Lại xuất hiện smartphone Trung Quốc “nhái” trắng trợn iPhone, lần này tới từ Meizu
Thật khó hiểu khi một thương hiệu có tiếng như Meizu lại có hành động như vậy.
Thời gian gần đây, xuất hiện khá nhiều smartphone giá rẻ “nhái” thiết kế iPhone tới từ các thương hiệu nhỏ tại Trung Quốc. Chúng tôi đã đưa tin về 2 chiếc smartphone tới từ Gionee là G13 Pro và P50 Pro đều có giá thành siêu rẻ, nhưng có thiết kế “học hỏi” từ Apple khá nhiều, thậm chí cả Huawei.
Hôm nay, thêm một chiếc smartphone có xu hướng “nhái” iPhone xuất hiện, nhưng không phải tới từ Gionee mà là tới từ Meizu, một cái tên khá quen thuộc với người dùng Việt bởi trước đây thương hiệu này từng phân phối chính hãng smartphone tại Việt Nam.
Cụ thể, chiếc smartphone mới của Meizu có tên mBlu 10S. Từ các hình ảnh render được đăng tải, chúng ta có thể thấy Meizu đã “học hỏi” thiết kế của iPhone 13 với màn hình “tai thỏ” ở mặt trước và cụm camera chéo ở mặt lưng.
Đáng chú ý, không chỉ học hỏi về thiết kế, Meizu còn ngang nhiên sử dụng luôn cả hình nền của iPhone 11 làm hình nền cho Meizu mBlu 10S. Thật khó hiểu tại sao một thương hiệu có tiếng như Meizu lại có thể ra mắt một chiếc smartphone như vậy.
Video đang HOT
Meizu mBlu 10S (trái) và iPhone 11 (phải) với hình nền giống hệt nhau tới từng chi tiết. Meizu thậm chí còn không cả chỉnh sửa lại
Điểm chung của các máy “nhái” iPhone đều có cấu hình rất thấp. Meizu mBlu 10S cũng vậy, máy đi kèm vi xử lý Unisoc T310 hiệu năng yếu, RAM 4/6GB, bộ nhớ tuỳ chọn lên tới 64/128Gb, có hỗ trợ thẻ nhớ. Máy có màn hình 6.5 inch LCD IPS HD với camera selfie 8MP ở mặt trước, cụm 3 camera 48MP 2MP 0.3MP ở mặt lưng, có các tuỳ chọn màu sắc như đen, trắng và xanh.
Meizu mBlu 10S trang bị viên pin dung lượng 5000mAh, hỗ trợ sạc công suất chỉ 10W. Máy chạy trên giao diện Flyme 9 Lite chưa rõ phiên bản hệ điều hành.
Ảnh thực tế Meizu mBlu 10S
Về giá bán, mBlu 10S hiện đang được bán trên các trang TMĐT tại Trung Quốc với giá chỉ 729 tệ, tương đương 2.5 triệu đồng
Rào cản ngăn Xiaomi dẫn đầu thị trường smartphone
Việc bị cáo buộc chặn nội dung tại châu Âu có thể cản trở mục tiêu trở thành hãng điện thoại lớn nhất thế giới của Xiaomi.
Trung tâm An ninh mạng Quốc gia (NCSC) thuộc Bộ Quốc phòng Liva tuần trước cho rằng điện thoại Xiaomi Mi 10T, được bán rộng rãi tại châu Âu, tích hợp khả năng phát hiện và chặn một số cụm từ liên quan tới đảo Đài Loan hoặc biểu tình tại Hong Kong.
Giới chuyên gia nhận định, động thái này không chỉ là rào cản đối với tham vọng giành ngôi vị số một thế giới của Xiaomi, mà còn ảnh hưởng tới kế hoạch mở rộng thị trường của nhiều hãng điện thoại Trung Quốc khác tại châu Âu.
Điện thoại Xiaomi được trưng bày tại cửa hàng ở Bắc Kinh hồi tháng 9.
"Nếu giới hạn ở Litva, tác động đối với Xiaomi tương đối nhỏ, do nước này chỉ có 3 triệu dân. Tuy nhiên, nếu các nước khác và Liên minh châu Âu (EU) đưa ra cáo buộc tương tự, Xiaomi và các nhà sản xuất smartphone lớn của Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng lớn hơn nhiều", Dan Baker, Phó chủ tịch công ty nghiên cứu Morningstar Research Services, nhận xét.
Văn phòng An toàn Thông tin Liên bang Đức (BSI) hồi giữa tuần cũng thông báo đang xem xét một mẫu smartphone của Xiaomi.
"Xiaomi chưa bao giờ giới hạn hay chặn hoạt động cá nhân của người dùng, trong đó bao gồm tìm kiếm, gọi điện, lướt web hoặc sử dụng những phần mềm liên lạc của bên thứ ba", Xiaomi tuyên bố.
"Căng thẳng chính trị giữa Trung Quốc và phương Tây đóng vai trò lớn trong cuộc điều tra an ninh mạng của Đức và Litva", Linda Sui, Giám đốc mảng nghiên cứu smartphone tại Strategy Analytics, nhận định.
Xiaomi được cho là sẽ phải dồn sức xử lý những tác động tiêu cực từ cuộc điều tra của Đức và Litva, nhất là khi công ty này đặt mục tiêu vượt qua Samsung để trở thành hãng smartphone lớn nhất thế giới trong 3 năm tới.
Báo cáo của NCSC cũng đề cập tới điện thoại Huawei P40 và OnePlus 8T, và cho biết danh sách từ khóa bị chặn trên các ứng dụng của Xiaomi hiện có 449 cụm từ tiếng Trung và liên tục được cập nhật.
Phát ngôn viên Xiaomi cho biết chức năng được đề cập là phần mềm quản lý quảng cáo, giúp bảo vệ người dùng khỏi những nội dung không mong muốn như bạo lực, ngôn từ thù ghét hoặc phim ảnh người lớn. "Đây là điều bình thường trong ngành công nghiệp smartphone và Internet toàn cầu", người này nói. Xiaomi đang thảo luận với các chuyên gia độc lập để đánh giá những luận điểm trong báo cáo của giới chức Litva.
"Chừng nào chính phủ Mỹ chưa đưa Xiaomi và các thương hiệu khác vào danh sách đen, giống điều xảy ra với Huawei và ZTE, ảnh hưởng từ cuộc điều tra tại châu Âu vẫn trong tầm kiểm soát", Sui nêu quan điểm.
Chính phủ Mỹ đã loại ZTE khỏi danh sách đen thương mại hồi tháng 3/2017, trong khi Huawei chịu nhiều lệnh trừng phạt từ tháng 5/2019.
"Lọc nội dung quảng cáo là nhận định hợp lý về phần mềm quản lý của Xiaomi, nhưng vẫn cần điều tra để xác định các từ khóa bị cấm thực sự có tác dụng gì", Tony Chen, lập trình viên Android, cho hay.
Đức là thị trường lớn thứ hai ở châu Âu của Xiaomi, chiếm 10% thị phần của hãng ở khu vực này với 9,2 triệu smartphone được bán trong nửa đầu năm nay. Cùng giai đoạn, Xiaomi chiếm 45% thị phần smartphone ở Litva với khoảng 400.000 máy được bán ra.
"Có quan niệm rằng các thương hiệu Trung Quốc chưa hành động đủ trong lĩnh vực bảo mật dữ liệu và quyền lợi người tiêu dùng, vốn là vấn đề không thể giải quyết trong thời gian ngắn. Họ chưa có kinh nghiệm như Samsung và Apple, đồng thời sẽ cần phối hợp với các chính phủ để hiểu cách vận hành trong môi trường được kiểm soát chặt chẽ, từ đó xây dựng lòng tin", Nicole Peng, Phó chủ tịch hãng phân tích Canalys, nhận định.
Trung Quốc cấm chuyển dữ liệu viễn thông, công nghiệp 'cốt lõi' ra khỏi nước Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc (MIIT) mới đây soạn thảo quy định mới nhằm ngăn chặn dữ liệu công nghiệp và viễn thông quan trọng bị chuyển ra bên ngoài. Theo South China Morning Post , dự thảo quy định mới được MIIT công bố trên trang web chính thức hôm 30.9 và đang trưng cầu ý kiến...