Lãi suất liên ngân hàng về sát 0%, chạm đáy nhiều năm
Sau khi liên tục sụt giảm thời gian gần đây, lãi suất liên ngân hàng đã về sát mức 0% – mức thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây, doanh số giao dịch cũng giảm mạnh.
Theo số liệu công bố mới nhất của Ngân hàng Nhà nước, ngày 28/5, lãi suất liên ngân hàng tiếp tục về mức rất thấp.
Cụ thể, lãi suất tiền đồng kỳ hạn qua đêm còn 0,28%/năm, 1 tuần còn 0,63%/năm, 2 tuần còn 0,69%/năm, 1 tháng 1,28%/năm, 3 tháng 2,84%/năm, 6 tháng 4,55%/năm…
Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng liên tục giảm mạnh kể từ đầu tháng tới nay
Từ sau khi Ngân hàng Nhà nước quyết định giảm đồng loạt lãi suất điều hành 2 đợt (vào giữa tháng 3 và giữa tháng 5 vừa qua) đến nay, lãi suất giao dịch tiền đồng trên thị trường liên ngân hàng liên tục giảm mạnh.
So với cách đây nửa tháng, lãi suất qua đêm trên thị trường này đã giảm 0,25%/năm; kỳ hạn 1 tuần giảm 0,1%/năm…
So với 1 tháng trước, lãi suất qua đêm đã giảm mạnh tới gần 1,7%/năm; kỳ hạn 1 – 2 tuần giảm hơn 1,5%/năm, các kỳ hạn còn cũng giảm mạnh từ 1 – 1,4%/năm…
Video đang HOT
Doanh số giao dịch các kỳ hạn cũng giảm khá mạnh, kỳ hạn qua đêm giảm khoảng gần 10.000 tỷ đồng so với cách đây 1 tháng, xuống còn 31.298 tỉ đồng; các kỳ hạn còn lại cũng giảm hàng nghìn tỷ đồng…
Trên thị trường mở, sau một vài phiên trúng thầu giá trị nhỏ từ 1- 2 tỉ đồng vào giữa tháng 5 với lãi suất 3%/năm thì tuần qua, không có giao dịch mới trên thị trường này. Lãi suất chào mua giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước đưa ra hồi giữa tháng 5 từ 3,5%/năm xuống còn 3%/năm.
Những diễn biến trên thị trường tiền tệ gần đây cho thấy thanh khoản hệ thống ngân hàng đang ở trạng thái dồi dào và với những dự báo kinh tế vĩ mô thì đầu ra tín dụng sẽ vẫn yếu trong thời gian tới.
Theo báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội, đến ngày 15/5/2020, tín dụng tăng 1,32% so với cuối năm trước, thấp hơn mức 1,42% tại cuối tháng 4. Điều này cho thấy sức hấp thụ vốn của doanh nghiệp còn vô cùng hạn chế, dù các ngân hàng đã liên tục đưa ra các chính sách giảm lãi suất cho vay với mức giảm từ 0,5 – 2,5% so với trước khi có dịch Covid-19.
Trên thị trường 1, lãi suất tiền gửi tại một số ngân hàng thương mại cổ phần lớn cũng vừa được điều chỉnh giảm nhẹ từ 0,25 – 0,5%/năm ở các kỳ hạn 12, 13 tháng và giảm nhẹ 0,1 – 0,2%/năm ở các kỳ hạn 6 đến dưới 12 tháng để cân đối với mức giảm của lãi suất cho vay.
Hiện tại, lãi suất tiền gửi phổ biến ở mức từ 3,9% – 4,25% với kỳ hạn dưới 6 tháng, 4,9 – 7,5%/năm với kỳ hạn từ 6 đến dưới 12 tháng và 6,2 – 7,8%/năm với kỳ hạn 12, 13 tháng.
Ngân hàng đồng loạt hạ, lãi suất tiết kiệm biến động thế nào?
Từ 13/5, Ngân hàng Nhà nước giảm một loạt lãi suất trên diện rộng, các nhà băng lập tức điều chỉnh theo.
Từ 13/5 lãi suất tiết kiệm kỳ hạn dưới 1 tháng còn tối đa 0,2%/năm, dưới 6 tháng cao nhất là 4,25%/năm.
Hầu hết các nhà băng đang áp dụng mức 0,2%/năm cho kỳ hạn dưới 1 tháng, riêng BIDV và VietinBank áp dụng mức 0,1 %.
Với kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 2 tháng mức lãi suất phổ biến là 4%/năm; từ 2 tháng đến dưới 6 tháng là 4,25%/năm. Riêng Saigonbank, ABbank kỳ hạn từ 1 tháng - dưới 6 tháng đều có lãi suất 4,25%/năm; còn VietinBank kỳ hạn 1 tháng - dưới 3 tháng vẫn chỉ 4%/năm.
Như vậy, với 1 tỉ đồng, người dân gửi tại ngân hàng kỳ hạn dưới 1 tháng, mức lãi chỉ khoảng 166.000 đồng/tháng, kỳ hạn 6 tháng tối đa sẽ được hưởng lãi chỉ khoảng hơn 3,5 triệu đồng/tháng.
Với các kỳ hạn trên 6 tháng, hiện NHNN không áp dụng mức trần, để các ngân hàng tự cân đối đưa ra mức lãi suất cạnh tranh.
Tại Vietcombank, kỳ hạn 6 tháng - 9 tháng là 4,9%/năm, kỳ hạn 12 tháng là 6,5%/năm và 24 tháng cao nhất là 6,6%/năm.
VietinBank đang niêm yết mức lãi suất tiết kiệm trên 6 tháng đến dưới 12 tháng 5,1%/năm; và 12 tháng là 6,8%/năm.
Agribank, kỳ hạn 6 tháng - 8 tháng là 5,1%/năm; 9 tháng -11 tháng là 5,2%/năm; từ 12 tháng trở lên là 6,8%/năm.
BIDV, kỳ hạn 6 tháng - 9 tháng mức lãi suất là 5,1 %/năm; 12 tháng là 6,8%/năm và kỳ hạn trên 2 tháng là 6,6%/năm.
Tại các ngân hàng thương mại cổ phần, mức lãi suất tiết kiệm cũng được điều chỉnh giảm nhưng được niêm yết cao hơn một chút.
Ngân hàng TMCP DongABank áp mức 6 tháng - 12 tháng lãi suất 7%/năm; 13 tháng lãi suất 7,6%/năm.
Baoviet Bank kỳ hạn 6 tháng - 9 tháng lãi suất cao nhất là 6,85%/năm; kỳ hạn 10 tháng - dưới 12 tháng là 6,9%/năm; trên 12 tháng cao nhất là 7,96%/năm.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) áp mức 9 tháng (giá trị dưới 2 tỉ đồng) 6,6%/năm; 12 tháng 6,7%/năm và 24 tháng 7,1%/năm.
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) áp mức trên 1 tháng - 6 tháng khoảng 4,45%/năm; lãi trên 6 tháng - 12 tháng 6,6%/năm; lãi trên 12 tháng khoảng 6,8%/năm.
ABbank kỳ hạn từ 6 tháng - 8 tháng lãi suất 6,8%/năm; 9 tháng -11 tháng là 7%/năm; trên 12 tháng giao động từ 7,6%-7,8%/năm; riêng kỳ hạn 13 tháng có lãi suất 8,3%/năm.
Hỗ trợ là cần thiết, an toàn là tối quan trọng Ông Nguyễn Minh Cường - Chuyên gia kinh tế trưởng của ADB tại Việt Nam cho rằng, chắc chắn trong bối cảnh nới lỏng giãn cách, các DN dần hoạt động trở lại thì nhu cầu tín dụng sẽ tăng lên. Tuy nhiên, tín dụng sẽ tăng ở mức nào cần phụ thuộc vào khả năng hấp thụ của DN chứ không nên...