Lại xuất hiện hàng loạt phòng chat đồi trụy ở Hàn Quốc
Thêm một vụ án về tương tự ‘Phòng chat thứ N’ ở Hàn Quốc bị phát hiện. Các dự luật của đất nước này đang bị người dân chỉ trích vì không giải quyết được vấn đề.
Theo báo cáo của Seoul Economic Daily, các phòng chat chia sẻ nội dung khiêu dâm bất hợp pháp lại đang xuất hiện tại Hàn Quốc. Điều này đã từng diễn ra ở “Phòng chat thứ N” và “Phòng Baska” 2 năm trước. Đây đều là những vụ án rúng động dư luận Hàn Quốc và thế giới.
Lần này, các nhóm chat có mặt trên ứng dụng Discord. Nội dung cuộc điều tra cho rằng không chỉ có thanh thiếu niên mà còn xuất hiện nhiều nạn nhân nhỏ tuổi.
Thủ phạm đã tống tiền các cô gái bằng những hình thức tương tự. Những kẻ này đe dọa, cưỡng ép họ quay chụp video khỏa thân, lạm dụng tình dục. Sau đó, chúng sử dụng video khiêu dâm này để kiếm lợi nhuận bằng cách phân phối qua Telegram.
Tuy nhiên, ứng dụng này không cần phải tuân theo luật lệ tại Hàn Quốc.
Video đang HOT
Lúc này, luật “Phòng chống thứ N” một lần nữa vấp phải chỉ trích của người dân khi không thể giải quyết các vấn đề tồn động về tội phạm tình dục công nghệ cao.
Luật “Phòng chống thứ N” là một thuật ngữ chung đề cập đến một số dự luật được Quốc hội Hàn Quốc thông qua vào ngày 29/4/2020 và ngày 20/5/2021. Những quy định được chính thức áp dụng từ 10/12/2021.
Dự luật này bao gồm các điều khoản nhằm tăng cường hình phạt đối với nhiều tội phạm tình dục khác nhau. Đồng thời, nó cũng buộc các nhà cung cấp dịch vụ Internet ngăn chặn hệ thống của họ bị sử dụng thành kênh phân phối nội dung bất hợp pháp.
Tuy nhiên, luật này chỉ nhắm mục tiêu vào các không gian trực tuyến công khai. Do đó, các phòng trò chuyện riêng tư trên Telegram không thể bị kiểm duyệt.
Một vụ án tương tự “Phòng chat thứ N” lại xảy ra tại Hàn Quốc, nhưng các dự luật của nước này vẫn chưa thể giải quyết triệt để tội phạm công nghệ cao.
Cách duy nhất để phát hiện những nội dung bất hợp pháp này là báo cáo kiểm duyệt từ người dùng và kết quả điều tra từ cảnh sát.
Tuy nhiên, công ty chủ quản của Telegram có máy chủ tại nước ngoài. Họ từ chối, không hợp tác với bất kỳ cuộc điều tra tội phạm nào cho đến nay.
Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Hàn Quốc đang nghiên cứu nhiều biện pháp đối phó với tội phạm tình dục công nghệ cao. Các phương pháp điều tra mới cũng được cân nhắc yếu tố pháp lý để áp dụng. Một trong số đó là đột nhập vào thiết bị điện tử của nghi phạm và bảo mật dấu vết tội phạm.
Yêu cầu dữ liệu chip của Mỹ có thể mở đường cho các nước khác làm theo
Có nhiều ý kiến lo ngại yêu cầu cung cấp thông tin chuỗi cung ứng chip từ phía Mỹ có thể tạo tiền đề cho chính phủ các nước khác thu thập dữ liệu phục vụ cho "những mục đích kém xứng đáng hơn".
Theo Bloomberg, một nhóm thương mại bao gồm các công ty công nghệ và nhà sản xuất chip lớn trên toàn cầu viết tắt là ITI mới đây cảnh báo việc Mỹ yêu cầu cung cấp dữ liệu chuỗi cung ứng chất bán dẫn sẽ gửi một "tín hiệu đáng lo ngại" khiến chính phủ các nước cũng đòi chia sẻ thông tin tương tự vì những lý do khác.
Tháng 9.2021, Bộ Thương mại Mỹ đã yêu cầu các công ty trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn đưa thông tin liên quan đến tình trạng thiếu chip đang diễn ra trên toàn cầu, và hạn chót để nộp dữ liệu là ngày 8.11. Mặc dù kêu gọi tự nguyện, nhưng Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo lại cảnh báo các đại diện ngành rằng Nhà Trắng có thể viện dẫn Đạo luật Sản xuất Quốc phòng, hoặc các công cụ khác nếu họ không đáp ứng.
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cảnh báo sẽ dùng biện pháp khác nếu các công ty bán dẫn không đáp lại yêu cầu cung cấp dữ liệu chip
Yêu cầu của Washington đã gây ra tranh cãi ở Đài Loan và Hàn Quốc, trong đó một số ý kiến chỉ trích Mỹ đang buộc các công ty giao nộp bí mật thương mại. Truyền thông nhà nước Trung Quốc cũng nghi ngờ Mỹ có thể sử dụng dữ liệu do Taiwan Semiconductor Manufacturing Co (TSMC) và một số công ty khác cung cấp để giúp các công ty trong nước như Intel Corp.
"Bản chất nhạy cảm của yêu cầu này đang gửi một tín hiệu đáng lo ngại đến các bên liên quan trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu, bao gồm cả việc các chính phủ khác có thể lợi dụng điều này để buộc các công ty chia sẻ dữ liệu tương tự cho những mục đích ít xứng đáng hơn", trích bản đệ trình hôm 8.11 của Hội đồng Công nghiệp Công nghệ Thông tin.
Hiện ngành bán dẫn ngày càng lo ngại về việc cung cấp thông tin "do thiếu sự rõ ràng về cách dữ liệu sẽ được sử dụng, ai sẽ có quyền truy cập và thông báo không rõ ràng từ chính quyền về những điểm này", theo ITI.
Thành viên của nhóm bao gồm ba nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới là Intel, Samsung Electronics và TSMC. Các thành viên khác bao gồm Apple, Amazon và Toyota Motor Corp. Cả TSMC và Samsung đều đã phản hồi yêu cầu của Bộ Thương mại Mỹ, nhưng quyết định giữ lại thông tin chi tiết về cho khách hàng.
Samsung tặng giẻ lau miễn phí cho người dùng, thay vì bán với giá 19 USD như Apple Lại một pha chế nhạo Apple đến từ vị trí của Samsung. Tháng trước, bên cạnh MacBook Pro mới, Apple cũng ra mắt thêm một món phụ kiện rất đặc biệt. Đó là một chiếc giẻ lau, chuyên để làm sạch màn hình và các thiết bị của Apple. Chiếc giẻ này được Apple bán lẻ với mức giá lên đến 19 USD,...