Lại dùng cờ không phù hợp dạy trẻ Việt
Một tập sách dành cho trẻ 3-4 tuổi xuất bản cách đây ba năm vẫn còn lưu hành với lá cờ không phù hợp được in màu ngay trang 60 vừa được phát hiện.
Tập sách Trắc nghiệm trí tuệ toàn diện cho trẻ của NXB Mỹ thuật ở trang 60 in hình cờ nước ngoài và có câu “Lá cờ của nước chúng ta có ngôi sao năm cánh” (ảnh chụp tại nhà sách Nhân Văn, quận 10, TP.HCM chiều 11/3).
Tập sách có tên Trắc nghiệm trí tuệ toàn diện cho trẻ do NXB Mỹ thuật cấp phép xuất bản từ năm 2009, phát hành năm 2010, đơn vị liên kết xuất bản là công ty inh Tị. Nội dung sách gồm các bài hướng dẫn cách tập cho trẻ những khả năng: quan sát, tư duy, ghi nhớ, tưởng tượng và sáng tạo, khả năng ngôn ngữ…
Tuy nhiên, trong phần trắc nghiệm về khả năng ngôn ngữ với bài Luyện tập đặt câu tại trang 60, sách trình bày một lá cờ nước ngoài in màu để minh họa cho câu “Lá cờ của nước chúng ta có ngôi sao năm cánh”.
Tập sách này nằm trong bộ Trắc nghiệm trí tuệ toàn diện cho trẻ từ 0 đến 5 tuổi, do công ty inh Tị mua bản quyền từ NXB Hunan Juvenile & Children’s củaTrung Quốc. Và việc hình lá cờ không phù hợp trong sách có thể là hình trên sách gốc, khi mua tác quyền và dịch sang tiếng Việt, phần hình ảnh đã không được Việt hóa như phần chữ viết.
Ông Nguyễn Quang Tuấn – giám đốc công ty TNHH thương mại và dịch vụ văn hóa inh Tị – cho biết công ty ông vừa cho rà soát toàn bộ các sách mua bản quyền từ Trung Quốc thời gian qua và đã phát hiện quyển Trắc nghiệm trí tuệ toàn diện cho trẻ có in hình cờ Trung Quốc.
Video đang HOT
“Chúng tôi vừa thông báo cho các đại lý khách hàng thu hồi quyển sách này trên toàn quốc để tiêu hủy. Việc này không thể ngày một ngày hai, nhưng chúng tôi kiên quyết làm vì ý thức được rằng đây là vấn đề nhạy cảm” – ông Tuấn cho biết.
Trước đó, một ấn phẩm dành cho trẻ mẫu giáo lại hướng dẫn tô màu 12 con giáp của Trung Quốc. Thông tin trên được phát hiện từ tập Cầu vồng – loại ấn phẩm ra từng kỳ – phát hành tháng 2/2013, trong đó phần hướng dẫn tô màu 12 con giáp được in sẵn với con thỏ thay cho con mèo.
Theo quan niệm của VN, con giáp thứ tư (tính từ Tý) là mèo (Mẹo), trong khi vị trí này trong hệ thống 12 con giáp của Trung Quốc là thỏ. “Việc hướng dẫn các em mẫu giáo VN làm quen với các con giáp – một nội dung văn hóa truyền thống VN – lại sử dụng mẫu như vậy là không ổn về mặt tiếp nhận và định hình kiến thức” – nhiều phụ huynh khi được hỏi đã nhận định như vậy. Cầu vồng là ấn phẩm do NXB Dân trí cấp phép.
Như vậy, đến nay đã có bốn tập sách dành cho các em mầm non VN có in cờ không phù hợp: Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ (công ty văn hóa Hương Thủy và NXB Dân Trí), Bé làm quen với chữ cái (hành trang cho bé chuẩn bị vào lớp 1, công ty cổ phần Dịch vụ văn hóa sư phạm và NXB ại Học Sư Phạm), 10 phút cho bé trước giờ đi ngủ (tập 2: Bồi dưỡng tình cảm) và Trắc nghiệm trí tuệ toàn diện cho trẻ (công ty inh Tị và NXB Mỹ thuật).
Theo Tuổi Trẻ
Tác giả sách in cờ Trung Quốc nhờ bạn tìm ảnh minh họa
Tác giả cuốn sách "Bé làm quen với chữ cái" đã nhờ một người bạn là họa sĩ thiết kế để tìm hình ảnh minh họa cho phần nội dung bằng chữ.
Lãnh đạo NXB ĐH Sư phạm giải trình
Những ngày này, dư luận hết sức búc xúc xung quanh việc phát hiện ra hai cuốn sách dạy cho trẻ sắp vào lớp 1 có in hình minh họa là cờ Trung Quốc. Đặc biệt, cuốn sách Bé làm quen với chữ cái của tác giả Nguyễn Thị Thúy Hà do chính người Việt viết nhưng lại có sử dụng ảnh minh họa là cờ Trung Quốc.
Trao đổi với báo chí, ông Đinh Ngọc Bảo, giám đốc NXB ĐH Sư phạm cho biếttác giả cuốn sách Bé làm quen với chữ cái là một giáo viên trường tiểu học thị trấn Văn Điển. Cô Nguyễn Thị Thúy Hà cũng là một giáo viên lâu năm, có kinh nghiệm trong việc viết sách.
Theo tường trình của tác giả, bản thảo đầu tiên do cô Hà viết chỉ có phần chữ, sau đó có nhờ một người bạn là họa sĩ thiết kế tải những hình ảnh minh họa cho nội dung ở trên mạng. Vì vậy, do không quá chú trọng vào phần hình ảnh minh họa nêntác giả đã để xảy ra lỗi ngay trên bản thảo của cuốn sách.
Ông Bảo cũng nhận định, lỗi ở đây là trước hết là do tác giả và đối tác liên kết (công ty CP in Dịch vụ văn hóa Sư phạm) không kiểm tra kĩỹbản thảo trước khi in thử. Sau khi bản thảo được chuyển để biên tập, đọc duyệt, tuy nhiên tại đây người biên tập cũng không phát hiện ra những sai sót này. Trong lúc này, đối tác liên kết đã tiến hành in thử một số để quảng cáo, tiếp thị, sau khi in thử mới phát hiện ra những sai sót trên và đã cho sửa chữa kịp thời trong bản in sau.
Ông Bảo cũng cho biết, trong bản in ngay sau đó đã không còn lỗi hình ảnh cờ Trung Quốc nữa. Những bản in có hình ảnh minh họa cờ Trung Quốc nằm trong số sách in thử, hiện đang được thu hồi toàn bộ trên thị trường.
Những bản in có hình ảnh minh họa cờ Trung Quốc nằm trong số sách in thử và đang được thu hồi toàn bộ trên thị trường.
Vị giám đốc NXB ĐH Sư phạm chia sẻ rằng trong việc biên tập sách thì việc có những lỗi là không tránh khỏi. Tuy nhiên, vị lãnh đạo này cũng thừa nhận lỗi ở cuốn sách mầm non này coi như là một tai nạn nghề nghiệp khi biên tập viên không phát hiện ra, lỗi này xảy ra trong lúc hoàn cảnh không phù hợp, in cờ nước ngoài nói chung ở trong vở bài tập của học sinh là không phù hợp.
Sau khi sự việc xảy ra, lãnh đạo NXB ĐH Sư phạm đã có quyết định thu hồi toàn bộ số sách có in cờ Trung Quốc. Đông thời, NXB ĐH Sư phạm cũng giao trách nhiệm cho đối tác thu hồi toàn bộ số sách còn lại trôi nổi trên thị trường. Đối với những người dân đã mua phải sách in thử được đổi lại sách mới hoặc được hoàn trả lại tiền đã mua sách.
Liên quan tới trách nhiệm của người biên tập, ông Bảo cho biết NXB đang làm bản giải trình gửi các cơ quan chức năng, để xảy ra lỗi, trước hết là trách nhiệm của biên tập viên, ban biên tập đã không phát hiện ra vụ việc này từ đầu. Vị lãnh đạo này khẳng định: "Chúng tôi đang xác định trách nhiệm cá nhân và tập thể trong sự việc".
Chuyên gia tâm lý nói gì?
Chia sẻ về sự việc này, TS Vũ Thu Hương (khoa Giáo dục Tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội) cho biết: "Việc đưa quốc kỳ của nước khác vào cuốn sách của trẻ con là việc hoàn toàn không nên. Bởi dù mình ở bất cứ nơi nào thì việc đầu tiên mình cũng phải yêu quê hương của mình, cũng giống như yêu chính bản thân của mình.
Về chuyện cái lá cờ, quan trọng nhất là mình nên đưa lá cờ tổ quốc của mình. Còn lá cờ nước ngoài nếu cần tham khảo thì cái tuổi nó lớn hơn một chút. Ví dụ như cấp 2, cấp 3 hoặc cuối cấp 1 khoảng lớp 4, lớp 5 thì hoàn toàn có thể giới thiệu đến các con đây là đất nước này, đất nước kia.
Việc đưa cho trẻ một đất nước khác sẽ làm cho nó không hiểu là cuối cùng nơi nào là nơi của nó. Rõ ràng về mặt tâm lý trẻ con điều này là không tốt".
Ngoài ra, TS Vũ Thu Hương cũng nhấn mạnh: "Việc đưa lá cờ của một quốc gia khác sẽ làm cho trẻ hoang mang. Nhất là khi sau này các con ra ngoài đường nhìn thấy người ta treo cờ tổ quốc sẽ hỏi ngay tại sao lại không giống lá cờ trong sách đã học".
AN HOÀNG - THIÊN TRƯỜNG
Theo Infonet
Sinh viên & Ước mơ du học Mỹ Cho mình hỏi hiện tại mình đang là sinh viên, muốn đi du học Mỹ bằng học bổng thì mình làm cách nào để xin được học bổng? Nghe nói sinh viên đi du học thì khó hơn so với các bạn học THPT nên mình chưa biết bây giờ phải bắt đầu từ đâu. Xin hãy cho mình 1 lời khuyên. (Tomwell@,...