Lạm dụng tiêm thuốc dưỡng não, coi chừng mất mạng
Vừa qua, một bệnh nhân nữ 67 tuổi ở Kỳ Khang, Kỳ Anh, Hà Tĩnh đến trạm y tế khám do bị nhức đầu. Sau khi khám bệnh, y tế xã dùng thuốc tiêm dưỡng não để điều trị nhưng người bệnh tử vong sau đó vài giờ.
Hiện, cơ quan chức năng đang điều tra để biết rõ thuốc dưỡng não sử dụng và xác định nguyên nhân tử vong cụ thể. Đây cũng là tiếng chuông cảnh báo nhằm chấm dứt ngay tình trạng lạm dụng tiêm thuốc dưỡng não trong cộng đồng.
Các loại thuốc dưỡng não, bổ não
Thực tế hiện nay, người dân khi bị mắc các triệu chứng thông thường như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, xây xẩm mặt mày khi chuyển tư thế một cách đột ngột… thường cho rằng mình bị thiếu máu não nên phải điều trị bằng tiêm thuốc dưỡng não hay bổ não. Thực ra, thuốc dưỡng não hay bổ não còn được gọi là thuốc hướng não – một loại thuốc sử dụng trong khoa thần kinh với nhiều tên thuốc khác nhau gồm: cholin alfoscerat, cerebrolysin, citicolin, vinpocetin, cavinton, cinnarizin, piracetam, gingko biloba…
Các nhà khoa học đã chia thuốc dưỡng não hay bổ não thành 3 nhóm gồm: Nhóm có tác dụng làm tăng sử dụng oxy của tế bào não như piracetam, cerebrolysin, citicolin…; Nhóm có tác dụng làm giãn mạch máu não như cavinton, cinnarizin… và nhóm kết hợp thuốc của hai nhóm trên như phezam gồm piracetam phối hợp cinnarizin…
Cấp cứu một trường hợp sốc phản vệ.
Video đang HOT
Các tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc tiêm dưỡng não
Như vậy, với các nhóm thuốc dưỡng não hay bổ não khác nhau đã nêu ở trên, có loại là thuốc uống nhưng có loại có cả thuốc uống lẫn thuốc tiêm. Khi sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào, nhất là thuốc tiêm thì hiện tượng sốc phản vệ sau khi tiêm thuốc là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng có thể xảy ra bất cứ lúc nào, thậm chí đe dọa đến tính mạng của người bệnh là điều cần phải luôn cảnh báo.
Bác sĩ và nhân viên y tế phải hết sức thận trọng trong quá trình sử dụng các loại thuốc, kể cả thuốc bổ thông thường như thuốc dưỡng não hay bổ não. Cần hỏi kỹ tiền sử dị ứng, phản ứng thuốc gây sốc phản vệ trước đó để cân nhắc trước khi sử dụng.
Bệnh nhân cũng không nên tùy tiện sử dụng thuốc theo sự mách bảo, truyền miệng của người khác mà không có chỉ định của bác sĩ dù quan niệm đó là thuốc bổ.
Thực chất thuốc dưỡng não hay bổ não là thuốc kích thích làm tăng khả năng hoạt động của não qua tác dụng giãn mạch máu não và đưa oxy lên não nhiều hơn, người dùng cảm thấy hưng phấn và dễ chịu khi sử dụng; nếu dùng liên tục thì người sử dụng rất dễ bị lệ thuộc vào thuốc. Ngoài ra, khi dùng các loại thuốc tiêm truyền nói chung, thuốc dưỡng não nói riêng, người dùng có thể gặp các tác dụng phụ như sưng, đỏ, mẩn ngứa… tại vị trí tiêm, nặng hơn có thể gặp dị ứng, rối loạn tiêu hóa…, sốc phản vệ là tác dụng không mong muốn nặng nề nhất, có thể dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Thận trọng sử dụng thuốc tiêm cho người cao tuổi
Trường hợp bệnh nhân nữ tuổi đã cao bị tử vong khoảng vài giờ sau khi tiêm thuốc dưỡng não chưa rõ tên thuốc khi đến trạm y tế xã để khám bệnh chỉ với triệu chứng nhức đầu. Triệu chứng nhức đầu có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, cơ sở y tế cần phải khám kỹ để có chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh trước khi chỉ định điều trị và sử dụng thuốc hợp lý. Nếu phải sử dụng thuốc để điều trị, nên chọn loại thuốc uống, còn loại thuốc tiêm chỉ nên dùng khi không có loại thuốc uống hoặc người bệnh không thể uống được chứ không nên dùng thuốc tiêm để can thiệp ngay từ đầu. Đơn cử thuốc piracetam giúp tăng cường oxy cho tế bào não, thường dùng để trị chứng nhức đầu, chóng mặt… có cả hai loại thuốc uống và thuốc tiêm, vì vậy có thể sử dụng thuốc uống thay vì thuốc tiêm cho người cao tuổi để hạn chế khả năng phản ứng không mong muốn của thuốc, đặc biệt là sốc phản vệ.
Cả bệnh nhân lẫn nhân viên y tế đừng quan niệm rằng thuốc tiêm dưỡng não hay bổ não có tác dụng tốt hơn thuốc uống và lạm dụng một cách không cần thiết. Tình trạng này cần được chấm dứt kịp thời kẻo nguy hại cho tính mạng và sức khoẻ của nhân dân. Đây là vấn đề cần được các cơ quan chức năng, các thầy thuốc và người bệnh đặc biệt quan tâm để hạn chế những điều đáng tiếc có thể xảy ra tương tự.
BS. NGUYỄN TRÂM ANH
Theo suckhoedoisong.vn
Tai biến mạch máu não gây chết người thế nào?
Tai biến mạch máu não (còn gọi là đột quỵ) xảy ra khi nguồn cung cấp máu cho một phần của bộ não bị gián đoạn hoặc suy giảm nghiêm trọng, làm mất oxy và dinh dưỡng của não.
Sáng 3/8, NSƯT Bùi Cường (Chí Phèo trong Làng Vũ Đại ngày ấy) qua đời ở Hà Nội vì tai biến mạch máu não. Nhiều người thắc mắc tại sao một người khỏe mạnh có thể dễ dàng ra đi vì căn bệnh này.
Tai biến mạch máu não (còn gọi là bệnh đột quỵ) xảy ra khi nguồn cung cấp máu cho một phần của bộ não bị gián đoạn hoặc suy giảm nghiêm trọng, làm mất oxy và dinh dưỡng của não.
Sau khi tai biến, tình trạng thiếu oxy não kéo dài làm cho các tế bào não bắt đầu chết, dẫn đến di chứng nặng nề cho nạn nhân. Người bị tai biến nhẹ có thể bị liệt, rối loạn ngôn ngữ, mất cảm giác, mất trí nhớ, hôn mê, nặng thì thiệt mạng. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật ở người trưởng thành hiện nay.
NSƯT Bùi Cường, người đóng vai Chí Phèo trong "Làng Vũ Đại ngày ấy" vừa qua đời sau cơn tai biến mạch máu não sáng 3/8 tại Hà Nội.
Dạng phổ biến nhất của đột quỵ là thiếu máu cục bộ não do tắc nghẽn mạch hoặc lấp mạch (chiếm tới 85% số bệnh nhân). Loại đột quỵ khác là xuất huyết não xảy ra khi một mạch máu bị rò rỉ hoặc vỡ chiếm khoảng 15%.
Tai biến mạch máu não có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên thường xuyên nhất là ở người cao tuổi và trung niên, nam giới dễ bị tai biến, đột quỵ hơn phụ nữ.
Một số bệnh và thói quen có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ như tăng huyết áp, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, tăng mỡ (cholesterol) trong máu, bệnh tim, hút thuốc lá, nghiện và lạm dụng quá nhiều bia rượu, người ít vận động hoặc béo phì nguy cơ đột quỵ xảy ra thường rất cao.
Theo vtc.vn
Bệnh đột quỵ ngày càng trẻ hóa Nhiều người thường lầm tưởng đột quỵ chỉ xảy ra ở độ tuổi "xế chiều". Tuy nhiên, lối sống hiện đại đã khiến căn bệnh này ngày càng trẻ hóa. Hiểu rõ nguyên nhân gây ra đột quỵ và tìm kiếm cơ sở uy tín trong việc điều trị sẽ giúp hạn chế nguy cơ mắc cũng như biến chứng của căn bệnh...