Lại loạn liên kết đào tạo
Trường phân phối chỉ tiêu cho nhiều đầu mối, đầu mối thuê các địa điểm không đạt điều kiện chất lượng để đào tạo.
Theo quy định về liên kết đào tạo trình độ ĐH, CĐ, đơn vị phối hợp đào tạo bao gồm các trường TCCN, CĐ, ĐH, học viện và trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh. Đối với liên kết đào tạo trình độ TCCN, đơn vị phối hợp đào tạo gồm các cơ sở giáo dục TCCN, CĐ, ĐH, trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện, quận, thị xã, TP trực thuộc tỉnh trở lên. Thế nhưng, nhiều trường ở TPHCM đã phớt lờ quy định và tiến hành liên kết đào tạo với các công ty, trung tâm… không thuộc đối tượng được liên kết hoặc lách bằng các quyết định đặt cơ sở đào tạo mới, không qua thẩm định về điều kiện bảo đảm chất lượng của các cấp có thẩm quyền.
Như lạc vào ma trận
Trường Trung cấp Tây Sài Gòn có trụ sở ở huyện Củ Chi – TPHCM nhưng lại thông báo tuyển sinh và học tại địa chỉ 242 Minh Phụng (Trường THCS Nguyễn Hữu Cảnh, quận 6) và 95/55 Trường Chinh (quận Tân Bình).
Có mặt tại địa chỉ 242 Minh Phụng, chúng tôi được nhân viên tư vấn phát cho 2 tờ rơi và hỏi: “Chị muốn đăng ký học ở trường nào, ở đây có tuyển sinh vào Trường Trung cấp Tây Sài Gòn và cả Trường Trung cấp Công nghệ Lương thực Thực phẩm, có lớp học ban ngày và ban đêm”.
Trước thắc mắc của chúng tôi vì sao cùng địa chỉ, cùng số điện thoại nhưng là cơ sở đào tạo của 2 trường khác nhau, nhân viên này giải thích rằng đây là đơn vị liên kết của 2 trường trên. Đơn vị này là Công ty Cổ phần Đầu tư Dân Trí Việt. Liên lạc tới Trường Trung cấp Tây Sài Gòn, một người xưng tên là Ngọc ở phòng đối ngoại xác nhận cơ sở 242 Minh Phụng là của trường liên kết với công ty này. Tuy nhiên, ông Ngọc cho biết trường vẫn điều phối hoạt động tại cơ sở này chứ không phải công ty là chủ nên học viên cứ yên tâm nộp hồ sơ(?!)
Video đang HOT
Học nghề nhưng bằng cấp không ghi nghề?
Công ty TNHH một thành viên GD-ĐT Tài Nguyên (106A Nguyên Hồng, quận Bình Thạnh) cũng đang tuyển sinh hệ CĐ của Trường CĐ Kinh tế Kỹ thuật Vinatex. Nhân viên tư vấn cho biết đây là cơ sở 2 của Trường CĐ Kinh tế Kỹ thuật Vinatex. Sau 3 năm học, sinh viên sẽ được cấp bằng CĐ chính quy và được học liên thông lên các trường ĐH. Chúng tôi thắc mắc vì sao chỉ cần tốt nghiệp THPT là được xét tuyển mà lại được cấp bằng CĐ chính quy? Nhân viên này nói rõ hơn khi học thì học CĐ nghề nhưng tốt nghiệp được cấp bằng CĐ chính quy không có chữ nghề.
Chúng tôi càng ngạc nhiên hơn khi nhân viên này cho biết tại đây cũng tuyển sinh và đào tạo hệ TCCN của Trường Trung cấp Phương Đông, hệ liên thông từ CĐ lên ĐH của Trường ĐH Điện Lực và đưa cho chúng tôi thông báo tuyển sinh của 2 trường này. Nhân viên này khẳng định nếu đăng ký, học viên sẽ được học ngay ở cơ sở 106A Nguyên Hồng, riêng hệ liên thông lên ĐH thì phải thi và cơ sở này sẽ tổ chức ôn thi.
Công ty Cổ phần Đầu tư Dân Trí Việt đặt lớp đào tạo TCCN tại Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh (quận 6)
Ông Hồ Ngọc Tiến, Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Kinh tế Kỹ thuật Vinatex, khẳng định với chúng tôi rằng cơ sở 106A Nguyên Hồng không phải là cơ sở của trường vì trường chỉ có cơ sở ở Thủ Đức và một cơ sở đang xây dựng ở Trảng Bom (Đồng Nai), địa điểm này là trường liên kết với Công ty TNHH một thành viên GD-ĐT Tài Nguyên để đặt lớp hệ CĐ nghề, gồm 2 ngành quản trị doanh nghiệp và kế toán doanh nghiệp, tuyển sinh từ năm 2011 và hiện có 67 học viên đang học. Việc Công ty TNHH một thành viên GD-ĐT Tài Nguyên đang tuyển sinh năm 2012 là chưa thông qua trường và trường không chịu trách nhiệm. Ông Tiến cũng khẳng định nếu sinh viên học hệ CĐ nghề, ra trường bằng tốt nghiệp ghi rõ là CĐ nghề.
Chen nhau đặt lớp
Theo quy định, các trường chỉ được triển khai đào tạo tại cơ sở giáo dục, nơi đã được các cấp có thẩm quyền thẩm định có đủ các điều kiện bảo đảm chất lượng hoặc tại các đơn vị liên kết theo quy định. Tình trạng các trường liên kết với các công ty, sau đó thuê mướn địa điểm đào tạo đã kéo theo việc tại một địa điểm có khi đến 3-4 trường cùng đào tạo mà các địa điểm này có đủ điều kiện đảm bảo chất lượng hay không thì các trường lại chẳng quan tâm.
Đơn cử như địa chỉ 95/55 Trường Chinh (phường 13, quận Tân Bình) của Trung tâm Giáo dục thường xuyên quận Tân Bình hiện cũng là địa điểm đào tạo của Trường Trung cấp Tây Sài Gòn và Trường Trung cấp Công nghệ Lương thực thực phẩm đồng thời là địa điểm đào tạo của Trường Trung cấp Đại Việt. Hay tại địa chỉ 52AB Nguyễn Oanh (quận Gò Vấp) vừa là địa điểm đào tạo của Trường Trung cấp Hồng Hà vừa là địa điểm đào tạo của Trường Trung cấp Đại Việt. Tại số 357 Lê Hồng Phong (quận 10) vừa là cơ sở của Trường CĐ Viễn Đông vừa là cơ sở của Trường CĐ nghề Phú Châu…
Nhiều đơn vị còn thuê mướn cả trung tâm văn hóa quận, thậm chí cả trường THCS để làm nơi đào tạo. Trung tâm Văn hóa quận 12 là một địa điểm đào tạo của Trường Trung cấp Kinh tế – Kỹ thuật Tây Nam Á. Học viên Trường Trung cấp Tây Sài Gòn và Trường Trung cấp Công nghệ Lương thực Thực phẩm đăng ký học ban đêm thì được bố trí học tại Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh (quận 6). Tại Trường THCS Hà Huy Tập (quận Bình Thạnh), chúng tôi thấy Trường CĐ Công Thương TPHCM đang tuyển sinh hệ trung cấp chính quy ngành kế toán, quản trị kinh doanh; Trường Trung cấp Hồng Hà xét tuyển hệ trung cấp chính quy ngành dược sĩ, xây dựng…
Liên kết đào tạo với cả doanh nghiệp Trường ĐH Văn Hiến đang đào tạo hệ liên thông CĐ lên ĐH tại địa chỉ 374 Xô Viết Nghệ Tĩnh (quận Bình Thạnh) các ngành quản trị kinh doanh, kế toán, công nghệ thông tin. Tại địa chỉ này cũng thấy gắn bảng Trường CĐ nghề Kinh tế Kỹ thuật Ladec (Long An) nhưng qua tìm hiểu, chúng tôi được biết thực chất cơ sở này là của trường liên kết đào tạo với Công ty TNHH Giáo dục Việt Pháp. Ngoài ra, còn có thông báo của Trường ĐH Văn Hiến tuyển sinh ngành quản trị kinh doanh, kế toán hệ liên thông ĐH lên CĐ, học tại Trường THCS Đống Đa (quận Bình Thạnh).
Theo VNE
Thạc sĩ hay là... phổ thông cấp 5?
Tại các tỉnh miền Trung có các lớp đào tạo thạc sĩ ngành Tài chính - ngân hàng với sự tham gia của hàng trăm người (chủ yếu là cán bộ, nhân viên các ngân hàng) do Trường ĐH Tài chính - Marketing (trụ sở tại TPHCM) mở.
Nhìn vào cung cách học viên ghi danh nộp tiền học ồ ạt do được trường cho nợ đầu vào và đào tạo thạc sĩ trái với quy định của Nhà nước, nhiều người hồ nghi rằng đây có phải là đào tạo thạc sĩ đích thực, hay là... phổ thông cấp 5(!?).
Ngân hàng cũng tham gia chiêu sinh
Ngày 2/3, Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh tỉnh Bình Định đã phát thông báo số 91/TB-BIĐ5; "Thông báo tuyển sinh cao học chuyên ngành kinh tế tài chính - ngân hàng (TC-NH) năm 2012 tại TP.Quy Nhơn, tỉnh Bình Định". Theo đó, NH này phối hợp với Trường ĐH Tài chính - Marketing (viết là TC-MKT) tổ chức tuyển sinh đào tạo thạc sĩ (ThS) ngành TC-NH, học tại TP.Quy Nhơn, học phí 30 triệu đồng/2 năm.
Các địa phương khác như Quảng Ngãi, Quảng Trị, Khánh Hòa cũng đều có lớp đào tạo ThS do trường ĐH nói trên mở, và cho dạy - học ngay tại địa phương. Việc cơ sở đào tạo ThS mở các lớp đào tạo tại các tỉnh miền Trung là trái với quy chế của Bộ GDĐT ban hành ngày 28.2.2011. Điều 24 của quy chế quy định: "Đào tạo trình độ ThS được thực hiện tại cơ sở đào tạo, nơi đã được cơ quan thẩm quyền giao nhiệm vụ hoặc cho phép đào tạo. Trường hợp cơ sở đào tạo có phân hiệu, việc tổ chức đào tạo tại phân hiệu cũng phải được Bộ trưởng Bộ GDĐT cho phép".
Tại tất cả các địa phương mà Trường ĐH TC-MKT mở lớp đào tạo ThS đều không có phân hiệu của trường này. Ngay tại một số địa phương đã có cơ sở đào tạo ĐH như Khánh Hòa, Bình Định thì việc mở lớp ThS này cũng hoàn toàn "bí mật". Trả lời PV Lao Động về lớp ThS ở Quy Nhơn do Trường ĐH TC- MKT mở, PGS-TS Nguyễn Hồng Anh - Hiệu trưởng ĐH Quy Nhơn - nói rằng, nhà trường không hề biết có lớp đào tạo ThS nào như thế tại TP Quy Nhơn. Trong khi đó, lãnh đạo Phòng Đào tạo ĐH Nha Trang cho hay, họ có biết về lớp ThS nợ đầu vào do Trường ĐH TC-MKT mở ngay tại Nha Trang, trường cũng đã có báo cáo bằng văn bản lên Bộ GDĐT về việc đó.
Phổ thông cấp... 5(!)
Khi trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội Hoàng Thị Hảo (Hải Dương) về việc tổ chức đào tạo ThS dễ dãi, chất lượng thạc sĩ thấp, việc liên kết đào tạo ThS tại các địa phương có chất lượng rất thấp, tiêu cực, Bộ GDĐT đã khẳng định: "Bộ không cho phép tổ chức các lớp đào tạo ThS liên kết tại các địa phương, trừ một số trường hợp đặc biệt (ở vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ đối với các ngành có yêu cầu đặc biệt). Các cơ sở đào tạo không được tổ chức các lớp đào tạo ThS ở ở bên ngoài cơ sở của mình". Với quan điểm như vậy, nhưng rõ ràng Bộ GDĐT đã buông lỏng, để cho Trường ĐH TC-MKT mở tràn lan nhiều lớp ở nhiều địa phương trên cả nước.
Tại lớp ThS ngành TC-NH do Trường ĐH TC-MKT mở tại Quảng Trị có trên 100 học viên nộp tiền theo học chương trình đào tạo ThS, nhưng trong số đó đã có hơn 80 người nợ đầu vào. Còn lớp ThS ở Nha Trang thì có trên 2/3 trong tổng số 30 học viên nợ đầu vào. Người ta tự hỏi, đào tạo ThS kiểu mở lớp thu tiền, bất chấp chất lượng đầu vào như vậy thì có giữ đúng mục tiêu đào tạo ThS mà Bộ GDĐT đưa ra là "ThS là người có trình độ cao về lý thuyết và thực hành, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc ngành, chuyên ngành được đào tạo". Cách đây chưa lâu, với chủ trương đào tạo cử tuyển, các trường ĐH đã cho ra lò một lớp cử nhân... phổ thông cấp 4, và nay liệu với phong trào ThS nợ đầu vào, tới đây xã hội lại phải tiếp nhận một thế hệ ThS... phổ thông cấp 5?
Tiền thân của Trường ĐH Tài chính - Marketing là Trường Cao đẳng bán công Marketing, năm 2004 được nâng lên trường ĐH bán công. Trường này được Bộ GDĐT cho phép đào tạo ThS từ năm 2011. Theo quy chế, giảng viên có chức danh GS được hướng dẫn tối đa 7 học viên ThS, PGS hoặc có bằng TSKH được hướng dẫn tối đa 5 học viên, TS được hướng dẫn tối đa 3 học viên trong cùng thời gian.
Theo Lao Động
ĐH Phương Đông thông báo tuyển sinh Là một trong những trường đại học ngoài công lập được thành lập đầu tiên của Việt Nam, Trường Đại học Phương Đông được thành lập từ năm 1994, đến nay đã đào tạo 18 khoá, đã có 14 khoá ra trường với trên 25.000 Cử nhân, Kỹ sư, Kiến trúc sư đã tốt nghiệp. Qua gần 20 năm xây dựng và phát...