi người dân sao cho học và làm có thể trở thành một cái đạo để đưa con người và dân tộc đi lên” – PGS.TS Tú Anh nhận định.

Đồng quan điểm, GS Phạm Tất Dong cho biết, Hồ Chí Minh luôn gắn việc học với tu thân, tu dưỡng đạo đức và phục vụ sự nghiệp cách mạng. Người viết: “Đại học chi đạo, tại minh minh đức, tại thân dân”.

Theo Người, chúng ta phải coi siêng học là một phẩm chất đạo đức. Đánh giá cán bộ, theo tôi, người lười học phải xếp vào loại kém đạo đức, bởi vì không bao giờ có cái đạo đức chung chung, mà đạo đức luôn phải thể hiện ở con người lao động vì lợi ích chung của đất nước, của dân tộc, của người thân…

GS Dong cho rằng, Hồ Chí Minh không chỉ là công dân học tập của Việt Nam, mà còn là công dân toàn cầu của thế giới. Vì vậy, để không bao giờ dốt, cần phải học thường xuyên, phải trở thành công dân học tập theo gương Hồ Chí Minh, đồng thời phải làm theo Kết luận 49-KL/TW để mỗi người chúng ta thấy trước những yêu cầu khi đi vào giai đoạn 2021 – 2030 với những nhiệm vụ lớn về xây dựng xã hội học tập.

“Để dân tộc không rơi vào cảnh dốt nát thì phải xây dựng thành công xã hội học tập. Công việc này cần phải rất cụ thể, từng bước xây dựng vững chắc gia đình học tập, dòng họ học tập và cộng đồng thôn bản, tổ dân phố học tập và đơn vị học tập” – GS Dong nhấn mạnh.

ĐH Việt Nam lọt top 200 trường có chất lượng giáo dục tốt nhất thế giới

Theo xếp hạng của THE (Times Higher Education) năm 2020, trường ĐH Tôn Đức Thắng lọt vào bảng xếp hạng top 200 trường có chất lượng giáo dục tốt nhất thế giới.

Trong bảng xếp hạng THE năm nay, Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TDTU) và Trường ĐH Bách khoa Hà Nội (HUST) là hai trường đại học đến từ Việt Nam được xếp vào Top 301-400 các đại học có ảnh hưởng toàn cầu.

ĐH Việt Nam lọt top 200 trường có chất lượng giáo dục tốt nhất thế giới - Hình 1

Trường ĐH Tôn Đức Thắng được xếp Top 200 đại học có chất lượng giáo dục tốt nhất thế giới theo xếp hạng của THE năm 2020. Đây là lần đầu tiên trường đạt thứ hạng này.

Riêng trong bảng xếp hạng các đại học có ảnh hưởng nhất toàn cầu năm 2020 (THE Impact Rankings), trường ĐH Tôn Đức Thắng được xếp Top 200 đại học có chất lượng giáo dục tốt nhất thế giới.

Thành tựu trong lĩnh vực chất lượng giáo dục tốt gồm những kết quả đạt được về: các chỉ số nghiên cứu khoa học và công bố quốc tế; người học được đào tạo về nghiệp vụ giảng dạy; hỗ trợ học liệu và tổ chức hoạt động học thuật cho cộng đồng; các hoạt động giáo dục cho cộng đồng; các chính sách hỗ trợ người học có thể học tập suốt đời...

ĐH Việt Nam lọt top 200 trường có chất lượng giáo dục tốt nhất thế giới - Hình 2

Hai trường đại học đến từ Việt Nam được xếp vào Top 301-400 các đại học có ảnh hưởng toàn cầu.

Trong Top 200 trường được xếp có chất lượng giáo dục tốt nhất thế giới còn có ĐH Sydney, ĐH Monash (Úc), ĐH Oulu (Phần Lan), ĐH Kyung Hee (Hàn Quốc). Trong lĩnh vực này thì trường ĐH Bách khoa Hà Nội cũng đã đóng góp cho Việt Nam thêm một thành viên thứ hai với thứ hạng Top 301-400.

Lĩnh vực những hành động bảo vệ khí hậu của đại học (Climate action) và Lĩnh vực đại học vì thành phố và cộng đồng bền vững (Sustainable cities and communities) của trường ĐH Tôn Đức Thắng cũng đã được xếp Top 200 trong bảng xếp hạng này.

Trong kỳ xếp hạng 2020, Bảng xếp hạng THE University Impact Rankings có sự góp mặt thêm của hơn 300 đại học so với năm 2019, nâng tổng số lên 766 đại học đến từ 85 quốc gia phát triển.

Dẫn đầu vẫn là các đại học lâu đời và danh tiếng như University of Auckland (New Zealand), University of Sydney (Úc), Western Sysney University (Úc), La Trobe University (Úc).

Cùng Top 301-400 mà 2 trường của Việt Nam đạt còn có Chiang Mai University (Thái Lan), University of Taipei (Đài Loan), North-Eastern Federal University (Nga), Oregon State University (Mỹ), Solent University (Anh),... đa số đều là các trường đại học lớn và lâu đời của thế giới và thuộc các nước công nghiệp hiện đại; đã có trình độ phát triển cao ở hầu như tất cả các mặt.

Được biết, trường ĐH Tôn Đức Thắng cũng là đại diện duy nhất Việt Nam được xếp hạng 901-1000 thế giới theo ARWU; xếp thứ 960 thế giới về thành tựu học thuật theo URAP; xếp thứ 165 về phát triển bền vững theo UI GreenMetric; và được xếp Top 10 các đại học Đông Nam Á theo WoS.

Lê Phương

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Xót xa hình ảnh cuối cùng của nghệ sĩ Lê Phương vừa qua đời do va chạm xe tải
06:58:39 05/11/2024
Mẹ tôi làm con dâu suýt sẩy thai, sinh con xong vợ tôi dứt khoát ly hôn
07:28:14 05/11/2024
"Giáo sư tiên tri" dự đoán người đắc cử tổng thống Mỹ
06:17:23 05/11/2024
Bức ảnh tiên tri số phận bi đát của Triệu Vy, Lâm Tâm Như và Phạm Băng Băng mấy chục năm trước khiến netizen "lạnh sống lưng"
07:52:09 05/11/2024
"Kỳ Duyên ém mọi cái đến lúc quan trọng mới bung, sẽ khiến mọi người sửng sốt!"
07:13:17 05/11/2024
Nhìn cách nuôi con của vợ chồng Lee Byung Hun: Người yêu chiều, người nghiêm khắc... nhưng luôn cùng nhau làm điều này cho con
06:47:22 05/11/2024
Mẹ đơn thân suy sụp vì chồng tương lai bất ngờ đưa ra điều kiện muốn cưới phải góp 2 tỷ
07:09:40 05/11/2024
Lo cho Kỳ Duyên ở Miss Universe
06:50:19 05/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Uống cà phê hòa tan mỗi ngày, giảm nguy cơ tiểu đường?

Sức khỏe

10:46:02 05/11/2024
Cà phê hòa tan được làm từ hạt cà phê nhưng đã loại bỏ hầu hết độ ẩm. Đây là một thức uống được tạo ra bằng cách thêm nước hoặc sữa vào bột cà phê xay. Hai kỹ thuật chính để tạo ra nó là sấy phun và sấy đông lạnh.

Tỷ lệ đặt cược ông Trump chiến thắng tăng mạnh ngay trước bầu cử

Thế giới

10:42:38 05/11/2024
Cơ hội chiến thắng của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng với Phó Tổng thống Kamala Harris hiện là 58%, theo nền tảng đặt cược trực tuyến Polymarket.

Thứ 3 ngày 5/11/2024: Bạch Dương ưu tiên sự nghiệp, Bảo Bình nên tôn trọng người khác

Trắc nghiệm

10:29:31 05/11/2024
Tử vi 12 cung hoàng đạo đầy đủ nhất ngày 5/11/2024, tử vi ngày mới nhận định về công việc, tài chính, tình duyên, sức khỏe của 12 cung hoàng đạo.

Hà Nội: Người dân kể phút chạm mặt "quái xế", thoát chết trong gang tấc

Pháp luật

10:24:17 05/11/2024
Nhiều người dân sống ở khu vực quận Hoàn Kiếm cho biết, thường xuyên gặp cảnh đoàn đua xe ngông cuồng nẹt pô, lạng lách đánh võng giữa phố.

Vợ giận bỏ về nhà mẹ đẻ, tôi mượn rượu giải sầu đến khuya, tỉnh dậy thì 'hồn vía lên mây' khi thấy người phụ nữ này đang nằm cạnh

Góc tâm tình

10:20:57 05/11/2024
Đúng lúc cô hàng xóm cũng tỉnh lại quay sang nhìn tôi. Tôi bình tĩnh lại nhìn rõ tình trạng cả tôi và cô ấy đều không mặc gì.

Khách Việt thất vọng sau bữa ăn phải chờ 5 tiếng tại quán trứ danh Thái Lan

Ẩm thực

10:16:08 05/11/2024
Xếp hàng từ 10h tới hơn 15h mới tới lượt vào quán để ăn món trứng chiên cua nổi tiếng ở Bangkok, anh Hiếu thấy thất vọng vì không ngon như tưởng tượng. Cuối cùng anh chỉ ấn tượng món rau xào.

6 loại nước ép tăng cường đốt cháy chất béo giúp giảm cân nhanh hơn

Làm đẹp

10:14:43 05/11/2024
Thêm mật ong vào thức uống này, uống khi đói vào buổi sáng, để hỗ trợ chương trình giảm cân, duy trì mức năng lượng. Không chỉ thúc đẩy quá trình trao đổi chất, nước ép này còn mang lại cho bạn làn da sáng mịn.

Vụ xe ben lùa nhiều phương tiện ở Bình Dương: Tài xế khai hệ thống phanh không hoạt động

Tin nổi bật

10:09:33 05/11/2024
Khi xe đi đến đoạn ngã tư giao nhau với đường Tố Hữu (phường Uyên Hưng,TP Tân Uyên) thì bất ngờ tông vào 4 ô tô và 1 xe máy đang dừng chờ đèn đỏ phía trước.

Tower of Fantasy sắp tung ra bản cập nhật lớn, hứa hẹn lột xác toàn bộ tựa game

Mọt game

10:05:37 05/11/2024
Mới đây, nhà phát hành Level Infinite và nhà phát triển Hotta Studio đã xác nhận sẽ tung ra bản cập nhật lớn đầu tiên cho Tower of Fantasy - tựa game được xem là đối thủ của Genshin Impact.

Sao nam Việt mắc HIV đăng đàn nghi bị hãm hại

Sao việt

10:04:25 05/11/2024
Huy Ma đã có loạt bài đăng bày tỏ sự bức xúc trên trang cá nhân. Anh cho rằng có người hãm hại khi hàng loạt các tờ báo bên Thái Lan đột ngột chia sẻ thông tin mắc HIV

Độc đạo - Tập 29: Tuyết đau đớn khi biết giới tính thật của Dũng "kính"

Phim việt

09:18:30 05/11/2024
Hồng đã khiến Tuyết phải trải qua cảm giác thua mà không cần đấu, có đấu cũng không thể thắng khi gửi clip công khai giới tính của Dũng kính cho Tuyết.