Lãi suất ngân hàng có khả năng giảm tiếp trong các tháng cuối năm
Kết quả cuộc điều tra Xu hướng kinh doanh của các tổ chức tín dụng quý IV/2020 vừa được Vụ Dự báo, Thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) công bố.
Lãi suất ngân hàng có khả năng giảm tiếp trong các tháng cuối năm (ảnh minh họa)
Cuộc điều tra được tiến hành từ ngày 25/8/2020 đến ngày 14/9/2020, đối tượng là toàn bộ các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, tỷ lệ trả lời đạt 97%.
Tiếp tục xu hướng dự báo của kỳ trước, tại kỳ điều tra này, mặt bằng lãi suất huy động-cho vay được kỳ vọng giảm trong quý IV/2020 và cả năm 2020. Bình quân kỳ vọng chung toàn hệ thống, mặt bằng lãi suất thị trường được kỳ vọng giảm 0,1% trong quý IV/2020.
Thực tế ghi nhận từ thị trường, lãi suất kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng ở một số ngân hàng chỉ còn từ 3,1-3,6%/năm, thấp hơn nhiều so với trần quy định 4%. Tính từ đầu tháng 10 đến nay, sau khi Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh giảm hàng loạt lãi suất điều hành, lãi suất tiền gửi tại nhiều ngân hàng tiếp tục đi xuống. Tại một vài ngân hàng, lãi suất gửi tiết kiệm kỳ hạn 1-2 tháng đã về dưới 3%/năm…
Với lãi suất cho vay, nhiều ngân hàng tiếp tục đưa ra gói tín dụng ưu đãi nhằm hỗ trợ khách hàng cá nhân và doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh.
Video đang HOT
Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) cho biết đang triển khai gói tín dụng ưu đãi dành riêng cho bà con nông dân. Khách hàng có nhu cầu bổ sung vốn đối với mục đích sản xuất, chế biến và thương mại thuộc lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp sẽ được hỗ trợ vay lãi suất từ 9,5%/năm. Gói vay ưu đãi này hỗ trợ khách hàng hạn mức vay đến 85% nhu cầu về vốn, thời hạn vay dài cùng nhiều chính sách hỗ trợ khác như thủ tục tinh gọn, thời gian xử lý hồ sơ nhanh, ưu đãi phí trả nợ trước hạn…
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ( Agribank) cũng vừa công bố giảm lãi suất vay lần thứ 4 kể từ đầu năm đến nay, hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn. Agribank đã giảm lãi suất cho vay 5 lĩnh vực ưu tiên, đưa lãi vay ngắn hạn về tối đa 4,5%/năm; lãi vay trung, dài hạn tối thiểu 7,5%/năm.
Tiếp nối đà giảm, lãi suất huy động niêm yết tại các ngân hàng thương mại từ đầu tháng 10 đến nay tiếp tục được điều chỉnh, đặc biệt với các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên.
Nhiều ngân hàng đã giảm lãi suất gửi tiền tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng xuống dưới 6%/năm, mức thấp nhất trong nhiều năm qua.
Biểu lãi suất mới nhất tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam ( Vietcombank) cho thấy tiền gửi kỳ hạn 12 tháng tại đây chỉ còn được hưởng lãi suất 5,8%/năm, giảm 0,2%/năm so với đầu tháng 9/2020.
Cũng với bước giảm tương tự, mức lãi suất cao nhất tại Vietcombank nay chỉ còn 5,9%/năm dành cho tiền gửi kỳ hạn 24 tháng. Đặc biệt, với kỳ hạn 6 và 9 tháng, thay vì mức lãi suất từ 4,4 – 4,5%/năm thì nay giảm còn 4 – 4,1%/năm, bằng mức lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 tháng tại một số ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân.
Xu hướng giảm cũng ghi nhận tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam ( BIDV) và Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam ( VietinBank) với bước giảm từ 0,2 – 0,3%/năm tùy từng kỳ hạn. Lãi suất gửi tiền từ 12 tháng trở lên chỉ còn 5,8%/năm, cũng là mức lãi suất cao nhất tại các ngân hàng này, thay vì mức 6%/năm trước đó.
Không chỉ ngân hàng thương mại cổ phần có vốn nhà nước mà ngay cả tại các ngân hàng tư nhân, lãi suất cũng tiếp tục giảm mạnh. Như Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) niêm yết lãi suất huy động 12 tháng giảm từ 6,5%/năm xuống còn 6%/năm, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng ( VPBank) dao động từ 5,3 – 5,7%/năm cho kỳ hạn tương tự thay vì mức 5,7 – 6,2%/năm trước đó.
Theo Bộ phận nghiên cứu Công ty Chứng khoán Sài Gòn ( SSI Research), lãi suất tiền gửi VND đã giảm mạnh từ đầu tháng 5 đến nay, tổng cộng từ 1,2 – 2,5%/năm ở tất cả các kỳ hạn, đưa lãi suất về mức rất thấp. SSI nhận định yếu tố chính tác động đến lãi suất tiền gửi thời gian tới vẫn là đầu ra tín dụng và kỳ vọng lãi suất tiền gửi sẽ giảm thêm từ 0,1 – 0,3%/năm trong quý IV/2020.
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 14/9/2020, các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho trên 271.000 khách hàng với dư nợ 321.000 tỷ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho gần 485.000 khách hàng với dư nợ 1,18 triệu tỷ đồng. Đặc biệt, lãi suất ưu đãi cho vay mới đã giảm từ 0,5 – 2,5%/năm so với thời trước thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, doanh số từ ngày 23/1 đến nay đạt 1,6 triệu tỷ đồng cho 310.000 khách hàng.
Xuất hiện lãi suất gần 0%/năm tại Việt Nam
Đây là mức lãi suất bình quân cho vay trên thị trường liên ngân hàng với kỳ hạn qua đêm trong tuần giao dịch gần nhất 28/9-2/10 được Ngân hàng Nhà nước ghi nhận.
Theo báo cáo hoạt động ngân hàng tuần gần nhất (28/9-2/10) của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất bình quân trên thị trường liên ngân hàng tiếp tục xu hướng giảm so với tuần trước ở tất cả kỳ hạn.
Đặc biệt, lãi suất bình quân kỳ hạn qua đêm đã giảm về 0,1%/năm với các khoản vay bằng tiền VND, thấp nhất trong lịch sử hoạt động ngành ngân hàng. Đáng chú ý, đây là mức lãi suất bình quân ghi nhận trong tuần, nên thực tế tại một số giao dịch thậm chí còn ghi nhận mức lãi suất thấp hơn 0,1%/năm nói trên.
So với tuần liền trước (21-25/9), mức lãi suất này đã giảm 0,01 điểm %.
Trên thực tế, lãi suất cho vay liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm đã giảm liên tục từ đầu tháng 5 và giảm mạnh từ đầu tháng 6 đến nay.
Đầu năm, các khoản vay trên thị trường liên ngân hàng kỳ hạn tương tự vẫn được áp dụng mức lãi suất 1,69%/năm. Tạm tính, sau chưa đầy 10 tháng, lãi suất cho vay liên ngân hàng qua đêm tại thị trường Việt Nam đã giảm gần 17 lần, xuống gần 0%/năm.
Tương tự kỳ hạn qua đêm, lãi suất cho vay liên ngân hàng các kỳ hạn khác như 1 tuần và 1 tháng cũng giảm liên tục nhiều tuần, hiện lần lượt ở mức 0,25%/năm và 0,47%/năm. So với đầu năm, lãi suất ở các kỳ hạn này cũng giảm hàng chục lần (đầu năm lãi suất cho vay 1 tuần là 2,54%/năm; cho vay 1 tháng là 2,5%/năm).
Cũng trong tuần đầu tháng 10, các khoản vay bằng USD cũng cho thấy xu hướng giảm lãi suất cho vay giữa các nhà băng. Trong đó, lãi suất bình quân liên ngân hàng không có nhiều thay đổi ở kỳ hạn qua đêm và 1 tuần nhưng giảm ở kỳ hạn 1 tháng.
Cụ thể, lãi suất bình quân kỳ hạn qua đêm, 1 tuần và 1 tháng bằng tiền USD hiện lần lượt là 0,12%/năm, 0,13%/năm và 0,26%/năm.
Việc lãi suất cho vay liên ngân hàng kỳ hạn ngắn vẫn tiếp tục đi xuống cho thấy xu hướng "tiền rẻ" vẫn chưa kết thúc trên thị trường ngân hàng. Trong đó, nguyên nhân chính đến từ việc thanh khoản hầu hết nhà băng vẫn dư thừa. Ngoài ra, việc cơ quan quản lý tiền tệ một lần nữa giảm một loạt lãi suất điều hành từ đầu tháng 10 (lần thứ 3 từ đầu năm) sẽ tiếp tục nối dài tình trạng dư thừa thanh khoản của ngân hàng thương mại.
Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho biết thanh khoản hệ thống ngân hàng vẫn tiếp tục dồi dào trong cả quý III nhờ nguồn cung vốn VND tăng qua hoạt mua ròng ngoại tệ của NHNN và cầu vốn tăng chậm (tăng trưởng tín dụng tính đến cuối tháng 9 mới tăng 6% trong khi cùng kỳ năm 2019 tăng 9,4%).
Tương tự, SSI Research cũng nhận định dù dịch bệnh đã được kiểm soát và thị trường bước vào quý cuối năm, thường là cao điểm về nhu cầu vốn nhưng tăng trưởng tín dụng vẫn yếu và thấp hơn khá nhiều (khoảng 2%) so với tăng trưởng huy động. Với xu hướng này, tiền đồng vẫn tiếp tục dư thừa trong hệ thống các ngân hàng, kéo theo lãi suất sẽ vẫn đi ngang ở vùng thấp từ nay đến cuối năm.
Hiện tại, lãi suất tiền gửi đã giảm thêm 0,2-0,4 điểm % ở hầu hết ngân hàng thương mại lớn. Lãi suất tiền gửi hiện phổ biến ở mức 3-3,8%/năm với kỳ hạn dưới 6 tháng; 3,7-5%/năm với kỳ hạn 6 đến dưới 12 tháng; và 4,9-5,6%/năm với kỳ hạn 12, 13 tháng.
Lãi suất khó giảm sâu hơn Lãi suất tiết kiệm liên tục giảm khi ngân hàng tăng huy động vốn cũng như để hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Dẫu vậy, mặt bằng lãi suất sẽ khó giảm sâu hơn, khi mà chi phí đầu vào vẫn ở mức cao. Trái chiều lãi suất huy động - cho vay Chị Minh Thy phân vân với khoản...