Lại phát hiện khoai tây Trung Quốc ‘nhuộm’ đất đỏ Đà Lạt
Công an TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) lại bắt quả tang thêm một vụ ‘nhuộm’ đất đỏ Đà Lạt vào khoai tây Trung Quốc.
Lập biên bản vụ trộn đất đỏ vào khoai tây Trung Quốc ẢNH: LÂM VIÊN
Sáng 22.8, lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ thuộc Công an TP.Đà Lạt đột xuất kiểm tra cơ sở chế biến nông sản của bà Nguyễn Thị Kim Hiệp, tại khu Tự Phước, P.11 (Đà Lạt), phát hiện nơi đây đang “nhuộm” đất đỏ Đà Lạt vào khoai tây Trung Quốc.
Tại hiện trường có khoảng 4 tấn khoai tây Trung Quốc, trong đó một lượng lớn khoai tây Trung Quốc đã được “khoác áo” đất đỏ Đà Lạt, cùng với các tang vật như máy trộn, đất đỏ để nhuộm khoai.
Bà Hiệp khai nhận việc rửa, trộn đất đỏ Đà Lạt vào khoai tây Trung Quốc là làm theo yêu cầu đặt hàng của vựa rau chợ đầu mối tại Q.Thủ Đức (TP.HCM). Sau khi “nhuộm” đất đỏ xong, khoai tây được đóng bao và chuyển về TP.HCM bán với giá 8.500 đồng/kg.
Bà Hiệp khai nhận, mỗi tháng cơ sở của bà cung cấp từ 6 đến 12 tấn khoai tây Trung Quốc đã “nhuộm” đất đỏ Đà Lạt cho các chợ đầu mối tiêu thụ.
Máy trộn đất đỏ vào khoai tây Trung Quốc ẢNH: LÂM VIÊN
Video đang HOT
Như Thanh Niên đã phản ánh, trước đó, chiều qua 21.8, đoàn kiểm tra liên ngành của TP. Đà Lạt đã phát hiện tại quầy số 19, Chợ nông sản Đà Lạt của bà Đoàn Thị Chè, có một nhóm lao động đang thực hiện việc rửa và trộn đất đỏ Đà Lạt vào khoai tây Trung Quốc. Cơ quan chức năng đã lập biên bản tạm giữ 1 máy rửa khoai, 1 máy nổ và 1 tấn khoai tây.
Liên quan đến việc một số tiểu thương tại Chợ nông sản Đà Lạt có hành vi trộn đất đỏ vào khoai tây có xuất Trung Quốc sau đó đóng gói, dán nhãn mác khoai tây Đà Lạt, ngày 22.8 ông Phạm S, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, cho rằng hành vi đánh tráo thương hiệu là vi phạm luật sở hữu trí tuệ.
Cơ quan chức năng lập biên bản vụ nhuộm đất đỏ Đà Lạt cho khoai tây Trung Quốc ẢNH: LÂM VIÊN
Trước thực trạng này, tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo các sở ban ngành liên quan xử lý triệt để tình trạng trên.
Theo đó những nông sản, thương hiệu có uy tín nổi tiếng quốc gia, quốc tế thì được pháp luật bảo hộ. Các mặt hàng nông sản như khoai tây, cà rốt… sản xuất tại Đà Lạt thì được bảo hộ thương hiệu “nông sản Đà Lạt”.
Đất đỏ dùng để “nhuộm” khoai tây Trung Quốc ẢNH: LÂM VIÊN
Lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng đã giao cho UBND TP.Đà Lạt khẩn trương ban hành quy chế quản lý Chợ nông sản Đà Lạt; không để xảy ra tình trạng “nhuộm” khoai tây Trung Quốc bằng đất đỏ Đà Lạt để đánh lừa người tiêu dùng.
Ông Phạm S cũng chỉ đạo các địa phương tập trung quản lý, xử lý các cửa hàng, các vựa, các tiểu thương, đầu mối có tham gia vận tải hàng nông sản từ nơi khác đến địa phương, sau đó pha trộn để mạo danh nông sản Đà Lạt.
Khoai tây Trung Quốc đang được “biến” thành khoai tây Đà Lạt ẢNH: LÂM VIÊN
Cũng theo ông Phạm S, vấn đề trộn đất đỏ vào khoai tây Trung Quốc UBND tỉnh Lâm Đồng đã có nhiều văn bản chỉ đạo rất quyết liệt, thế nhưng trong quá trình thực hiện, các sở ngành, địa phương vẫn còn lúng túng, chưa tập trung.
Theo TNO
Công an Đà Lạt "điểm mặt" cơ sở kinh doanh sử dụng "cò đặc sản"
Công an TP. Đà Lạt đang tiến hành nhiều biện pháp để xử lý các cơ sở kinh doanh sử dụng "cò" cũng như các đối tượng "cò đặc sản" trên địa bàn.
Sáng 4.7, trung tá Phạm Văn Huấn - Phó đội trưởng Đội Cảnh sát Kinh tế Công an TP.Đà Lạt cho biết, đơn vị đang phối hợp với các phòng chức năng đồng loạt ra quân xử lý dứt điểm vấn nạn "cò" đang diễn biến phức tạp trên địa bàn.
Trung tá Phạm Văn Huấn (mặc sắc phục tay cầm giấy) trao đổi công việc với các trinh sát tại các địa điểm du lịch trên thành phố. Ảnh: Văn Long.
Theo đó, đội mở các đợt tuyên truyền đến các cơ sở kinh doanh đặc sản, yêu cầu cam kết không sử dụng "cò" dưới mọi hình thức. Đơn vị đã xử lý 89 đối tượng "cò" tiếp thị, tạm giữ 78 xe mô tô và xử phạt trên 108 triệu đồng đối với các cá nhân này. Ngoài ra, đội cũng xử lý 42 cơ sở thường xuyên sử dụng "cò" và kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xử phạt hành chính trên 200 triệu đồng.
Công an TP. Đà Lạt tạm giữ nhiều xe máy của các đối tượng "cò". Ảnh: Văn Long.
"Vườn hoa Thành phố và Thung lũng tình yêu là nơi mà cò đặc sản thường tụ tập chèo kéo, làm phiền khách du lịch, vì vậy, đội đã tổ chức mai phục, tuần tra, lập các chốt với 5 cán bộ chiến sĩ túc trực", trung tá Huấn cho hay.
Đội phó Đội Cảnh sát Kinh tế cho biết thêm, vì chế tài xử lý còn quá nhẹ, hơn nữa lợi nhuận từ việc bán đặc sản quá lớn nên việc dẹp bỏ hoàn toàn là rất khó. Vì vậy, chỉ dừng lại ở mức độ xử phạt vi phạm hành chính nên các đối tượng này vẫn rất ngoan cố hoạt động.
Đến nay, đơn vị đã công khai nhiều cơ sở kinh doanh đặc sản sử dụng "cò" và bán hoàng hóa không rõ nguồn gốc để khách du lịch được biết và lưu ý khi đến Đà Lạt du lịch.
Theo tìm hiểu của PV, thời gian qua, nhiều cơ sở kinh doanh đặc sản móc nối với "cò" để chèo kéo, lừa đảo du khách. Các đối tượng "cò" thường dùng xe máy đeo bám, chặn đường xe ô tô của du khách, dẫn vào các cơ sở bán đặc sản. Nhiều du khách được "cò" mời vào tham quan vườn dâu, hái dâu tại vườn nên đi theo. Nhưng sau đó bị các đối tượng này giam lỏng tại các quầy đặc sản, bị ép mua mứt dâu, mứt hồng... giá cao rồi mới dẫn đến vườn dâu, thậm chí nhiều cơ sở chỉ bán đặc sản chứ không có vườn dâu.
Theo Danviet
Ô tô "ủi" xe máy, hai người thương vong Chiếc ô tô tải tông từ phía sau làm hai người phụ nữ trên xe máy ngã xuống đường và bị kéo lê hàng chục mét. Hậu quả khiến hai người thương vong. Anh Nguyễn Trung Nghĩa, người đi cùng với hai nạn nhân cho biết, vụ tai nạn xảy ra lúc 8h sáng 12.5, khi anh đang cùng nhóm của mình gồm...