Làm gì để giáo dục đại học Việt Nam cất cánh nhanh và hội nhập quốc tế?

Theo dõi VGT trên

Sự phát triển bền vững của một quốc gia luôn gắn liền với sự thành công của hệ thống giáo dục đại học, trong đó có giao quyền tự chủ đại học.

Vào tháng 7 năm 2020, Hội đồng Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh chính thức thông qua đề án đổi mới cơ chế hoạt động của 3 trường đại học thành viên gồm: Trường Đại học Bách khoa, Trường Đại học Công nghệ thông tin và Trường Đại học Kinh tế – Luật.

Trước đó, từ năm 2007, Trường Đại học Quốc tế, thành viên của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã xây dựng thành công cơ chế tự chủ tài chính. Đầu năm 2022, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cũng chính thức chuyển đổi cơ chế hoạt động sang loại hình tự chủ.

Vào tháng 5/2022, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên công bố được Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt hình thức tự chủ tài chính, đảm bảo chi thường xuyên.

Làm gì để giáo dục đại học Việt Nam cất cánh nhanh và hội nhập quốc tế? - Hình 1

Sự phát triển bền vững của một quốc gia luôn gắn liền với sự thành công của hệ thống giáo dục đại học. Ảnh minh họa

Như vậy, cho đến nay, chỉ trừ Trường Đại học An Giang thì đã có 6/7 thành viên của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh áp dụng mô hình hoạt động theo cơ chế tự chủ.

Để tìm hiểu về quá trình tự chủ đại học tại các trường thành viên của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, mối tương quan giữa tự chủ đại học và vị trí ở các bảng xếp hạng cũng như việc chuyển giao công nghệ, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã có trao đổi với Phó Giáo sư Hoàng Công Gia Khánh – Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế – Luật và Phó Giáo sư Mai Thanh Phong – Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa.

Tự chủ đại học là việc xác định lại mối quan hệ giữa nhà nước và nhà trường

Phóng viên: Thầy đánh giá như thế nào về tự chủ đại học? Đâu là yếu tố tích cực, đâu là thách thức của việc tự chủ đại học?

Phó Giáo sư Hoàng Công Gia Khánh: Từ thực tiễn phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới đã cho thấy, sự phát triển bền vững của một quốc gia luôn gắn liền với sự thành công của hệ thống giáo dục đại học, trong đó có giao quyền tự chủ đại học.

Tuy nhiên, mức độ tự chủ đại học gắn liền với mô hình tự chủ, luôn được thay đổi cho phù hợp với bối cảnh kinh tế – xã hội của từng quốc gia.

Hiểu một cách đơn giản, tự chủ đại học là việc xác định lại mối quan hệ giữa nhà nước và các cơ sở giáo dục đại học, gồm cả 4 nội dung: Tự chủ về tổ chức, tự chủ về nhân sự, tự chủ về tài chính và quan trọng nhất là tự chủ về học thuật.

Nếu được giao quyền tự chủ đầy đủ, các trường đại học sẽ có điều kiện tốt hơn để nâng cao chất lượng nghiên cứu, giảng dạy và hiệu quả hoạt động, gia tăng quyền lợi và đem đến sự trải nghiệm tốt hơn cho sinh viên.

Video đang HOT

Tiến trình này sẽ giúp thúc đẩy tốt hơn đổi mới và sáng tạo tri thức. Để tránh các tác động tiêu cực, tự chủ đại học phải gắn liền với trách nhiệm giải trình, minh bạch với tất cả các bên có liên quan.

Đồng thời, cũng cần chú ý đến trách nhiệm hỗ trợ tài chính để không lấy đi cơ hội học tập và nghiên cứu của các đối tượng chính sách.

Ở Việt Nam, theo đúng quy định, các trường đại học ngay sau khi chuyển đổi sang cơ chế hoạt động mới, sẽ không còn được ngân sách nhà nước cấp kinh phí thường xuyên. Trường phải tự đảm bảo 100% kinh phí hoạt động, nên buộc phải điều chỉnh học phí theo lộ trình.

Có vẻ như vẫn còn có những suy nghĩ đơn giản rằng, tự chủ đại học chỉ là tự chủ về tài chính. Tôi cho rằng, đây là những thách thức rất lớn mà các trường phải đối mặt trong giai đoạn đầu của tự chủ.

Làm gì để giáo dục đại học Việt Nam cất cánh nhanh và hội nhập quốc tế? - Hình 2

Phó Giáo sư Hoàng Công Gia Khánh – Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế – Luật (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh)

Phóng viên: Tự chủ đại học sẽ có tác động như thế nào đối với việc cải thiện vị trí xếp hạng quốc tế, có phải đại học ở vị trí cao trên các bảng xếp hạng quốc tế sẽ được giao quyền tự chủ nhiều hơn? Từ thực tiễn của Trường Đại học Kinh tế – Luật, thầy nghĩ sao về điều này?

Phó Giáo sư Hoàng Công Gia Khánh: Tự chủ đại học sẽ giúp cho các trường đại học có điều kiện tốt hơn, khi thực hiện sứ mạng của mình ở cả 3 chức năng: Nghiên cứu, đào tạo và phục vụ cộng đồng, nhằm hướng đến mục tiêu cuối cùng là thúc đẩy mạnh hơn đổi mới, sáng tạo tri thức, gia tăng vị trí xếp hạng (nếu có) chỉ nên là mục tiêu trung gian.

Hơn nữa, bản thân các bảng xếp hạng vẫn luôn có những hạn chế nhất định, nên nếu tập trung vào quá nhiều hay duy nhất vào mục tiêu xếp hạng, thì rất có thể dẫn đến một số sai lệch nhất định trong phân bố nguồn lực.

Theo tôi, quyền tự chủ nên được giao dựa trên hệ thống các tiêu chí liên quan đến năng lực quản trị, các cam kết về kết quả mục tiêu cùng với hệ thống giám sát, trách nhiệm giải trình thay vì chỉ dựa trên kết quả xếp hạng.

Rất khó để chỉ ra một điểm nghẽn chí cốt của giáo dục đại học Việt Nam

Phóng viên: Được biết, Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) là một trong những đơn vị dẫn đầu về chuyển giao công nghệ. Nhà trường đã triển khai ra sao để đạt được thành quả đó. Cách thức đó có thể áp dụng cho các trường đại học tại Việt Nam hay không?

Phó Giáo sư Mai Thanh Phong: Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) được biết đến là trường đại học kỹ thuật hàng đầu khu vực phía Nam, cả nước về đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Mặc dù điều kiện để phát triển, chuyển giao công nghệ còn nhiều khó khăn, nhưng qua các thời kỳ, nhà trường đều có những chính sách ưu tiên, hỗ trợ phát triển và chuyển giao công nghệ.

Cụ thể, từ những năm đầu đổi mới, nhà trường đã là đơn vị tiên phong trong việc thành lập các trung tâm nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và triển khai sản xuất. Qua đó, nhiều kiến thức, kỹ thuật, công nghệ trong nhà trường đã được ứng dụng thành công trong thực tiễn sản xuất.

Việc làm này một mặt đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế – xã hội lúc bấy giờ, một mặt tạo điều kiện nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho đội ngũ nhà khoa học của nhà trường.

Làm gì để giáo dục đại học Việt Nam cất cánh nhanh và hội nhập quốc tế? - Hình 3

Phó Giáo sư Mai Thanh Phong – Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh)

Những năm tiếp theo đó, nhà trường đã phát triển thêm các trung tâm về lĩnh vực chuyên sâu đặc thù của trường. Có tổng cộng 9 trung tâm với doanh số những năm gần đây đạt 150 đến 170 tỷ đồng/năm.

Nhận thấy một số hạn chế của mô hình trung tâm trong điều kiện mới, nhà trường cũng đã thí điểm chuyển đổi một trung tâm của trường sang mô hình công ty cổ phần, nhằm huy động các nguồn lực từ bên ngoài để phát triển lên một tầng nấc mới.

Những năm gần đây, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, với đòi hỏi cao hơn của nền sản xuất, nhà trường nhận thức được rằng cần chú trọng nghiên cứu và phát triển công nghệ. Gần đây, nhà trường luôn đưa “Xuất sắc trong khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo phục vụ chuyển giao tri thức” là một chiến lược quan trọng của nhà trường.

Theo đó, nhà trường đã xây dựng những chính sách hỗ trợ nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, đặc biệt chú trọng các nghiên cứu ứng dụng hợp tác với khối doanh nghiệp, hoặc các nghiên cứu phục vụ giải quyết các vấn đề cấp bách của địa phương. Cụ thể, xây dựng và triển khai các chính sách hỗ trợ nghiên cứu khoa học ưu tiên, các nhóm nghiên cứu mạnh, nhóm nghiên cứu liên ngành, chính sách và đội ngũ hỗ trợ liên kết doanh nghiệp và địa phương…

Đặc biệt, hỗ trợ thương mại hóa kết quả nghiên cứu thông qua các hình thức chuyển giao, tư vấn và khởi nghiệp – đổi mới sáng tạo. Cách đây 12 năm, với tinh thần tiên phong, nhà trường cũng là một trong những trường đại học đầu tiên của Việt Nam xây dựng và phát triển mô hình trung tâm Khởi nghiệp – Đổi mới sáng tạo, nhằm hỗ trợ sinh viên và giảng viên của trường biến những kết quả nghiên cứu, ý tưởng kinh doanh sáng tạo triển khai ra thực tiễn, thông qua mô hình công ty khởi nghiệp.

Cho đến nay, đã có hàng chục công ty khởi nghiệp của sinh viên, cựu sinh viên và giảng viên của nhà trường được hình thành, phát triển thông qua hình thức này.

Thật ra, những gì trường đã và đang làm được chưa có gì là đột phá, bởi vì còn một số giới hạn nhất định về chính sách, điều kiện thực tiễn. Mỗi trường đại học đều có những thế mạnh và đặc thù riêng, tôi tin với sự quyết tâm của mình, các trường đều có thể tìm được lối đi riêng cho mình.

Phóng viên: Người học đã, đang và sẽ được hưởng lợi gì khi cơ sở giáo dục đại học triển khai hiệu quả chuyển giao công nghệ, thưa Phó Giáo sư?

Phó Giáo sư Mai Thanh Phong: Nhiệm vụ chính của một cơ sở giáo dục đại học là đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học, đặc biệt là đối với một trường đại học về kỹ thuật, công nghệ như Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh).

Chỉ cần yếu một trong hai nhiệm vụ đó đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nguồn nhân lực do trường đào tạo ra. Chuyển giao công nghệ là một công đoạn trong chuỗi hoạt động khoa học và công nghệ của một cơ sở giáo dục đại học. Mắt xích này yếu hay mạnh, rõ ràng là sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến người học.

Một người học tại cơ sở giáo dục đại học, tùy theo bậc học mà liên quan nhiều hay ít đến hoạt động khoa học và công nghệ, nhưng tựu trung lại, hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của cơ sở giáo dục đại học càng mạnh, thì người học sẽ càng được hưởng lợi.

Đó là tính thực tiễn và phong phú của bài học càng được nâng cao, đó là người học càng có thêm cơ hội cọ xát với thực tiễn, đó là các luận án ngày càng gần hơn với thực tiễn… tạo cơ hội cho người học sẵn sàng hơn với công việc thực tiễn ngay sau khi tốt nghiệp.

Làm gì để giáo dục đại học Việt Nam cất cánh nhanh và hội nhập quốc tế? - Hình 4

Sinh viên Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh)

Phóng viên: Cuối cùng, xin thầy cho biết, nếu chỉ ra một điểm nghẽn khiến đại học Việt Nam khó cất cánh nhanh và hội nhập quốc tế thì theo thầy đó là vấn đề gì? Thầy có kiến nghị gì để giải quyết vướng mắc đó?

Phó Giáo sư Mai Thanh Phong: Rất khó để có thể chỉ ra một điểm nghẽn chí cốt khiến đại học Việt Nam có thể cất cánh nhanh, hội nhập quốc tế. Nhưng tôi tin rất nhiều người sẽ đồng tình với tôi rằng, nguồn nhân lực và khoa học – công nghệ là nền tảng của một quốc gia phát triển.

Để có nguồn nhân lực, nền khoa học – công nghệ tốt thì hệ thống giáo dục và đào tạo nói chung, giáo dục đại học nói riêng phải tốt. Để có một hệ thống giáo dục đại học tốt, đáp ứng các chuẩn mực quốc tế, nhất định phải có sự đầu tư đúng mực, mang tính chiến lược dài hạn của nhà nước, cả về chính sách và tài chính.

Trân trọng cảm ơn 2 Phó Giáo sư.

Cả nước có 7 cơ sở giáo dục đại học được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng nước ngoài

Theo Bộ GD-ĐT, tính đến tháng 10/2022, cả nước có 7 cơ sở giáo dục đại học đạt tiêu chuẩn chất lượng theo tiêu chuẩn nước ngoài, 185 cơ sở đạt tiêu chuẩn trong nước.

Cả nước có 7 cơ sở giáo dục đại học được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng theo tiêu chuẩn nước ngoài, gồm: Trường ĐH Bách khoa - ĐHQG TP Hồ Chí Minh, Trường ĐH Bách khoa - ĐH Đà Nẵng, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Xây dựng, Trường ĐH Khoa học tự nhiên - ĐHQG Hà Nội, Trường ĐH Tôn Đức Thắng, Trường ĐH quốc tế - ĐHQG TP Hồ Chí Minh.

Kết quả dựa trên dữ liệu báo cáo tự đánh giá, đạt tiêu chuẩn được Bộ GD-ĐT kiểm định và công nhận. Cả nước có 185 cơ sở giáo dục đại học và trường cao đẳng được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng trong nước chu kỳ 1; 14 cơ sở giáo dục đại học được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng trong nước chu kỳ 2.

Vào thời điểm tháng 5/2022, cả nước có 172 cơ sở được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng chu kỳ 1; 5 cơ sở được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng chu kỳ 2.

Trước đó, Tạp chí Times Higher Education vừa công bố kết quả xếp hạng các trường đại học châu Á năm 2022 (THE châu Á). Việt Nam có 5 cơ sở giáo dục đại học góp mặt trong bảng xếp hạng này là Trường ĐH Tôn Đức Thắng đứng thứ 73; Trường ĐH Duy Tân đứng thứ 91; ĐHQG Hà Nội trong nhóm 301-350; ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh trong nhóm 401-500 và Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội trong nhóm 601-800.

Trong tổng số 5 cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam được xếp hạng, ĐHQG Hà Nội được đánh giá cao nhất ở nhóm tiêu chí giảng dạy. Trong khi đó, Trích dẫn là thế mạnh của Trường ĐH Tôn Đức Thắng và Trường ĐH Duy Tân.

ĐHQG TP Hồ Chí Minh vẫn duy trì thế mạnh ở Thu nhập chuyển giao tri thức và công nghệ qua các năm xếp hạng.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Lễ cúng 49 ngày Quý Bình: Vợ nam diễn viên xúc động với bức tranh, tâm thư fan gửiLễ cúng 49 ngày Quý Bình: Vợ nam diễn viên xúc động với bức tranh, tâm thư fan gửi
22:18:40 23/04/2025
Cuộc sống của nam NSƯT là Phó Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam trong biệt thự 21 tỷ ở quận 7, TP.HCMCuộc sống của nam NSƯT là Phó Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam trong biệt thự 21 tỷ ở quận 7, TP.HCM
18:31:10 23/04/2025
Trà Vinh: Cự cãi với vợ, ném cháu ngoại 2 tuổi xuống vuông tômTrà Vinh: Cự cãi với vợ, ném cháu ngoại 2 tuổi xuống vuông tôm
21:18:39 23/04/2025
HOT: Á hậu Vbiz công khai chồng doanh nhân trong lễ ăn hỏi bí mật, vàng sính lễ trĩu cổ gây choáng!HOT: Á hậu Vbiz công khai chồng doanh nhân trong lễ ăn hỏi bí mật, vàng sính lễ trĩu cổ gây choáng!
19:49:06 23/04/2025
Ngày mẹ vợ mất, chồng nhất định không cho tôi về chịu tang, lý do đưa ra khiến tôi chỉ biết ôm anh mà khócNgày mẹ vợ mất, chồng nhất định không cho tôi về chịu tang, lý do đưa ra khiến tôi chỉ biết ôm anh mà khóc
20:04:09 23/04/2025
Hé lộ bức ảnh dàn Sao Nhập Ngũ tái ngộ, chi tiết liên quan Hoa hậu Thuỳ Tiên gây chú ýHé lộ bức ảnh dàn Sao Nhập Ngũ tái ngộ, chi tiết liên quan Hoa hậu Thuỳ Tiên gây chú ý
18:37:44 23/04/2025
Cục trưởng Xuân Bắc đáng yêu khi bắt trend 'Yêu Việt Nam', Hòa Minzy lại gây sốtCục trưởng Xuân Bắc đáng yêu khi bắt trend 'Yêu Việt Nam', Hòa Minzy lại gây sốt
22:53:45 23/04/2025
Ái nữ siêu cấp xinh đẹp của Steve Jobs biểu tượng của hội rich kid xứ cờ hoa một thời bây giờ ra sao?Ái nữ siêu cấp xinh đẹp của Steve Jobs biểu tượng của hội rich kid xứ cờ hoa một thời bây giờ ra sao?
18:49:06 23/04/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Cán mốc doanh thu hơn 30 tỷ sau 4 ngày công chiếu, 'Tìm xác: Ma không đầu' tung phân đoạn cười ra nước mắt của Ngô Kiến Huy và Đại Nghĩa

Cán mốc doanh thu hơn 30 tỷ sau 4 ngày công chiếu, 'Tìm xác: Ma không đầu' tung phân đoạn cười ra nước mắt của Ngô Kiến Huy và Đại Nghĩa

Phim việt

23:32:15 23/04/2025
Tìm xác: Ma không đầu đã tung ra phân nhẹ đô nhất để chiêu đãi khán giả như món quà dành tặng cho sự yêu thương và ủng hộ của người xem về hành trình tìm xác đến từ đạo diễn Bùi Văn Hải.
Nghi vấn cặp sao hạng A bị nữ đại gia đâm xe trả thù tình, không sinh con để giữ nhan sắc "ma cà rồng"

Nghi vấn cặp sao hạng A bị nữ đại gia đâm xe trả thù tình, không sinh con để giữ nhan sắc "ma cà rồng"

Sao châu á

23:28:36 23/04/2025
Dù Lữ Tụng Hiền đã lên tiếng giải thích, song bí ẩn đằng sau việc vợ chồng Lữ Tụng Hiền và Mạch Cảnh Đình không có con cái dù hôn nhân của họ vô cùng hạnh phúc, vẫn gây bàn tán.
Vỡ mộng cặp đôi phim Hàn: Song Hye Kyo - Song Joong Ki và những cú sốc cực khó nuốt

Vỡ mộng cặp đôi phim Hàn: Song Hye Kyo - Song Joong Ki và những cú sốc cực khó nuốt

Hậu trường phim

23:12:41 23/04/2025
Song Hye Kyo - Song Joong Ki và những cặp đôi phim Hàn này từng là minh chứng cho sức mạnh của chemistry trên màn ảnh, khi tình yêu trong phim dường như lan tỏa ra đời thực.
Lộ hình ảnh chứng minh mối quan hệ giữa Sơn Tùng M-TP và rapper nổi tiếng Hàn Quốc

Lộ hình ảnh chứng minh mối quan hệ giữa Sơn Tùng M-TP và rapper nổi tiếng Hàn Quốc

Nhạc quốc tế

23:06:48 23/04/2025
Người hâm mộ đã tinh ý phát hiện ra một chi tiết đặc biệt trong tấm hình huyền thoại được nam rapper Hàn Quốc cùng Sơn Tùng M-TP đăng tải vào năm 2023.
NSND Tự Long có thái độ "10 điểm tuyệt đối" với đàn em kém 19 tuổi

NSND Tự Long có thái độ "10 điểm tuyệt đối" với đàn em kém 19 tuổi

Sao việt

23:03:27 23/04/2025
Anh Tú và NSND Tự Long vừa cùng tham gia chương trình Hẹn ước Bắc Nam mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Màn kết hợp 'bùng nổ' của NSND Thanh Hoa và Hoà Minzy ở 'Hẹn ước Bắc - Nam'

Màn kết hợp 'bùng nổ' của NSND Thanh Hoa và Hoà Minzy ở 'Hẹn ước Bắc - Nam'

Nhạc việt

22:48:33 23/04/2025
Chương trình Hẹn ước Bắc - Nam tại SVĐ Mỹ Đình tối 22/4 quy tụ 800 nghệ sĩ, đặc biệt bùng nổ là màn kết hợp của NSND Thanh Hoa và Hoà Minzy trong ca khúc Rừng xanh vang tiếng Ta Lư .
Vợ Justin Bieber bị u nang buồng trứng, buồn vì tình trạng của chồng

Vợ Justin Bieber bị u nang buồng trứng, buồn vì tình trạng của chồng

Sao âu mỹ

22:21:08 23/04/2025
Mới đây, người mẫu Hailey Bieber chia sẻ cô bị u nang buồng trứng. Đây không phải lần đầu vợ của Justin Bieber gặp vấn đề sức khỏe đáng lo ngại.
Nhân viên ôm 8,2 tỷ đồng của Bệnh viện Thủ Đức để kinh doanh quần áo

Nhân viên ôm 8,2 tỷ đồng của Bệnh viện Thủ Đức để kinh doanh quần áo

Pháp luật

22:00:49 23/04/2025
Nguyễn Thị Tuyết Nga dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt 8,2 tỷ đồng. Số tiền chiếm đoạt bị cáo sử dụng kinh doanh quần áo, chạy quảng cáo bán hàng trực tuyến.
Vụ bãi biển bị rào chắn tại Nha Trang, chính quyền thành phố chỉ đạo khẩn

Vụ bãi biển bị rào chắn tại Nha Trang, chính quyền thành phố chỉ đạo khẩn

Tin nổi bật

22:00:44 23/04/2025
Việc doanh nghiệp rào chắn bãi biển tại một resort ở xã Phước Đồng (TP.Nha Trang, Khánh Hòa), không cho khách của công ty bên cạnh xuống tắm, khiến dư luận bức xúc.
Đám cưới đang viral khắp Trung Quốc: Cô dâu đẹp tới mức không thể tin nổi, chú rể là thiếu gia giàu nức tiếng

Đám cưới đang viral khắp Trung Quốc: Cô dâu đẹp tới mức không thể tin nổi, chú rể là thiếu gia giàu nức tiếng

Phim châu á

21:48:38 23/04/2025
Trang 163 đưa tin bộ phim Ăn Cơm, Chạy Bộ Cùng Yêu Đương đã kết thúc 28 tập lên sóng cùng đám cưới ngọt ngào của cặp đôi chính
EU phạt Apple và Meta tổng cộng gần 800 triệu USD

EU phạt Apple và Meta tổng cộng gần 800 triệu USD

Thế giới

21:43:42 23/04/2025
Liên minh châu Âu (EU) đã phạt Apple và Meta tổng cộng 700 triệu euro (797 triệu USD) trong lần đầu tiên thực thi luật cạnh tranh kỹ thuật số mang tính bước ngoặt của EU.