Lãi suất giảm sẽ kích thích tiền chảy vào chứng khoán
Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng VND của các tổ chức tín dụng sẽ có tác động kéo giảm các loại lãi suất khác, qua đó được kỳ vọng kích thích dòng tiền chảy vào thị trường chứng khoán.
Xu hướng giảm lãi suất
Tín dụng toàn ngành ngân hàng trong 7 tháng đầu năm 2020 tăng 3,45%, nhưng vẫn có nhiều ngân hàng ghi nhận tăng trưởng âm do tiền gửi khách hàng tăng thêm trong khi dư nợ cho vay giảm so với cùng kỳ năm ngoái.
Trước đây, các ngân hàng chạy đua thu hút tiền gửi của khách hàng, nhưng hiện nay đang có dấu hiệu thừa tiền vì thận trọng giải ngân do lo ngại nợ xấu gia tăng trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 kéo dài và có diễn biến khó lường.
Nhiệm vụ trọng tâm hiện tại của các ngân hàng là tập trung tái cơ cấu, giãn thời gian trả nợ cho khách hàng và tăng trích lập dự phòng rủi ro.
Bản thân các doanh nghiệp cũng ngại các khoản vay mới có lãi suất cao. Vì vậy, việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quyết định giảm lãi suất đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng VND của các tổ chức tín dụng 50 điểm cơ bản, xuống 0,5%/năm từ ngày 1/8 sẽ giúp kích thích tăng trưởng tín dụng các tháng cuối năm và doanh nghiệp cũng giảm áp lực lãi vay trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện tại.
Đây là lần thứ ba trong năm 2020, NHNN tiến hành điều chỉnh giảm một số loại lãi suất, sau lần điều chỉnh vào tháng 3 và tháng 5.
Cần có thêm thời gian để các chính sách mới ngấm vào thị trường, nhưng trước mắt có thể nhận thấy lãi suất tiền gửi các kỳ hạn ngắn đã giảm khá nhiều kể từ đầu năm đến nay. Việc dòng tiền rẻ được bơm vào thị trường sẽ kích thích các hoạt động kinh tế, tạo điều kiện cho người dân chi tiêu nhiều hơn và doanh nghiệp có cơ hội phục hồi nhanh hơn.
Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) đánh giá, việc giảm lãi suất dự trữ bắt buộc sẽ ảnh hưởng tới nguồn lợi nhuận của các tổ chức tín dụng, nhưng không đáng kể.
Nguyên nhân là mức dự trữ bắt buộc của các ngân hàng hiện nay ở mức thấp, chỉ khoảng 3% đối với khoản tiền gửi không kỳ hạn và dưới 1 năm; 1% đối với khoản tiền gửi trên 1 năm.
“Theo ước tính sơ bộ của chúng tôi, mức tác động của việc giảm lãi suất dự trữ bắt buộc tới hệ thống ngân hàng vào khoảng 600 tỷ đồng, trong đó khối ngân hàng thương mại có vốn nhà nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất, khoảng trên dưới 60 tỷ đồng/ngân hàng. Trong khi đó, động thái này cũng giúp ngân sách giảm một phần chi phí trong bối cảnh bội chi ngân sách năm nay dự kiến ở mức cao, do các chính sách hỗ trợ kinh tế của Chính phủ trong năm nay dưới tác động của Covid-19″, ông Nguyễn Xuân Bình, Giám đốc Phân tích, KBSV cho biết.
Trên thực tế, tính đến đầu tháng 8, lãi suất huy động tiếp tục được hầu hết ngân hàng thương mại cổ phần điều chỉnh giảm, mức giảm từ 20 – 50 điểm cơ bản so với thời điểm đầu tháng 7.
Video đang HOT
Vì vậy, cùng với hạ lãi suất điều hành, giảm lãi suất đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng VND của các tổ chức tín dụng là một biện pháp hỗ trợ thúc đẩy hoạt động kinh doanh thông qua kênh tín dụng và cùng nhiều biện pháp đồng bộ khác như giãn nợ, kiểm soát tỷ giá, có thể hỗ trợ cả nền kinh tế hồi phục dần trên diện rộng.
Theo KBSV, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay nhiều khả năng tiếp tục giảm trong thời gian tới với 3 yếu tố chính: kỳ vọng điều chỉnh lãi suất điều hành; thanh khoản trong hệ thống dự báo tiếp tục dư thừa trong 6 tháng cuối năm; NHNN dự kiến sẽ cho phép giãn lộ trình siết vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, giúp giải tỏa áp lực cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng.
Mức tăng trưởng tín dụng 7 tháng đầu năm 2020 thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2019 (7,13%) và là mức thấp nhất trong 7 năm trở lại đây.
Tăng trưởng tín dụng cùng với chỉ số sản xuất công nghiệp và chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) đều tăng chậm lại là tín hiệu cho thấy nền kinh tế, đặc biệt là ngành sản xuất vẫn đang gặp nhiều khó khăn trong việc hồi phục sau dịch Covid-19.
Số liệu tăng trưởng tín dụng từ các ngân hàng thương mại như BID, CTG, TCB cho thấy ngân hàng gặp khó khăn trong việc giải quyết đầu ra của vốn trong điều kiện không thể hạ chuẩn cho vay do lo ngại nợ xấu.
Chính vì vậy, khối công ty chứng khoán nhận định, NHNN sẽ có động thái điều chỉnh giảm lãi suất điều hành ít nhất 1 lần nữa trong những tháng cuối năm để hỗ trợ nền kinh tế đạt mục tiêu tăng trưởng 3 – 4% mà Thủ tướng Chính phủ đưa ra gần đây.
Chứng khoán đang có “vùng đệm” an toàn hơn
Mỗi lần NHNN quyết định hạ lãi suất điều hành đều tạo tâm lý tốt hơn đối với thị trường chứng khoán, nhưng để dòng tiền chảy vào chứng khoán thì phụ thuộc vào không ít yếu tố khác.
Công ty Chứng khoán VNDIRECT cho rằng, động thái liên tục giảm lãi suất điều hành cho thấy chủ trương nhất quán của Chính phủ trong việc giảm mặt bằng lãi suất cho vay, hỗ trợ các doanh nghiệp.
Đây cũng là yếu tố hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, do đó tạo ra tâm lý tốt cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, tác động của việc giảm lãi suất điều hành sẽ không quá lớn, do chính sách tiền tệ Việt Nam quản lý cung tiền chủ yếu qua tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán.
Ông Nguyễn Hồng Khanh, Giám đốc Phân tích, Công ty Chứng khoán Quốc tế Việt Nam nhìn nhận, hạ lãi suất điều hành làm giảm lãi suất huy động dễ tác động đến các khách hàng kinh doanh, họ sẽ rút tiền gửi ngân hàng ra đầu tư, kinh doanh ngắn hạn.
Với kênh đầu tư bất động sản, thị trường đang khó khăn, chưa có “sóng”, trong khi hoạt động này cần sự chuẩn bị và tích lũy lâu dài.
Hai kênh hấp dẫn nhất hiện tại là vàng và chứng khoán thì vàng đang có ưu thế hơn, nhưng giá vàng đang ở vùng cao kỷ lục và nhà đầu tư có dấu hiệu bán ra nhiều hơn là mua vào.
Trong khi đó, trên thị trường chứng khoán hiện có mức định giá hấp dẫn, nhiều cổ phiếu có thể giúp nhà đầu tư kiếm lợi nhuận cả trong ngắn hạn, trung và dài hạn.
Tất nhiên, dòng tiền sẽ không thể ngay lập tức xoay vòng, mà cần có thời gian chuyển dịch qua lại giữa các kênh đầu tư, theo hướng chảy vào kênh có khả năng sinh lợi nhất.
“Dịch Covid-19 đã tác động lớn đến thị trường chứng khoán, các chỉ số giảm mạnh so với mức đỉnh và giảm gần 30% so với thời điểm đầu năm, tạo ra một vùng đệm định giá hấp dẫn hơn. Sau giai đoạn tạo đáy, nền kinh tế bắt đầu giai đoạn hồi phục và tăng trưởng, thị trường chứng khoán sẽ được hưởng lợi đầu tiên. Tôi cho rằng, thị trường sẽ có giai đoạn tích lũy trong quý III, nhưng tích cực dần từ quý IV trở đi”, ông Khanh nói.
Số lượng tài khoản nhà đầu tư mở mới trong tháng 7 giảm mạnh so với 4 tháng liền trước cho thấy, dòng tiền F0 không còn “hưng phấn” như nhịp hồi phục trước đó.
Vậy nên, không dễ để trông chờ vào sự cải thiện rõ nét của dòng tiền trong ngắn hạn, khi mà sự thận trọng đang dần quay trở lại. Tuy nhiên, xu hướng hạ lãi suất tiền gửi có thể khuyến khích dòng vốn tìm đến các kênh đầu tư khác, trong đó có chứng khoán.
Nhằm kích hoạt dòng tiền vào chứng khoán cũng như hỗ trợ nhà đầu tư, nhiều công ty chứng khoán đã đưa ra chương trình ưu đãi lãi suất cho vay ký quỹ (margin) ở mức 9%/năm như Chứng khoán KB, Chứng khoán Yuanta Việt Nam, Chứng khoán TP.HCM, Chứng khoán VPS, Chứng khoán Bảo Việt (BVS), Chứng khoán Vietcombank. Mới đây, Chứng khoán Tân Việt (TVSI) áp dụng mức lãi suất 8,8%/năm dành cho nhà đầu tư.
Nhận định chứng khoán 10/8: Rung lắc vẫn sẽ đến trong các phiên đầu tuần
Thị trường vẫn sẽ phải đối mặt với áp lực chốt lời từ các phiên bắt đáy trước đó. Do đó rung lắc sẽ là diễn biến hợp lý để thị trường còn có thể đi lên tiếp.
Có thể điều chỉnh nhẹ (Giảm)
(Công ty chứng khoán Bảo Việt - BVSC)
Thị trường dự báo có thể điều chỉnh nhẹ trong một vài phiên đầu tuần tới trước khi tiếp tục quá trình tăng điểm và hướng đến thử thách vùng kháng cự 852-858 điểm trong ngắn hạn. Trong những tuần tới, thị trường sẽ rơi vào giai đoạn tương đối thiếu vắng về mặt thông tin. Do đó, diễn biến thị trường có thể sẽ có sự phân hóa mạnh theo từng câu chuyện riêng lẻ của các doanh nghiệp niêm yết.
Chốt lời sẽ tiếp tục diễn ra (Trung lập)
(Công ty chứng khoán MB - MBS)
Nhịp tăng vừa qua đưa chỉ số VN-Index về mức 50% của ngưỡng Fibonacci ở 842,73 điểm, các nhịp chốt lời như trong 3 phiên vừa qua sẽ tiếp tục diễn ra trong các phiên ở tuần sau khi lượng hàng T đang ở trang thái lãi ngắn hạn. Ngưỡng cản của thị trường có thể ở vùng 854 - 857 điểm, nơi có sự góp mặt của ngưỡng MA50, các nhịp điều chỉnh vẫn là cơ hội để cơ cấu danh mục.
Khả quan (Tăng)
(Công ty Chứng khoán Mirae Asset - MAS)
Xu hướng VN-Index vẫn đang tích cực với 6 phiên tăng điểm liên tiếp, kháng cự MA 20 ngày tại vùng 840 cũng đã được chinh phục sau phiên hôm thứ Sáu. Mục tiêu tiếp theo được MAS kỳ vọng là vùng 870 -880, điểm số kỹthuật ngắn hạn đang ởmức 5 (KHẢQUAN).
Khó dự báo (Trung lập)
(Công ty chứng khoán BIDV - BSC)
Diễn biến thị trường tuần tới khó dự báo với khoảng trống thông tin và diễn biến dịch bệnh chưa thể kiểm soát. Thị trường có thể đón nhận thêm dòng tiền mới, hay cũng chỉ là hiệu ứng ngắn hạn như với trường hợp NĐT Thái Lan mua chứng chỉ VN30 trong quá khứ. Điều này sẽ quyết định xu hướng tuần tới khi diễn biến thị trường đang cho thấy NĐT khá phân vân trong 2 phiên cuối tuần. NĐT do vậy vẫn cần giữ tỷ trọng cổ phiếu vừa phải và sẵn sàng cho khả năng thị trường sẽ có nhịp rung lắc trong tuần tới.
Vẫn có rung lắc (Trung lập)
(CTCP Chứng khoán Bản Việt - VCSC)
Tín hiệu kỹ thuật ngắn hạn của VN-Index, VN30, VNSmallcap tạm cải thiện lên mức Tích cực, tương đồng với tín hiệu hiện tại của HNX-Index. VNMidcap là chỉ số còn lại chưa có sự cải thiện tín hiệu ngắn hạn.Dự báo trong phiên giao dịch tới, các chỉ số có thể diễn biến theo xu hướng tăng giá với các tín hiệu kỹ thuật được cải thiện. Mặc dù vậy, sự thiếu quyết đoán khi thực hiện break-out qua kháng cự MA20 tại 838 điểm của VN-Index có thể dẫn tới những rung lắc đầu ngày của thị trường.
Tâm lý giằng co (Trung lập)
(Công ty chứng khoán BOS - ART)
Các chỉ báo động lượng như RSI, STO vẫn duy trì đà đi lên trong khi đường MACD đang nằm trên đường tín hiệu. Điều này đang ủng hộ cho xu thế hồi phục trong ngắn hạn của thị trường. Tuy nhiên, đồ thị chỉ số VN-Index tiếp tục xuất hiện mẫu hình nến Spinning Top cho thấy tâm lý nhà đầu tư vẫn đang khá giằng co. Chỉ số có thể hình thành nhịp tích lũy ngắn trong biên độ 810-845 điểm, trước khi tiếp tục quá trình tăng điểm ngắn hạn. Nhà đầu tư hạn chế mua đuổi, chỉ nên gia tăng một phần tỷ trọng cổ phiếu khi xuất hiện các nhịp điều chỉnh trong phiên.
Tháng Bảy: Trái phiếu Chính phủ giảm lãi suất tại tất cả các kỳ hạn Tháng Bảy, Kho bạc Nhà nước huy động được 58.671 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, đáng chú ý lãi suất trúng thầu đã giảm tại tất cả các kỳ hạn, với mức giảm từ 0,08%-0,21%/năm so với tháng Sáu. Ảnh minh họa. (PV/Vietnam ) Theo báo cáo từ Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), trong tháng Bảy, HNX đã tổ...