Làm gì để hạn chế các triệu chứng nguy hiểm ở người nhiễm Covid?
Cùng với sự xuất hiện liên tục những biến thể của virut SARS-CoV-2, người bệnh COVID- 19 sẽ phải đối mặt với những triệu chứng khác nhau. Ngoài phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh có thể làm gì để thoát khỏi các cơn sốt, đau nhức mình mẩy, thậm chí khó thở đau ngực?
Cần phải làm gì?
Để giảm nhẹ các triệu chứng ở người nhiễm SARS-CoV-2, bạn có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản, dễ làm và có hiệu quả, an toàn dưới đây:
Trên thực tế có nhiều bài viết chia sẻ trên cộng đồng mạng về cách đối phó với những triệu chứng khó chịu của COVID-19. Lý do bởi, tại nhiều quốc gia khác mà người Việt sinh sống, bệnh nhân COVID-19 chưa có triệu chứng nặng thường được khuyến cáo tự cách ly và theo dõi bệnh tại nhà theo hướng dẫn của thầy thuốc.
Đầu tiên cần đo theo dõi nhiệt độ cơ thể thường xuyên. Để giảm sốt, có thể chườm khăn ấm lên trán, vùng nách, bẹn để làm giảm nhiệt độ cơ thể.
Nếu nhiệt độ không giảm có thể uống hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ. Liều đúng là 10-15mg paracetamol trên mỗi cân nặng. Người trưởng thành có thể dùng viên uống chứa 650mg paracetamol, khoảng cách giữa 2 lần uống từ 4 – 6 giờ và không uống quá 6 viên/ngày.
Duy trì uống nước để bù nước, nếu có thể nên uống nhiều nước trái cây để cung cấp thêm vitamin tăng cường đề kháng cho cơ thể.
Nới rộng quần áo, mặc các chất liệu thấm mồ hôi.
Bệnh này nguy hiểm nhất khi virut tấn công vào phổi hay não nên tránh nằm nhiều vì khi nằm phổi xẹp xuống ít hoạt động. Luôn cố gắng ngồi dậy để tập hít thở khí công bằng bụng: phình bụng khi hít vào, hóp bụng khi thở ra. Phương pháp thở này giúp đưa oxy sạch vào phổi và đẩy khí độc ra ngoài. Nên thở chậm đều và sâu dần nếu có thể.
Day ấn huyệt giúp giảm triệu chứng bệnh
Bên cạnh đó, tự dùng tay hoặc nhờ người chăm sóc ấn vào các huyệt sau đây:
Video đang HOT
Huyệt Thiếu thương (huyệt ở dưới chỗ bám của gân cơ duỗi dài ngón tay cái) giúp giảm sốt, khó thở…
Bấm vào huyệt Khúc trì (nằm tại chỗ lõm ở bờ ngoài mặt sau khuỷu tay, là nơi bám của cơ ngửa dài, cơ quay 1 và cơ ngửa ngắn khớp khuỷu tay). Bấm huyệt này giúp bệnh nhân giảm các triệu chứng sốt, cảm cúm, đau họng, góp phần thúc đẩy khí huyết lưu thông, giảm áp lực máu tác động lên thành động mạch. Duy trì thực hiện thường xuyên có thể đưa chỉ số huyết áp dần về mức ổn định.
Huyệt Hợp cốc (nằm ở vị trí bờ ngoài, giữa xương bàn ngón tay – khép ngón tay trỏ và ngón cái vào nhau, vị trí của huyệt nằm ở điểm cao nhất của phần cơ nối giữa ngón trỏ và ngón cái) giúp giảm đau đầu, vai gáy, khởi động hệ thống miễn dịch, tăng cường khả năng chống chọi với bệnh tật của cơ thể.
Huyệt thần môn ( nằm ngay ở nếp nhăn của cổ tay, dưới đường rãnh giữa ngón đeo nhất và áp út) trị chứng mất ngủ, hội chứng ruột kích thích, an thần, bổ sung khí, cải thiện hiệu quả một số vấn đề liên quan đến thần kinh và tim mạch như đau tim, tim đập nhanh, hồi hộp, trị đau tức ngực, chán ăn…
Huyệt dũng tuyền (người bệnh co bàn chân và các ngón chân lại, dưới bàn chân có một điểm lõm xuống, cách trước gan bàn chân) giúp giảm ho, đau họng, mất ngủ, nóng lạnh thất thường…
Nếu có tức ngực day bấm thêm Đản trung (điểm gặp nhau của đường dọc giữa xương ức với đường ngang qua 2 đầu núm vú (đàn ông) hoặc ngang qua bờ trên 2 khớp xương ức thứ 5 (đàn bà)) giúp giảm khó thở, đau ngực…
Nếu đau đầu: cần chải đầu bằng các ngón tay giúp massage não, kích thích tuần hoàn máu, đả thông kinh mạch.
Trực tiếp day bấm vào huyệt Bách hội (cắm 2 ngón tay cái vào trong 2 lỗ tai, các ngón còn lại xoè ra, ngón tay giữa của 2 bàn tay vươn thẳng về phía đỉnh đầu. Sau đó, các ngón ôm chặt lấy đầu, 2 đầu ngón tay giữa của 2 bàn tay chạm nhau ở đâu thì bấm đó) giúp lưu thông máu dễ dàng hơn, máu có thể truyền tới tất cả các bộ phận trong cơ thể, tăng cường trí nhớ, giúp giảm đau chống phù não.
Day ấn huyệt Đầu duy (đưa tay về phía vùng mép tóc ở hay bên góc chán và cắn hàm. Nơi có ụ cơ nổi lên chính là huyệt đạo Đầu Duy). Bấm huyệt này giúp giảm đau đầu, mỏi mắt, tê bì mặt..
Nghỉ ngơi, thư giãn sau bấm huyệt. Nếu day ấn trong lần đầu tiên không đạt được hiệu quả như mong đợi, người bệnh có thể nghỉ ngơi thư giãn trong vài phút và tiếp tục thực hiện theo quy trình trên lại lần nữa đến khi cảm thấy thoải mái.
Sau khi đỡ có thể đun nước lá để xông, đi lại tập các bài tập làm giãn xương cốt, mát-xa toàn thân và tắm nắng bên cửa sổ nếu có thể. Việc xoa bóp bấm huyệt nên làm nhẹ nhàng kết hợp với chế độ ăn uống đầy đủ chất. Nên ăn những thức ăn mềm, dễ tiêu hoá. Bổ sung thêm nước và các vitamin cần thiết: nước hoa quả, các loại vitamin và khoáng chất… sẽ làm bệnh nhân thêm tăng cường sức khoẻ để bình phục và chống chọi với con virut nguy hiểm này.
Đối với người bệnh COVID-19, các triệu chứng bệnh khá đa dạng, từ nhẹ hoặc không có triệu chứng biểu hiện rõ nét nào, cho đến những trường hợp bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng.
Các triệu chứng có thể bao gồm: Sốt, hơi ớn lạnh; Ho, hụt hơi, khó thở; Mệt mỏi; Đau cơ, đau người; Đau đầu; Đau họng; Mất vị giác, khứu giác… Trong đó sốt, ho, khó thở là các triệu chứng điển hình.
Đối với người đã xác định nhiễm COVID-19 cần phải được cách ly và điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hoặc các biện pháp để tự chữa.
Phân biệt sốt xuất huyết và các dạng sốt
Như thông lệ hàng năm, sốt xuất huyết (SXH) gia tăng nhanh từ tuần thứ 30 và đạt đỉnh vào tháng 10-11. Miền Trung đang trải qua đợt lũ lịch sử, đồng thời hình thái thời tiết cả nước mưa nhiều đang thuận lợi cho muỗi Dengue sinh sôi và gây bệnh.
Vì vậy, mọi người cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh. Bài viết này cung cấp kiến thức về phân biệt SXH và các dạng sốt do virus khác để khi thấy có dấu hiệu SXH thì nên đi khám kịp thời.
SXH là một loại bệnh dịch nguy hiểm, do virus Dengue gây ra. SXH thường có sốt cao liên tục 3-4 ngày, ho, sổ mũi, đau đầu, đau nhức mình mẩy, đau nhức hố mắt, nôn và có thể tiêu chảy.
Sốt trong bệnh SXH khó giảm với thuốc hạ sốt paracetamol trong 3 ngày đầu và khi sốt bắt đầu giảm, từ ngày thứ 4 từ khi sốt, sẽ bắt đầu xuất huyết, biểu hiện như da sung huyết (da đỏ ửng, môi khô đỏ tươi... do hiện tượng cô đặc máu), có chấm xuất huyết ở dưới da, ra máu chân răng hoặc ra máu cam, mắt đỏ và hay kèm nôn, chân tay lạnh.
Thông thường, từ ngày thứ 3, bệnh có tiến triển nặng, nhất là trẻ em, vì vậy, nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời sẽ có nguy cơ diễn biến xấu, bởi sốc hoặc do tổn thương các cơ quan khác.
Sốt trong bệnh SXH khó giảm với thuốc hạ sốt trong 3 ngày đầu...
Sốt phát ban hầu hết là do nhiễm virus, trong đó virus đường hô hấp chiếm đa số, bao gồm: virus sởi, virus gây bệnh Rubella, Adenovirus, nhóm Entervirus...
Đây chính là lý do trẻ có thể bị sốt phát ban nhiều lần trong đời. Đối với bệnh sốt phát ban, hầu hết các trường hợp bắt đầu với triệu chứng sốt cao từng cơn (thân nhiệt có thể tăng lên 39-40 độ C) và xuất hiện ho, đau họng, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, mệt mỏi, có thể nôn và phát ban đỏ.
Các hạch khu vực đầu, mặt, cổ thường sưng to, đau, có thể nhìn hoặc sờ thấy. Kết mạc mắt đỏ, viêm, chảy nước mắt... Nếu nguyên nhân gây sốt là do virus đường tiêu hóa, có thể sớm xuất hiện tình trạng rối loạn tiêu hóa (phân lỏng, nhầy, không có máu và có thể nôn ói sau khi ăn).
Hầu hết bệnh sốt phát ban từ ngày thứ 4 trở đi người bệnh thường hết sốt, ăn được, da có thể bị nổi phát ban 3-5 ngày rồi lặn.
Sốt siêu vi là trường hợp sốt do nhiễm các virus khác nhau. Sốt siêu vi thường không nguy hiểm và có thể tự hết trong vòng 3-7 ngày. Biểu hiện của sốt siêu vi là sốt theo từng cơn và sốt ở nhiệt độ cao từ 38-39 độ C, thậm chí có lúc là 40-41 độ C. Người bị sốt siêu vi thường chảy nước mũi, hắt hơi, viêm đường hô hấp. Các hạch khu vực đầu, mặt, cổ thường sưng to, mắt đỏ, chảy nước mắt...
SXH có biểu hiện tương tự như sốt phát ban vì có những ban xuất hiện trên da. Tuy nhiên, có thể phân biệt hai bệnh này bằng cách dùng tay căng da chỗ có ban đỏ, nếu ban đỏ mất đi là sốt phát ban, còn khi căng da mà vẫn thấy chấm li ti thì đó là SXH.
Không nên nghĩ rằng đã mắc SXH một lần thì lần sau không mắc nữa bởi vì SXH ở nước ta có 4 týp khác nhau, mắc bệnh loại nào, lần sau sẽ không mắc loại đó nhưng vẫn có thể mắc 1 trong 3 loại còn lại. Vì vậy, 1 người có thể bị mắc SXH nhiều lần.
Người bệnh mắc SXH, sốt siêu vi và sốt phát ban cần được đưa đi bệnh viện khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Không được tự ý dùng thuốc khi chưa được chẩn bệnh. Việc dùng thuốc bừa bãi dễ làm bệnh nặng hơn, việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn.
Khuyến cáo từ chuyên gia khi đối phó với đau đầu do nắng nóng Đau đầu do nắng nóng mùa hè gây ra chỉ kéo dài vài giờ khi nắng nóng cao điểm. Tuy nhiên, tình trạng đau đầu do nắng nóng lại gây nhiều khó chịu, phiền toái cho cơ thể. Để đối phó cơn đau đầu, chuyên gia khuyên gì? Đau đầu ngày nắng là hiện tượng phổ biến xuất hiện trong mùa hè, đặc...