Lãi suất giảm nhưng tiền vẫn chảy vào ngân hàng
Mặt bằng lãi suất tiền gửi đã giảm liên tục từ đầu năm đến nay nhưng lượng tiền gửi của người dân và các doanh nghiệp vào hệ thống ngân hàng vẫn tăng mạnh.
Hai tháng gần nhất (tháng 7 và 8), hầu hết ngân hàng thương mại trong nước đã điều chỉnh giảm biểu lãi suất tiền gửi tiết kiệm ở tất cả kỳ hạn. Trong đó, mức giảm phổ biến là 0,3-0,5 điểm %/năm, thậm chí một số ngân hàng đến nay đã giảm gần 1,5 điểm %/năm với tiền gửi kỳ hạn 12 tháng trở lên.
Thực tế, xu hướng giảm lãi suất tiền gửi đã được các ngân hàng áp dụng từ đầu năm khi tín dụng tăng trưởng thấp do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tuy nhiên, trái ngược với xu hướng trên, lượng tiền gửi của người dân và các doanh nghiệp vào ngân hàng vẫn gia tăng liên tục thời gian này.
Người dân tăng gửi tiền ngân hàng
Số liệu mới nhất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tính đến cuối tháng 6, tổng phương tiện thanh toán toàn hệ thống ngân hàng (chưa loại bỏ các khoản phát hành giấy tờ có giá do các TCTD trong nước mua) tăng 5,15% so với đầu năm, đạt trên 11,118 triệu tỷ đồng.
Trong đó, số dư tiền gửi của các tổ chức kinh tế đến giữa năm nay đạt 4,134 triệu tỷ đồng, tăng 4,32%; số dư tiền gửi của người dân đạt trên 5,075 triệu tỷ đồng, tăng 5,09% so với đầu năm.
Với tỷ lệ tăng này, tổng lượng tiền gửi của người dân vào các ngân hàng nửa đầu năm nay lên tới hơn 246.000 tỷ đồng, trong khi lượng tiền gửi từ các tổ chức kinh tế là gần 171.300 tỷ. Tính bình quân, mỗi ngày từ đầu năm có khoảng 1.367 tỷ đồng được người dân mang gửi vào các ngân hàng.
Trong 6 tháng đầu năm, ngoại trừ tháng 3 (thời điểm bùng phát dịch Covid-19) ghi nhận tỷ lệ gửi tiền vào ngân hàng của người dân sụt giảm thì cả 5 tháng còn lại tỷ lệ này đều gia tăng so với tháng liền trước. Trong khi đó lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế đã giảm mạnh trong 4 tháng đầu năm (trên dưới 4%) và chỉ tăng trở lại từ đầu tháng 5.
Video đang HOT
Báo cáo mới đây của NHNN chi nhánh TP.HCM cũng ghi nhận đến 31/8, tổng huy động vốn trên địa bàn thành phố đã đạt hơn 2,66 triệu tỷ, tăng 4,55% so với cuối năm 2019 và tăng 11,6% so với cùng kỳ, trong đó huy động vốn bằng VNĐ chiếm 87%.
Báo cáo thị trường tiền tệ tháng 8 của Công ty Chứng khoán HSC cũng cho biết thanh khoản hệ thống ngân hàng đang ở mức dồi dào chưa từng có, ngay cả khi Kho bạc Nhà nước đã rút ròng rút 189.700 tỷ đồng tại 3 ngân hàng Vietcombank, BIDV, Vietinbank từ đầu năm.
Nguyên nhân có hiện tượng này được các chuyên gia tại HSC lý giải, do việc tăng trưởng huy động cao hơn nhiều so với tín dụng (lần lượt đạt 4,35% và 3,45% trong 6 tháng). Số liệu mới nhất về tăng trưởng tín dụng 7 tháng chỉ là 3,47%, và chắc chắn thấp hơn nhiều tăng trưởng huy động trong hệ thống.
Thanh khoản ngân hàng tăng mạnh cũng là nguyên nhân khiến lãi suất liên ngân hàng giảm đáng kể và đang thấp hơn nhiều so với lãi suất điều hành của NHNN.
Lý do tiền vẫn chảy vào ngân hàng
Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc NHNN Chi nhánh TP.HCM cho biết huy động vốn của hệ thống ngân hàng cao hơn tín dụng trong bối cảnh lãi suất đầu vào liên tục giảm cho thấy người dân vẫn chọn kênh gửi tiết kiệm cho dòng vốn nhàn rỗi.
Các tài sản đầu tư như chứng khoán, vàng biến động mạnh từ đầu năm được cho là nguyên nhân khiến tiền gửi vào ngân hàng vẫn tăng dù lãi suất giảm. Ảnh: Hoàng Hà.
So với các kênh đầu tư khác như vàng, chứng khoán đang biến động mạnh, bất động sản trầm lắng, tỷ giá USD/VNĐ có xu hướng giảm… gửi tiết kiệm vẫn là kênh an toàn và sinh lời tốt.
Theo TS Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, có 3 lý do khiến tiền vẫn chảy vào kênh tiết kiệm ngân hàng giai đoạn này đó là lãi suất giảm nhưng các kỳ hạn 1 năm trở lên vẫn có mức lãi suất khá hấp dẫn, khoảng 6,5%/năm so với kỳ vọng lạm phát năm nay dưới 4%.
Hai là nhà đầu tư vẫn luôn coi kênh gửi tiết kiệm là an toàn, đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh như hiện nay. Và cuối cùng là một số nhà đầu tư cũng đa dạng hóa các kênh đầu tư của mình, trong đó có chọn gửi tiết kiệm.
Báo cáo kinh tế vĩ mô 8 tháng của Viện Đào tạo và Nghiên cứu – BIDV do ông Lực và các đồng nghiệp nghiên cứu cũng chỉ ra việc tiền gửi ngân hàng tiếp tục gia tăng sẽ giúp thanh khoản hệ thống ngân hàng dồi dào và tác động tới lãi suất theo xu hướng giảm. Bên cạnh đó, nhu cầu tín dụng vẫn chưa cao khi dịch Covid-19 trở lại ở một số địa phương.
Theo nhóm nghiên cứu, xu hướng hạ lãi suất tiền gửi thời gian qua còn được thúc đẩy nhờ việc NHNN ban hành Thông tư 08 gia hạn thêm 1 năm đối với lộ trình giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn.
Lãi suất giảm nhưng tiền gửi vào ngân hàng vẫn tăng mạnh
Từ đầu năm đến nay các ngân hàng đã giảm lãi suất huy động ít nhất 2 lần.
Báo cáo tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5 tổ chức ngày 2/6 vừa qua, Chính phủ cho biết, tình hình KTXH tháng 5/2020 đã có nhiều biến chuyển tích cực. Vấn đề khôi phục thị trường nội địa với sức sống mạnh mẽ đã được phát động, các trung tâm du lịch lớn đón đông du khách nội địa. Các hãng hàng không, ngành du lịch bị thiệt nặng nề do COVID-19 đã trở lại hoạt động tương đối nhộn nhịp. Một điều đáng mừng khác là nhiều tỉnh, thành phố có quyết tâm rất cao trong phát triển, phấn đấu hoàn thành toàn diện, vượt mức kế hoạch Nhà nước năm 2020.
Trong tháng 5/2020, có 10.700 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 36,1% so với tháng 4; số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng 10,5%; số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể giảm 14,5% và số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể giảm 4,8%.
Nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm là kinh tế vĩ mô tiếp tục được giữ ổn định. Lãi suất điều hành giảm, chính sách tiền tệ được thực hiện linh hoạt, chủ động. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2020 giảm 0,03% so với tháng trước, tính chung 5 tháng, CPI bình quân tăng 4,39% so với cùng kỳ.
Thị trường tiền tệ, tín dụng cơ bản ổn định, thị trường ngoại hối hoạt động hiệu quả, thông suốt. Tính đến ngày 20/5, huy động vốn tăng 1,85%; tín dụng tăng 1,32% so với cuối năm 2019. Trong tháng 5, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều chỉnh giảm lần 2 các mức lãi suất điều hành, trần lãi suất huy động và trần lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên để cùng chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp.
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã sôi động hơn nhờ tình hình dịch COVID-19 trong nước cơ bản được kiểm soát, hoạt động sản xuất, kinh doanh đã thiết lập trạng thái bình thường mới.
Trở lại với diễn biến của thị trường tiền tệ, với mức tăng trưởng huy động vốn 1,85% so với cuối năm 2019, tính toán của chúng tôi cho thấy tương đương với đã có thêm gần 200.000 tỷ đồng được gửi thêm vào hệ thống trong thời gian qua. Như vậy mặc dù lãi suất giảm tới 2 lần liên tiếp (trong tháng 3 và tháng 5) song dòng tiền gửi vào các ngân hàng vẫn duy trì đà tăng trưởng. Hơn nữa, so với tăng trưởng tín dụng (lượng vốn bơm ra nền kinh tế) thì nguồn tiền gửi vào các ngân hàng cũng vẫn tăng với tốc độ cao hơn đáng kể.
Và nhờ có nguồn tiền vào ngân hàng tốt nên thanh khoản trong hệ thống thời gian qua khá dồi dào. Trên liên ngân hàng, lãi suất các ngân hàng đang vay mượn nhau ở mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua, với các kỳ hạn qua đêm và 1 tuần (chiếm hơn 80% tổng lượng giao dịch) chỉ chưa đến 0,5%/năm.
Lãi suất huy động giảm
Trong 5 tháng đầu năm các ngân hàng đã 2 lần điều chỉnh giảm trần lãi suất huy động kỳ hạn dưới 6 tháng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, trong đó lần 1 vào ngày 17/3 từ mức 5%/năm xuống 4,75%/năm và lần thứ 2 vào ngày 13/5 điều chỉnh về 4,25%/năm. Một số ngân hàng, dựa vào nhu cầu vốn của mình, tiếp tục điều chỉnh giảm thêm lãi suất huy động kỳ hạn ngắn ngay trong ngày đầu tháng 6. Hiện nay các ngân hàng phổ biến niêm yết lãi suất kỳ hạn ngắn ở quanh mức 4%/năm, thậm chí có những nhà băng chỉ chào mức 3,8%/năm.
Lãi suất tiền gửi trung và dài hạn cũng được các ngân hàng điều chỉnh giảm đáng kể. Hiện nay lãi suất từ 6 tháng cho đến 11 tháng phổ biến ở mức 5,1- 6,6%/năm (thậm chí như Vietcombank chỉ 4,9%/năm); trong khi kỳ hạn từ 12 tháng trở lên ở mức 6,6 - 7,4%/năm. Ngoài ra nếu như vài tháng trước có một số ngân hàng chào lãi suất từ 6 tháng đến dưới 12 tháng tới mức 7,5 - 8%/năm thì hiện nay không còn, các mức lãi suất hơn 8% cũng hiếm xuất hiện, nếu có thì chỉ áp dụng cho những khoản tiền gửi rất lớn từ hàng chục tới hàng trăm tỷ đồng.
Theo các ngân hàng, việc điều chỉnh giảm lãi suất huy động là để tiết giảm chi phí và có thêm điều kiện để hạ lãi suất cho vay hỗ trợ nền kinh tế vượt qua khó khăn do tác động của dịch bệnh.
Ngân hàng Hợp tác Thanh Hóa: Điểm tựa cho các quỹ tín dụng nhân dân bứt phá Những trợ lực của NHHT Chi nhánh Thanh Hóa từ những hoạt động nghiệp vụ đơn lẻ trong vai trò là ngân hàng của hệ thống các QTDND, hay rộng hơn là những hỗ trợ tổng thể nhiều năm qua đã góp phần củng cố sự phát triển của hệ thống QTDND trên địa bàn. NHHT chi nhánh Thanh Hóa luôn là người...