Làm gì để giảm gian lận trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019?
Bộ GD-ĐT cho biết sẽ siết chặt tất cả các khâu của kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019 để đảm bảo cao nhất tính nghiêm túc, an toàn.
Kết quả điều tra của vụ gian lận thi cử năm 2018 tại tỉnh Hòa Bình ngay khi được công bố chính thức đã khiến nhiều người bức xúc. Từ kinh nghiệm đáng buồn này, Bộ GD-ĐT cho biết năm nay sẽ siết chặt tất cả các khâu để giảm tới mức tối đa tình trạng gian lận thi cử.
Đại diện nhiều trường đại học tại TP HCM cho rằng, nếu Bộ làm tốt các giải pháp đã đề ra và có sự phối hợp tốt giữa các bên liên quan từ khâu làm đề, coi thi, bảo quản bài thi và chấm điểm thì kết quả sẽ khách quan, tạo niềm tin cho xã hội.
Bộ GD-ĐT cho biết sẽ siết chặt tất cả các khâu của kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019 (ảnh minh họa)
Bộ GD-ĐT cho biết sẽ siết chặt tất cả các khâu của kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019 để đảm bảo cao nhất tính nghiêm túc, an toàn nhằm mang lại sự công bằng cho tất cả thí sinh. Trách nhiệm của các bên liên quan trong khâu tổ chức kỳ thi đã được quy định cụ thể trong văn bản hướng dẫn công tác tuyển sinh mà Bộ GD-ĐT ban hành cách đây không lâu.
Việc ứng dụng công nghệ cũng được triển khai mạnh mẽ nhằm nâng cao sự giám sát trong suốt quá trình coi thi, bảo quản bài thi và chấm thi. Công tác thanh tra, giám sát tại các điểm thi ở tất cả các khâu cũng được nâng cao.
Tuy nhiên, theo ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT, quan trọng nhất vẫn là yếu tố con người. Mọi giải pháp kỹ thuật hay công nghệ cuối cùng đều do con người làm ra. Do vậy, việc lựa chọn người tham gia các khâu của kỳ thi là rất quan trọng. Lựa chọn đúng những người có trách nhiệm, ý thức rồi thì phải tập huấn kỹ hơn, nâng cao chất lượng tập huấn để chuyển giao về quy trình, chất lượng và vấn đề liên quan khác cho các bên tham gia kỳ thi này .
Cơ quan điều tra xác định trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 tại tỉnh Hòa Bình đã có 140 bài thi trắc nghiệm của 56 thí sinh bị tẩy xóa để nâng điểm. Đại diện nhiều trường đại học tại TP HCM cho rằng điều này thể hiện việc giao cho các địa phương chấm thi là chưa ổn. Kỳ thi THPT Quốc gia năm nay, Bộ quyết định giao quyền chủ trì chấm thi trắc nghiệm cho các trường đại học.
Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, đây là nét đổi mới thể hiện sự lắng nghe của Bộ GD-ĐT và biện pháp này sẽ góp công rất lớn trong việc giảm tiêu cực. Các trường không vì lý do gì mà nâng hay sửa điểm bởi điều quan trọng nhất với họ là chất lượng đầu vào của sinh viên.
Thế nhưng, ông Đỗ Văn Dũng cho rằng, để giảm thêm tiêu cực, Bộ cần áp dụng công nghệ triệt để hơn. Thứ nhất là việc lắp camera cần rải đều từ nơi tập trung bài thi đến nơi chấm thi. Thứ hai là cần đưa thêm các giải pháp giảm tiêu cực bài thi trắc nghiệm:
“Những tiêu cực trong kỳ thi vừa rồi xảy ra chủ yếu trên bài thi trắc nghiệm nên chúng ta cần có biện pháp chống tiêu cực trong bài thi dạng này. Lâu nay các bài thi trắc nghiệm không làm phách, bây giờ chúng ta có thể đưa thêm phách vào để hạn chế tiêu cực.
Video đang HOT
Ngoài ra, chúng ta cũng có thể tăng cường giải pháp công nghệ trong vấn đề này. Tôi đã từng đề xuất chúng ta có thể dùng keo trong để niêm phong bài thi sau khi thí sinh nộp bài, sau đó tiến hành quét bài thi lên máy. Khi đó không ai có thể can thiệp để sửa kết quả bài thi. Cách làm này chắc chắn sẽ giảm tiêu cực đến mức thấp nhất”, Tiến sĩ Đỗ Văn Dũng nói.
Tán thành những đổi mới thiết thực của Bộ GD-ĐT trong việc giảm gian lận thi cử, Thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông, trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP HCM mong rằng kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2019 sẽ công bằng, minh bạch, tránh những xáo trộn không đáng có. Bên cạnh các yếu tố về mặt kỹ thuật để hạn chế tình trạng tiêu cực trong thi cử, ông Sơn cho rằng Bộ cần đưa ra một đề thi hợp lý để đánh giá được năng lực thực tế của thí sinh.
Đề thi năm nay chủ yếu sử dụng cho việc xét tốt nghiệp trung học phổ thông và đồng thời tỷ trọng điểm thi chiếm 70% trong khâu xét tốt nghiệp nên đề như thế nào cho phù hợp không phải là điều đơn giản. Do vậy, Bộ cần nghiên cứu kỹ lưỡng để đưa ra các bài thi phù hợp với năng lực học sinh và mục tiêu đánh giá.
Thạc sĩ Phạm Thái Sơn cho hay: “Những vấn đề liên quan về mặt kỹ thuật phần lớn đã được Bộ Giáo dục – Đào tạo giải quyết. Bây giờ, cái mà chúng ta cần cải tiến và có những điều cập nhật chính là vấn đề liên quan đến khâu đề thi. Chính việc ra đề hợp lý sẽ giúp khâu đánh giá thí sinh trong kỳ thi được tốt hơn”.
Thời gian chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019 không còn nhiều. Hiện Bộ GD-ĐT, các Sở GD-ĐT và các trường đại học đang khẩn trương tiến hành các khâu để đảm bảo kỳ thi quan trọng này diễn ra an toàn, tiết kiệm, nghiêm túc như chính yêu cầu mà xã hội đề ra./.
Theo vov
Thi THPT quốc gia 2019: Bộ GD-ĐT cam kết đề tham khảo có giá trị ôn tập rất cao
Ngay sau khi công bố phương án thi và đề tham khảo kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT đã có chia sẻ cụ thể hơn về những thay đổi trong kỳ thi này.
Ông cho biết trách nhiệm cụ thể của từng bộ phận, từng khâu trong kỳ thi này thế nào?
Yếu tố quyết định sự thành bại của kỳ thi này là con người. Do vậy, năm nay việc lựa chọn nhân sự tham gia vào kỳ thi này được đặc biệt coi trọng. Đó phải là những người có tinh thần trách nhiệm, kinh nghiệm, ý thức pháp luật cao... Sau khi lựa chọn được những người như vậy thì chúng tôi sẽ tăng cường công tác tập huấn thi. Năm nay việc tập huấn sẽ phối hợp với các bộ ngành, đặc biệt là Bộ Công an để tập huấn cho cán bộ làm nhiệm vụ coi thi phòng ngừa những gian lận, nhất là gian lận bằng sử dụng thiết bị công nghệ cao. Bên cạnh đó sẽ có những quy định cụ thể, ràng buộc về trách nhiệm, quyền hạn theo quy định của pháp luật để hướng tới có đội ngũ tham gia vừa chuyên nghiệp vừa rất trách nhiệm.
Ông Mai Văn Trinh
Trong quy chế và văn bản hướng dẫn tổ chức kỳ thi tới đây, sẽ có những hướng dẫn rất chi tiết theo kiểu "cầm tay chỉ việc" đến từng khâu, từng bước của kỳ thi này. Năm nay chúng tôi sẽ cố gắng ban hành sớm quy chế thi và các văn bản hướng dẫn kèm theo để tạo sự chủ động của các thành phần tham gia kỳ thi.
Một mặt chúng ta khuyến khích các trường ĐH, CĐ tự chủ hơn trong tuyển sinh; mặt khác Bộ lại yêu cầu các trường ĐH, CĐ tham gia sâu hơn, vai trò trách nhiệm lớn hơn trong kỳ thi THPT quốc gia. Vậy hai điều này có mâu thuẫn không, thưa ông?
Tôi thấy hoàn toàn không mâu thuẫn vì nguồn nhân lực chất lượng cao thì không thể là trách nhiệm ở bậc học nào. Việc các trường ĐH tham gia tổ chức kỳ thi này không có gì mâu thuẫn khi đầu ra của phổ thông chính là đầu vào của ĐH. Phần lớn các trường ĐH, CĐ sẵn sàng tham gia vào kỳ thi này.
Giám sát chặt khâu chấm thi và nhiều khâu khác
Năm 2019 Bộ giao cho các trường ĐH chủ trì việc chấm thi, nhưng những vụ sai phạm trong khâu chấm thi năm 2018 ở một số địa phương là do can thiệp vào bài thi chứ không phải khâu kỹ thuật chấm thi. Vậy giải pháp này có thực sự có hiệu quả hay không?
Kỳ thi năm 2018 chúng tôi nhìn thấy rất rõ là việc tiêu cực có thể xảy ra ở bất kỳ công đoạn nào của kỳ thi. Do đó, việc năm nay giao cho các trường ĐH chủ trì chấm thi không phải là giải pháp duy nhất. Ví dụ, từ khâu coi thi, việc sắp xếp các thí sinh tự do tại các điểm thi cũng sẽ có những hướng dẫn cụ thể hơn bằng phần mềm quản lý thi để đảm bảo việc sắp xếp phòng thi đã có thể phòng ngừa nguy cơ thực hiện cho mục đích gian lận.
Thay đổi kỳ thi không tác động tới việc học tập của thí sinh
Ông Mai Văn Trinh khẳng định: "Với thí sinh, chúng tôi muốn chia sẻ rằng những thay đổi của kỳ thi chủ yếu tác động tới người lớn, tới các thầy cô giáo, còn đối với học sinh thì hầu như không có thay đổi đáng kể. Đây là nội dung rất quan trọng mà các em cần lưu ý để yên tâm, không quá lo lắng trong quá trình chuẩn bị ôn tập cũng như tâm thế bước vào kỳ thi này".
Thứ hai, trong việc niêm phong túi đựng bài thi thì năm 2019 chúng tôi cũng sẽ quy định cụ thể hơn, chi tiết hơn để nếu có muốn gian lận cũng khó thực hiện. Khâu bảo quản túi đựng bài thi từ lúc thu bài đến lúc mang đến điểm chấm thi cũng là khâu cần hết sức lưu ý. Tất nhiên trong việc giao cho các trường ĐH chấm trắc nghiệm thì giải pháp về mặt tổ chức, về quy trình chấm thi cũng được tiến hành song song với việc Bộ hoàn thiện phần mềm chấm thi thêm một bước nữa. Theo đó, các dữ liệu chấm thi sẽ được mã hóa và đặc biệt sẽ đánh phách điện tử phiếu trả lời trắc nghiệm của thí sinh. Một chuỗi những giải pháp ấy được tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc thì sẽ hướng đến việc hạn chế tiêu cực có thể xảy ra.
Môn ngữ văn được chấm ở địa phương với lượng bài thi rất lớn thì có ý kiến lo ngại rằng dù có tăng cường giải pháp thanh tra, kiểm tra cũng khó tránh được tiêu cực. Ông nhìn nhận vấn đề này ra sao?
Tôi đồng ý đó là một tồn tại khách quan. Một trong những đặc điểm của việc chấm bài thi tự luận đó là ít nhiều đều chịu sự tác động chủ quan của người chấm. Đây là điểm khác biệt rất cơ bản so với việc chấm bài thi trắc nghiệm. Chúng tôi đã nhìn thấy vấn đề này nên năm 2019 sẽ tiếp tục tăng cường các giải pháp kèm theo. Cụ thể, bài thi môn ngữ văn nhiều năm nay đã ra đề thi theo hướng mở, khắc phục trả lời theo khuôn mẫu, khuyến khích sáng tạo của học sinh và như vậy đòi hỏi bản hướng dẫn chấm thi cũng phải rất chi tiết.
Quy trình chấm bài thi tự luận tiếp tục quy định khâu làm phách bằng phần mềm máy tính và chia thành hai vòng độc lập để đảm bảo tính bảo mật.
Khâu chấm thi tiến hành chấm 2 vòng độc lập, đảm bảo sự đều tay, tránh việc "chấm lỏng, chấm chặt". Trong quy chế tới đây cũng quy định rõ chấm kiểm tra tiến hành cùng tiến độ chấm 2 vòng để đảm bảo việc chấm nghiêm túc. Trên thực tế nếu việc chấm thi môn tự luận được tiến hành đúng các bước như vậy thì độ tin cậy cũng rất cao. Bên cạnh đó, công tác thanh tra, kiểm tra chấm thi tự luận năm 2019 cũng sẽ được tăng cường một bước.
Học sinh lớp 12 năm nay chuẩn bị bước vào kỳ thi THPT quốc gia với những điều chỉnh về đề thi - ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH
"Không thể phân định rõ ràng câu hỏi này là ở lớp nào"
Dù đề thi minh họa đã được Bộ công bố nhưng thầy trò vẫn băn khoăn đề thi chính thức sẽ ra sao, phạm vi ra đề có thể mở đến cả kiến thức lớp 10?
Đề thi tham khảo đã được Bộ công bố theo đúng tinh thần mà Bộ đã thông tin trước đó là nội dung đề thi của kỳ thi năm 2019 nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là lớp 12, đảm bảo ngưỡng cơ bản xét tốt nghiệp và có độ phân hóa phù hợp để các cơ sở giáo dục ĐH, giáo dục nghề nghiệp làm cơ sở cho tuyển sinh.
Học sinh và thầy cô giáo của từng bộ môn sẽ có thể nhìn vào đề tham khảo để thấy được cấu trúc đề thi như thế nào, nội dung kiến thức cụ thể từng môn ra sao. Tôi chỉ có thể trả lời một cách khái quát là trong thiết kế chương trình giáo dục thì có tính liên thông và tính kế thừa, không thể nói kiến thức chỉ ở lớp này mà không có ở lớp trước được. Các kiến thức ở lớp trước là công cụ, điều kiện để xử lý các kiến thức ở lớp sau. Không thể phân định rõ ràng câu hỏi này là ở lớp nào. Chúng tôi chỉ khẳng định nội dung đề thi nằm chủ yếu trong chương trình lớp 12.
Là Cục trưởng Cục Quản lý thi, tôi nhấn mạnh cam kết rằng đề tham khảo kỳ thi THPT quốc gia mà Bộ GD-ĐT công bố sẽ có giá trị tham khảo rất tốt cho việc dạy học. Do vậy, tôi mong học sinh và các nhà trường nhanh chóng nghiên cứu, tham khảo đề thi này để có hình dung, định hướng cụ thể cho việc dạy học và ôn tập, chuẩn bị cho kỳ thi năm 2019 đạt kết quả tốt nhất.
Tăng cường sử dụng các thiết bị công nghệ nhằm giảm tiêu cực
Kỳ thi có những điều chỉnh theo hướng tăng cường sử dụng các thiết bị công nghệ nhằm hạn chế, khắc phục các gian lận có thể xảy ra với mục tiêu kỳ thi an toàn, nghiêm túc và kết quả có độ tin cậy.
Đây là thông tin mà ông Mai Văn Trinh nhấn mạnh. Theo ông Trinh, để đạt được mục tiêu ấy phải có nhiều giải pháp, nhiều yếu tố và phải tiến hành đồng bộ, song song với nhau. Một trong những giải pháp mà Bộ áp dụng trong năm 2019 là sử dụng camera giám sát 24/24 giờ ở nơi bảo quản đề thi, bài thi và chấm thi. Đây là giải pháp tốt nhưng mọi giải pháp về thiết bị, công nghệ cũng không thể vượt qua trách nhiệm và ý thức của con người.
Tuyết Mai
Theo thanhnien
Vụ gian lận điểm thi ở Hòa Bình: Thí sinh lãnh hậu quả từ sự gian dối của người lớn "Số phận" 64 thí sinh nâng điểm chính thức được định đoạt cụ thể là sẽ buộc thôi học. Các em là những người chịu thiệt thòi nhất khi chập chững bước vào đời bởi sự gian dối của người lớn. Chiều qua trong cuộc gặp gỡ báo chí, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Bộ GD-ĐT đã...