Làm gì để 12 tỉnh Tây Nam Bộ sớm khống chế dịch trước ngày 25/8?
12 tỉnh Tây Nam Bộ sẽ căn cứ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, chủ động quyết định việc tiếp tục giãn cách theo Chỉ thị 15, 16 hay 19; mục tiêu sớm khống chế dịch trước ngày 25/8.
Chiều 18/8, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên họp trực tuyến với 12 tỉnh Tây Nam Bộ gồm Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang, Cần Thơ, Kiên Giang, Sóc Trăng, Hậu Giang, Đồng Tháp, An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Vĩnh Long. Đây là ngày cuối cùng các tỉnh này thực hiện giai đoạn 2 của giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.
Báo cáo của Cục Y tế dự phòng cho thấy, từ ngày 27/7 đến nay, riêng tại 12 tỉnh này ghi nhận 19.754 ca mắc (chiếm 6,8% số ca mắc cả nước và 7,5% số ca mắc của 19 tỉnh phía Nam).
Trong đó, 5 địa phương có số mắc cao nhất là Đồng Tháp (hơn 5.300 ca), Tiền Giang (hơn 4.800 ca), Cần Thơ (hơn 2.900 ca), Vĩnh Long (gần 1.800 ca) và Bến Tre (hơn 1.300 ca). Trong 7 ngày qua, 5/12 tỉnh có số ca mắc tăng cao so với 7 ngày trước đó gồm Tiền Giang, Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ và Kiên Giang; 7 tỉnh còn lại có số ca mắc giảm.
Nghị quyết 86 của Chính phủ ban hành ngày 6/8 đặt mục tiêu TPHCM phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 15/9. Các tỉnh Bình Dương, Long An, Đồng Nai phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 1/9. Các tỉnh, thành khác phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 25/8.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên.
Nhấn mạnh hôm nay là ngày cuối cùng các tỉnh Tây Nam Bộ thực hiện giai đoạn 2 giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, Thứ trưởng Tuyên đề nghị các địa phương phải thực hiện ngay các hoạt động cụ thể triển khai Nghị quyết 86 với mục tiêu đến ngày 25/8 phải kiểm soát được dịch bệnh.
Theo Thứ trưởng, trước hết các tỉnh phải kiểm soát không cho dịch xâm nhập, kiểm soát không bùng phát dịch từ bên trong. Khi phát hiện F0 phải truy vết nhanh, đẩy nhanh tầm soát xét nghiệm, nâng cao công tác điều trị trong đó phải phân tầng điều trị để giảm tối đa trường hợp tử vong. Cùng đó, các địa phương cũng phải đảm bảo ổn định trật tự an toàn, an sinh xã hội.
Video đang HOT
Công điện mới nhất 1081 ngày 16/8 của Thủ tướng cũng nêu rõ 19 tỉnh, thành phía Nam căn cứ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, chủ động quyết định việc tiếp tục giãn cách theo Chỉ thị số 16 trên địa bàn toàn tỉnh, thành.
Thứ trưởng đặc biệt lưu ý các địa phương bám sát thực tiễn, căn cứ theo quyết định về việc đánh giá mức độ nguy cơ theo 4 mức độ, từ đó quyết định áp dụng phòng chống dịch theo Chỉ thị 16 hoặc 15 hoặc 19.
Ảnh minh họa.
“Sau khi đánh giá, địa bàn nào tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 thì phải thực hiện nghiêm túc, tuyệt đối tránh “chặt ngoài lỏng trong”, đảm bảo hỗ trợ lương thực, thực phẩm để người dân yên tâm ở tại chỗ, không được để người dân tự ý đi ra khỏi vùng cách ly, phong tỏa”, Thứ trưởng lưu ý.
Đặc biệt, ông yêu cầu các địa phương tập trung cao độ xét nghiệm để nhanh chóng bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng, hạn chế nguy cơ “vòng xoáy lây lan” từ cộng đồng sang khu công nghiệp hoặc ngược lại hoặc lây lan trong cộng đồng và các doanh nghiệp…
Để bóc tách nhanh F0, Thứ trưởng Tuyên đề nghị UBND 12 tỉnh/thành tỉnh sớm phê duyệt để đưa ra phương án tổng thể, kế hoạch chi tiết xét nghiệm theo từng vùng nguy cơ đã đánh giá, yêu cầu trả lời kết quả xét nghiệm trong vòng 24 giờ.
Khi địa phương còn đáp ứng đủ năng lực cách ly tập trung thì phải đưa F1 cách ly tập trung. Tuy nhiên, để chuẩn bị tình huống số ca bệnh tăng nhanh, kéo theo lượng F1 lớn, các tỉnh, thành cần sớm hoàn thiện phương án cách ly F1 tại nhà để trình lãnh đạo Sở Y tế hoặc UBND tỉnh phê duyệt.
Thứ trưởng lưu ý các tỉnh, thành phải chủ động đẩy nhanh tiến độ tiêm khi vắc xin về tới địa phương.
TPHCM khẩn cấp triển khai thí điểm cách ly, điều trị F0 và F1 tại nhà
Sau khi được Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn chấp thuận, ngành y tế TPHCM đã có công văn hướng dẫn thí điểm cách ly, điều trị những trường hợp F0 và F1 tại nhà.
Công văn khẩn được GS.TS.BS Nguyễn Tấn Bỉnh - Giám đốc Sở Y tế, ký ngày 13/7 về việc: "Triển khai biện pháp phòng chống dịch trong giai đoạn hiện nay", nêu rõ các quy định liên quan đến thí điểm cách ly, điều trị F0 và F1 tại nhà.
Đối với trường hợp F0 là ca bệnh dương tính với SARS-CoV-2 không có triệu chứng đang điều trị tại bệnh viện, nếu xét nghiệm RT-PCR ngày 10 có kết quả âm tính hoặc còn dương tính nhưng tải lượng virus thấp, không còn khả năng lây nhiễm thì chuyển về cách ly tại nhà nếu đảm bảo an toàn, phòng chống lây nhiễm.
Nhóm đối tượng này sẽ tiếp tục xét nghiệm RT-PCR tại nhà vào ngày 14 và ngày 21.
Phương án cách ly F1 và F0 tại nhà sẽ được thành phố triển khai để giảm áp lực cho các khu cách ly tập trung và bệnh viện điều trị Covid-19 (Ảnh: Nguyễn Quang).
Thành phố sẽ triển khai thí điểm cách ly F0 tại nhà đối với trường hợp không có triệu chứng. Việc thí điểm áp dụng với nhân viên y tế bị lây nhiễm được cách ly tại nhà khi có đủ điều kiện tương tự F1. Người cách ly sẽ tự theo dõi về tình trạng sức khỏe, báo cáo với cơ quan theo dõi y tế hàng ngày và thực hiện xét nghiệm theo quy định.
Các trường hợp F0 cách ly tại nhà phải được giám sát của cơ quan y tế địa phương và nơi làm việc. Tuân thủ các biện pháp an toàn phòng chống lây nhiễm cho những người xung quanh.
Y tế địa phương phải tổ chức đội theo dõi sức khỏe hàng ngày đối với những trường hợp F0, tổ chức đường dây nóng tiếp nhận thông tin về trường hợp bệnh nhân xuất hiện triệu chứng, khẩn trương đưa vào bệnh viện điều trị.
Phương án cách ly F1 tại nhà sẽ được triển khai tại khu vực nguy cơ rất cao. Nhà cách ly F1 phải có biển báo bên ngoài, có hàng rào mềm ngăn cách, toàn bộ thành viên trong nhà không được phép ra ngoài. Người F1 phải hạn chế tiếp xúc, bố trí khu vực phòng riêng (nếu có thể), có đồ dùng cá nhân riêng, ăn uống riêng, thùng đựng rác riêng, vệ sinh khử khuẩn khu vực vệ sinh chung sau mỗi lần F1 sử dụng.
Tổ chức quản lý, giám sát thực hiện nghiêm việc cách ly y tế tại nhà theo đúng quy định để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm. Trong trường hợp F1 tại các khu tập thể, khu chung cư, nếu có ca F0 tại nhà thì đưa toàn bộ F1 đi cách ly tập trung.
Trường hợp có đông người F1 lưu trú tại một khu vực phong tỏa như khu nhà trọ, ký túc xá, khu dân cư thì áp dụng thiết chế cách ly y tế tập trung đối với các khu vực đó. Trường hợp mật độ người cách ly quá đông thì xem xét giảm bớt mật độ bằng cách ra các khu cách ly tập trung. Thành phố sẽ bố trí cung cấp các nhu yếu phẩm thiết yếu đến trực tiếp các nhà cách ly F1 và thực hiện theo dõi, giám sát hàng ngày.
Ngành y tế địa phương sẽ phải tăng cường các biện pháp giám sát, xử lý y tế khi F1 và F0 cách ly tại nhà.
Đối với các F1 ở khu vực có nguy cơ rất cao, không đủ điều kiện theo tiêu chí của Bộ Y tế để cách ly tại nhà, có ca F1 tại nhà ở vùng lõi của ổ dịch như khu nhà trọ, khu dân cư nghèo, khu ký túc xá thì chuyển cách ly tập trung, xét nghiệm RT-PCR ngày 7 thay vì 14 ngày như trước đây.
Nếu kết quả âm tính có thể xem xét chuyển về cách ly tại nơi lưu trú và giao y tế địa phương theo dõi như trường hợp F1 cách ly tại nhà.
Những khu vực nguy cơ cao khi cách ly F1 tại nhà không yêu cầu phải có phòng riêng để nhân viên y tế khám, lấy mẫu, theo dõi sức khỏe và có thể xem xét cho phép cách ly F1 tại chung cư, tập thể nếu có phòng riêng, khép kín. Nhưng nếu xuất hiện F0 thì phải đưa toàn bộ những người trong nhà đi cách ly tập trung. Trường hợp tất cả những người trong nhà đều là F1 thì xem xét cách ly tất cả các thành viên không yêu cầu phải có phòng riêng. Quy định trên cũng áp dụng đối với khu vực nguy cơ thấp khi cách ly F1 tại nhà.
Giấy xét nghiệm PCR âm tính giá trị trong bao nhiêu ngày? Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường thông tin về thời gian giấy chứng nhận xét nghiệm âm tính có giá trị để mọi người di chuyển giữa vùng này vùng khác. Hiện không chỉ TP.HCM mà nhiều tỉnh thành khác cũng yêu cầu người ra vào địa bàn phải đảm bảo giấy xét nghiệm âm tính. Nếu không có giấy chứng...