‘Làm bộ trưởng giáo dục là một công việc khó’
“Mới nhìn vào có người dễ tưởng làm giáo dục không khó, có thể làm được, phán được. Nhưng nói thì có vẻ dễ, làm giáo dục thực sự và làm bộ trưởng giáo dục thì lại là một công việc khó”, Tổng thư ký hội đồng chức danh giáo sư nhà nước Trần Văn Nhung chia sẻ.
GS Trần Văn Nhung.
Ai cũng nhận thấy giáo dục là lĩnh vực quan trọng và lâu nay ngành giáo dục bị phê phán nhiều. Đã có nhiều nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, nhiều hội nghị, hội thảo được tổ chức để hiến kế, để tìm biện pháp khắc phục, nhưng giáo dục vẫn chưa đáp ứng được nguyện vọng của toàn xã hội. Lý do và cách khắc phục? Theo chúng tôi, đây là bài toán rất khó, không chỉ đối với Việt Nam mà đối với toàn thế giới, nhất là đối với các nước nghèo, chậm phát triển. Trong bài viết này, bằng những bài học và kinh nghiệm quốc gia và quốc tế, chúng tôi sẽ cố gắng chứng minh rằng hội nhập quốc tế một cách nhanh chóng, thực sự và toàn diện, từ tư duy đến hành động, là giải pháp quan trọng nhất hiện nay để đổi mới căn bản, toàn diện và phát triển nền giáo dục Việt Nam theo hướng hiện đại nhưng vẫn gìn giữ được bản sắc dân tộc.
Bức tranh toàn cảnh của xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến giáo dục. Vì vậy những lĩnh vực rất quan trọng nhưng khó làm, khó thỏa mãn được đòi hỏi của mọi người dân, như giáo dục, y tế, văn hóa… không thể thoát ly khỏi hoàn cảnh xã hội. Việc quy kết mọi yếu kém của giáo dục trước hết cho ngành giáo dục là đúng, nhưng không nên chỉ quy kết cho cho riêng ngành giáo dục, mà gia đình và xã hội cũng có trách nhiệm phối hợp, chia sẻ.
Suốt mấy chục năm qua chúng ta đã có nhiều cố gắng, nhiều cải cách, thay đổi nhiều đời bộ trưởng giáo dục, nhưng giáo dục vẫn là lĩnh vực chịu nhiều phê phán của xã hội, chưa đáp ứng được nhu cầu của toàn dân, đòi hỏi của sự phát triển đất nước và hội nhập quốc tế. Mới nhìn vào có người dễ tưởng làm giáo dục không khó, nhiều người có thể làm được, “phán” được. Nhưng càng về sau chúng tôi càng thấu hiểu: Nói về một vấn đề cụ thể nào đó của giáo dục thì có vẻ không khó khăn lắm, nhưng làm giáo dục thực sự và làm bộ trưởng giáo dục thì lại là một công việc khó.
Những kinh nghiệm và bài học quốc gia và quốc tế cho thấy chúng ta cần phải có quan điểm quốc tế hóa trong cải cách, xây dựng và phát triển giáo dục nước nhà. “Quốc tế hóa giáo dục là xu hướng mang tính toàn cầu, nhằm chia sẻ những kinh nghiệm tốt nhất giữa các quốc gia về mọi lĩnh vực trong giáo dục, từ đào tạo tới nghiên cứu, từ phương pháp dạy học tới biên soạn giáo trình, từ việc sử dụng công nghệ trong giáo dục tới các nguồn tài liệu học tập, từ các vấn đề về giáo viên tới các vấn đề quản lý, kiểm định và đánh giá chất lượng.
Theo GS Mai Trọng Nhuận thì toàn cầu hóa giáo dục nhằm mục đích cải tổ quá trình học tập cho tất cả mọi người và xây dựng những nguyên tắc, giá trị chung giữa các nền giáo dục trong bối cảnh thế giới đang tiến tới nền kinh tế trí thức toàn cầu.
Video đang HOT
GS Nhung cho rằng, mới nhìn vào có người dễ tưởng làm giáo dục không khó, có thể làm được, phán được. Nhưng nói thì có vẻ dễ, làm giáo dục thực sự và làm bộ trưởng giáo dục thì lại là một công việc khó. Ảnh minh họa: Hoàng Hà.
Nguyên nhân “hoá rồng” trong vòng 25, 50 hoặc 100 năm qua của một số quốc gia, như Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc,… là khoa học, giáo dục, nguồn nhân lực và nói cho rõ hơn là nhà nước đã thực sự hiểu vai trò quốc sách hàng đầu của khoa học, giáo dục và quan tâm, chỉ đạo, đầu tư quyết liệt cho nó. Lãnh tụ của các quốc gia này luôn lấy khoa giáo làm nền tảng để kiến quốc. Nhật Bản có Vua Minh Trị, Việt Nam có Hồ Chí Minh, Singapore có Lý Quang Diệu, Hàn Quốc có Park Chung Hee, Trung Quốc có Đặng Tiểu Bình…
Nhiều nguyên nhân, bài học kinh nghiệm quý báu của một số nước về phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ gắn với xây dựng đội ngũ trí thức đã được phân tích và đúc kết rất công phu trong một số đề tài nghiên cứu mấy năm trước đây ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong 5 hay 7 nguyên nhân “hoá rồng” của các nước này đã được đúc kết, chúng tôi vẫn cứ muốn tìm hiểu tận cùng xem đâu là nguyên nhân chính, đâu là nguyên nhân của mọi nguyên nhân. Và cuối cùng chúng tôi cho rằng đó chính là những người lãnh đạo đất nước thực sự coi trọng khoa giáo. Cả dân tộc đoàn kết, lao động cần cù, sáng tạo, trung thực và khiêm tốn, xung quanh những người đứng đầu đủ tâm đủ tầm.
Những nước nói trên “hóa rồng” là nhờ nền giáo dục của họ đã sớm được quốc tế hóa, nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc. Trong thời đại hội nhập quốc tế và thế giới phẳng ngày nay, chúng tôi cho rằng việc tham khảo có chọn lọc những kinh nghiệm giáo dục của các nước phát triển nhanh chóng và bền vững và chú ý đến những khuyến cáo của các tổ chức quốc tế, trước hết là các cơ quan của Liên Hiệp Quốc như UNESCO, UNICEF, UNDP…sẽ giúp chúng ta giảm bớt khó khăn, bớt mày mò và đi đúng hướng văn minh của thời đại. Và cũng chỉ khi đó, nguồn nhân lực do chúng ta tạo ra mới đủ trình độ và sức mạnh để hợp tác và cạnh tranh bình đẳng trên toàn cầu.
Chúng ta đã và đang cố gắng học hỏi được nhiều nhất những cái hay của thiên hạ và quan trọng hơn nữa là học hỏi ngay chính những cái tốt trong lịch sử giáo dục nước nhà, một quốc gia có nền văn hiến mấy nghìn năm, sẽ giúp chúng ta bớt “loay hoay”. Mà có ai, có nước nào trên thế giới này ngăn cấm chúng ta học hỏi và tham khảo kinh nghiệm tốt của họ đâu. Chúng ta học hỏi và tham khảo có chọn lọc chứ không phải sao chép.
Vả lại làm gì có một loại “thức ăn sẵn” nào trong giáo dục. Nhưng cũng không có nghĩa là ta phải loay hoay từ đầu trong hoàn cảnh của ta, cho riêng ta. Từ tư duy đến hành động, từ triết lý đến triển khai giáo dục, từ chương trình đến sách giáo khoa, từ phương pháp giảng dạy đến thi cử, đánh giá…cần thiết và có thể vận dụng triệt để các bài học quốc tế và lịch sử có giá trị và phù hợp với mình.
Tôi xin nêu một ví dụ để nói rằng khi tham khảo quốc tế để làm giáo dục cần phải kết hợp với việc học tập ngay những bài học kinh nghiệm trong nước, vì đã có thời kỳ ở nước ta, giáo dục được xem là bông hoa của chế độ. Việc đi tìm triết lý giáo dục cho Việt Nam là một vấn đề rất quan trọng và đã được bàn cãi rất nhiều. Thực ra có lẽ vấn đề không phức tạp đến nhường ấy, nếu chúng ta ghi nhớ lời dạy của Bác Hồ và sự khuyến cáo của UNESCO.
Năm 1996, dựa trên Báo cáo của Hội đồng Delors, UNESCO đã khẳng định giáo dục toàn thế giới trong thế kỷ XXI được xây trên bốn trụ cột, đó là “học để có kiến thức, học để làm việc, học để chung sống với nhau và học để làm người” (“learning to know, learning to work, learning to live together and learning to be”). Cả nhân loại đều thừa nhận chân lý này.
Tuy nhiên, nếu để ý chúng ta sẽ thấy về cơ bản tư tưởng và chân lý này đã được Hồ Chí Minh viết ra ngay từ tháng 9 năm 1949 trên trang đầu của cuốn sổ vàng khi Người đến thăm trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương, tiềnthân của Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh ngày nay: “Học đểlàm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại. Muốn đạt mục đích, thì phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.”
Hiện nay, trong khi chúng ta đang học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác thì cũng rất cần nhớ rằng Bác còn là một nhà tư tưởng lớn, có những đề xuất đi trước thời đại. Ví dụ trên cho thấy Bác đã đi trước UNESCO nửa thế kỷ trong việc xây dựng các trụ cột giáo dục cho nhân loại trong thế kỷ XXI.
Trần Văn Nhung
Theo VNE
Bí thư Đà Nẵng: 'Không nên mở thêm hệ tại chức'
Tôi cũng từng hỏi Bộ trưởng Giáo dục Phạm Vũ Luận là tại sao các cơ quan nhà nước không nhận hệ tại chức? Ngành giáo dục sản xuất ra một sản phẩm kém mà lại bắt người khác phải sử dụng?", Bí thư Nguyễn Bá Thanh nói.
Ngày 19/9, đối thoại với sinh viên, giảng viên ĐH Duy Tân, Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh trăn trở: "Khó khăn của thành phố là làm sao có được một ban lãnh đạo đủ tầm, có tâm, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm nhưng quan trọng là phải biết cách làm. Singapore không có tài nguyên, chỉ có con người nhưng lại bắt đầu bằng giáo dục. Việt Nam nếu không lo cho giáo dục thì không thể thực hiện được mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa".
Khi biết ĐH Duy Tân chưa đào tạo hệ tại chức, ông Thanh thẳng thắn: "Nếu chưa có hệ tại chức thì đừng tính đến". Và ông phân tích, trước đây Đà Nẵng vừa đưa ra chủ trương không nhận hệ tại chức đã bị phản ứng, nhưng mới đây Hà Nội và một số tỉnh thành khác cũng ủng hộ bằng cách không tuyển công chức học hệ này.
"Tôi cũng từng hỏi Bộ trưởng Giáo dục Phạm Vũ Luận tại hành lang Quốc hội là tại sao các cơ quan nhà nước không nhận hệ tại chức? Ngành giáo dục sản xuất ra một sản phẩm kém mà lại bắt người khác phải sử dụng?", ông Thanh nói.
Nhiều giảng viên thẳng thắn trao đổi với lãnh đạo cao nhất của thành phố. Ảnh: Nguyễn Đông.
Lãnh đạo thành phố đưa ra ví dụ, nhiều trường lấy đầu vào đại học khoảng 20 điểm, những thí sinh được 17 - 19 điểm đều trượt, nhưng tại sao trường đó không lấy những học sinh này vào trường mà lại tổ chức một cuộc thi tuyển khác, vừa tốn kém, vừa lấy đầu vào hệ tại chức quá thấp dẫn đến năng lực kém.
Bí thư Thanh cũng gợi ý trường đại học Duy Tân đi thẳng vào thế mạnh của mình là đào tạo công nghệ thông tin, du lịch, ít mà chất lượng."Quy tắc bất di bất dịch là có thầy giỏi sẽ có trò giỏi. Do đó, điều đầu tiên là phải săn tìm thầy giỏi, tìm được những thầy giáo giỏi về chuyên môn, có phương pháp sư phạm tốt để truyền đạt cho sinh viên, bỏ qua điệp khúc thầy đọc, trò chép".
Một giảng viên mong muốn Bí thư Thành ủy góp tiếng nói đến các doanh nghiệp để khi sinh viên ra trường không bị phân biệt về bằng cấp giữa trường tư thục với trường công lập. Ông Thanh thẳng thắn: "Việc phân biệt còn kéo dài. Không phải có sự can thiệt của tôi, mà bản thân ĐH Duy Tân muốn đầu ra tốt thì phải chú ý đến chất lượng, phụ thuộc vào chính những người đào tạo, đổi mới tư duy để có những sinh viên giỏi phục vụ cho đất nước".
Theo VNE
'Tôi thất vọng về Bộ trưởng Giáo dục' "Tôi không thất vọng vì tiêu cực ở một trường thi, mà về cách nói của Bộ trưởng khi xảy ra việc đó. Theo tôi, đây là Bộ đang chống chế", PGS - TS Nguyễn Lê Ninh khẳng định. Tôi thất vọng về Bộ trưởng! Phó Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Lê Ninh, Ủy viên Ban Chấp hành Liên hiệp Các hội Khoa...