Lãi suất chênh lệch âm trên liên ngân hàng
Đây là tuần thứ hai liên tiếp lãi suất USD duy trì ở mức cao hơn lãi suất VND trên liên ngân hàng cùng kỳ hạn.
Thanh khoản hệ thống dồi dào và lãi suất VND tiếp tục duy trì vùng thấp kỷ lục (Ảnh minh họa).
Sau khi tiếp tục sụt giảm trong hai tuần gần đây, lãi suất VND đã chuyển hẳn xuống chênh lệch âm so với lãi suất USD trên thị trường liên ngân hàng, điển hình ở lãi suất qua đêm – loại tập trung quy mô giao dịch lớn và chủ yếu nhất.
Trong tuần từ 14/9 – 18/9, lãi suất VND liên ngân hàng biến động nhẹ qua các phiên ở tất cả các kỳ hạn. Chốt phiên 18/9, lãi suất VND liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm giao dịch quanh mức 0,16% (không thay đổi so với phiên cuối tuần trước đó); kỳ hạn 1 tuần là 0,20%, giảm 0,02 điểm phần trăm; kỳ hạn 2 tuần là 0,28%, giảm 0,01 điểm phần trăm; kỳ hạn 1 tháng là 0,47%, giảm 0,01 điểm phần trăm.
Theo đó, lãi suất VND và USD tiếp tục có sự chênh lệch âm khi lãi suất USD trên thị trường liên ngân hàng duy trì ở mức cao hơn lãi suất VND cùng kỳ hạn.
Cụ thể, cuối phiên 18/9, lãi suất USD liên ngân hàng qua đêm đứng ở mức 0,18% (không thay đổi), cao hơn lãi suất VND liên ngân hàng cùng kỳ hạn 0,02 điểm phần trăm; kỳ hạn 1 tuần là 0,21%, giảm 0,01 điểm phần trăm; kỳ hạn 2 tuần là 0,29%, giảm 0,02 điểm phần trăm so với cuối tuần trước nhưng cùng cao hơn lãi suất VND cùng kỳ hạn 0,01 điểm phần trăm.
Video đang HOT
Lãi suất USD kỳ hạn 1 tháng là 0,45%, giảm 0,02 điểm phần trăm và cao hơn lãi suất VND cùng kỳ hạn 0,02 điểm phần trăm.
Cũng trong tuần qua, có thời điểm lãi suất VND liên ngân hàng rơi xuống mức thấp kỷ lục 0,11%/năm cho kỳ hạn qua đêm. Đây là tuần thứ hai liên tiếp lãi suất USD liên ngân hàng duy trì ở mức cao hơn lãi suất VND liên ngân hàng cùng kỳ hạn.
Bên cạnh việc lãi suất VND liên ngân hàng duy trì ở mức thấp, thanh khoản hệ thống cũng cho thấy dấu hiệu đang ở mức dồi dào khi trong tuần qua, dòng tiền tiếp tục đổ mạnh vào kênh trái phiếu Chính phủ (TPCP).
Cụ thể, trong tuần qua, Kho bạc Nhà nước huy động thành công toàn bộ 12.250 tỷ đồng TPCP gọi thầu các kỳ hạn từ 5 năm đến 30 năm.
Lãi suất các kỳ hạn lần lượt tại: kỳ hạn 5 năm 1,53%/năm (-0,11%); kỳ hạn 10 năm 2,82%/năm (-0,08%); kỳ hạn 15 năm 3,02%/năm (-0,05%); kỳ hạn 20 năm 3,31%/năm (-0,05%); kỳ hạn 30 năm 3,5%/năm (không đổi).
Sang tuần này, KBNN dự kiến sẽ tiếp tục gọi thầu 10.500 tỷ đồng (chưa bao gồm khối lượng gọi thầu bổ sung). Tuần này có 517 tỷ đồng TPCP đáo hạn.
Một điểm liên quan, dù lãi suất VND với USD chênh lệch âm nhưng tỷ giá USD/VND vẫn rất ổn định suốt thời gian qua. Trong tuần vừa qua, tỷ giá này trên liên ngân hàng có nhúc nhích tăng nhưng chốt tuần vẫn ở sát mốc 23.175 VND mà Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước niêm yết mua vào.
Thanh khoản liên ngân hàng dồi dào, lãi suất qua đêm rơi sâu
Cập nhật số liệu mới nhất đến 28/5, lãi suất qua đêm chỉ ở mức 0,28%/năm. Lãi suất tiền gửi tại các ngân hàng cũng đồng loạt giảm, đặc biệt ở nhóm ngân hàng vốn hóa lớn.
Thanh khoản liên ngân hàng dồi dào nhờ hàng chục nghìn tỷ đồng tiếp tục bơm ra khi tín phiếu đến hạn
Thanh khoản vẫn rất dồi dào, lãi suất đồng loạt giảm
Thống kê của bộ phận phân tích CTCK SSI cho biết NHNN bơm ròng 11.000 tỷ đồng trên thị trường mở thông qua 10.998 tỷ đồng tín phiếu đến hạn và 2 tỷ đồng mua kỳ hạn. Thanh khoản trên liên ngân hàng vẫn rất dồi dào, lãi suất gần như đi ngang ở vùng thấp, chốt tuần ở mức 0,49%/năm với kỳ hạn qua đêm và 0,75%/năm với kỳ hạn 1 tuần.
Như vậy, lãi suất trên liên ngân hàng đã giảm từ 1,7 - 1,8 điểm phần trăm chỉ trong tháng 5, đưa lãi suất về vùng thấp nhất trong 4 năm trở lại đây. Theo SSI Retail Research, thanh khoản các ngân hàng được hỗ trợ mạnh mẽ từ 100.000 tỷ đồng tín phiếu đáo hạn. Giá trị tín phiếu lưu hành tại cuối tháng 5 đã thu hẹp về mức 27.000 tỷ đồng và sẽ đáo hạn gần hết (25.000 tỷ đồng) trong tuần này. Lượng tiền bơm ra khi trái phiếu đáo hạn dự kiến sẽ giúp lãi suất trên liên ngân hàng duy trì được ở mức thấp.
Đường cong lãi suất liên ngân hàng ngày 28/5 - Nguồn: NHNN
Giá vốn tiền đồng giảm sâu. Xu hướng trên thị trường liên ngân hàng cũng đồng thời lan tỏa sang thị trường dân cư. Lãi suất tiền gửi tại một số ngân hàng thương mại cổ phần lớn cũng vừa được điều chỉnh giảm từ 0,30-0,5 điểm phần trăm ở các kỳ hạn 12, 13 tháng và giảm tiếp 0,3-0,5 điểm phần trăm ở các kỳ hạn 6 đến dưới 12 tháng.
Tính chung từ đầu năm đến nay, các ngân hàng lớn đã giảm lãi suất tiền gửi tổng cộng 0,60-0,75 điểm phần trăm với kỳ hạn dưới 12 tháng (về mức 4-5,5%/năm) và giảm từ 0,65-1 điểm phần trăm ở các kỳ hạn 12, 13 tháng (về mức 5,7-6,2%/năm). Trong khi đó, tại các ngân hàng có thị phần nhỏ, mức giảm này khiêm tốn hơn (0,2-0,4 điểm phần trăm), kéo chênh lệch lãi suất huy động giữa các nhóm ngân hàng nới rộng lên mức 1-1,8 điểm phần trăm.
Theo Chứng khoán SSI, các ngân hàng nhỏ dù có ưu thế về lãi suất nhưng đều bị khống chế mức tăng trưởng tín dụng, khả năng hấp thụ lượng tiền gửi cũng hạn chế. Nhóm này có thể cũng sẽ điều chỉnh giảm tiếp lãi suất trong thời gian tới.
Nhu cầu tín dụng trong nền kinh tế cũng đang trực tiếp tác động đến khả năng tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng. Cập nhật tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên mới đây, VietinBank cho biết dư nợ tín dụng của nhà băng này tiếp tục giảm thêm sau khi đã tăng trưởng âm 1% tính đến cuối quý I/2020. Cũng nhờ vậy, tỷ lệ an toàn vốn của VietinBank cũng "bớt căng" với hệ số CAR tính theo chuẩn Basel II quy định tại Thông tư 41 là đạt 8,6%, nhỉnh hơn mức sàn quy định (8%). Phương án tăng vốn vẫn đang được VietinBank chuẩn bị triển khai để có sẵn nguồn lực khi cầu tín dụng phục hồi.
Cẩn trọng áp lực tỷ giá
Lãi suất liên ngân hàng bằng VND giảm trong bối cảnh lãi suất bằng đồng đôla cũng đang giảm mạnh. Chênh lệch lãi suất USD-VND trên liên ngân hàng hiện đang ở mức rất thấp (0,4%/năm). Do đó, bộ phận phân tích của SSI cho rằng diễn biến quốc tế phức tạp có thể tạo áp lực nhất định lên tỷ giá.
Tuy nhiên, cũng theo công ty chứng khoán này, các hoạt động kinh tế đang khôi phục sau khi Việt Nam kiểm soát tốt dịch bệnh khiến tâm lý trong nước tích cực, cung cầu ngoại tệ ổn định sẽ là những yếu tố giữ tỷ giá USDVND vẫn dao động ở vùng hiện tại.
VND đã tăng giá khoảng 0,6% so với USD trong cả tháng 5. Đây cũng là tháng thứ hai hồi phục mạnh, lấy lại gần như toàn bộ phần giá trị đã mất trong đợt sóng tháng 3. Tính từ đầu năm đến nay, VND chỉ mất giá so với USD (-0,47%) và JPY (-1,34%) nhưng lên giá so với CNY (1,97%), KWR (5,78%), GBP (6,35%), EUR ( 0.51%).
Mở đầu ngày giao dịch tháng 6/2020, USD giảm giá đáng kể so với các ngoại tệ mạnh. Chỉ số US Dollar Index đo sức mạnh đồng bạc xanh với rổ 6 tiền tệ khác có thời điểm xuống dưới mốc 98 điểm, mức thấp nhất kể từ giữa tháng 3.
NHNN sáng nay cũng điều chỉnh giảm tỷ giá trung tâm tới 5 đồng, còn 23.256 đồng/USD. Tại Vietcombank, tỷ giá USD/VND yết ở mức 23.170 đồng/USD (mua vào) và 23.350 đồng/USD (bán ra). Tỷ giá USD bán ra tại các nhà băng khác thậm chí thấp hơn, dao động trong khoảng 23.335-23.340 đồng/USD.
Tiền gửi chảy mạnh vào ngân hàng, lãi suất tiết kiệm giảm liên tiếp Mặc dù các ngân hàng liên tục giảm lãi suất huy động, nhưng dòng tiền nhàn rỗi vẫn chảy mạnh vào đây do tâm lý lo ngại rủi ro của người dân. Lãi suất huy động đã liên tiếp giảm do thanh khoản dư thừa. Ảnh: H.Dịu Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến giữa tháng 8, huy động...