Lạ lùng chuyện quản lý vốn nhà nước tại HLS
Mặc dù đã thoái hết vốn tại CTCP Gốm sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn (mã HLS, sàn UPCoM) từ năm 2016, song Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy ( SBIC) vẫn miệt mài theo kiện đòi hủy nghị quyết Đại hội đồng cổ đông 2008, 2009.
Vào đầu tháng 3/2020, Tòa án Nhân dân Cấp cao tại Hà Nội đã giải quyết theo trình tự phúc thẩm để xem xét đơn kháng cáo của SBIC (tiền thân là Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam – Vinashin) yêu cầu hủy nghị quyết ại hội đồng cổ đông (HC) của HLS năm 2008, 2009.
ược biết, SBIC đã thoái vốn tại HLS vào năm 2016. Tại phiên đấu giá công khai, toàn bộ 473.960 cổ phần (tương đương 13,94% vốn điều lệ) được bán với giá 25.200 đồng/cổ phiếu. Ba nhà đầu tư cá nhân đã trúng đấu giá và được HLS cấp sổ cổ đông.
HLS tiền thân là Công ty Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn, có nhà máy tại TP. Yên Bái, nơi có nguồn nguyên liệu sản xuất sứ cách điện. HLS đã cổ phần hóa, chuyển từ doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần từ năm 2004, với vốn điều lệ 8,45 tỷ đồng.
Khi đó, Ủy ban Nhân dân tỉnh Yên Bái là đại diện chủ sở hữu nhà nước nắm giữ 56% vốn (tương đương 4,7 tỷ đồng). Năm 2007, vốn Nhà nước được chuyển giao cho SBIC.
Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần 12 vào năm 2017, vốn điều lệ HLS tăng lên 54,39 tỷ đồng.
Các nghị quyết ại hội đồng cổ đông của HLS mà SBIC khởi kiện yêu cầu hủy bỏ đều có nội dung liên quan đến việc tăng, giảm vốn điều lệ của HLS cũng như điều chỉnh tỷ lệ vốn góp của SBIC.
Cụ thể, ngày 30/5/2008, HLS công bố biên bản họp ại hội đồng cổ đông thường niên về việc tăng vốn điều lệ lên 35 tỷ đồng.
Trong lần tăng vốn này, HLS đã phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu; tỷ lệ vốn nhà nước giảm từ 56% xuống còn 51%.
Video đang HOT
Ngày 28/2/2009, HLS giảm vốn điều lệ xuống 29,74 tỷ đồng, bằng giá trị lợi nhuận để lại của SBIC (theo Nghị quyết ại hội đồng cổ đông thường niên ngày 25/2/2009).
Tỷ lệ vốn nhà nước do SBIC nắm giữ giảm còn 42,3%. Ngày 9/7/2009, HLS họp HC với nội dung giảm vốn góp bằng thương hiệu của Vinashin được xác định là 7 tỷ đồng. SBIC còn nắm giữ 15,93% vốn điều lệ.
Lý do SBIC khởi kiện yêu cầu hủy bỏ các nghị quyết trên từ năm 2012 với lý do các kỳ ại hội cổ đông đều không có đại diện vốn nhà nước tham gia.
Theo hồ sơ vụ việc, tòa sơ thẩm và phúc thẩm đã có hai lần ra quyết định đình chỉ giải quyết. ến năm 2017, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao đã hủy quyết định đình chỉ giải quyết, với lý do là các biên bản ại hội đồng cổ đông, nghị quyết của HLS không được gửi cho SBIC là vi phạm Luật Doanh nghiệp 2005, nên còn thời hiệu khởi kiện.
Ngoài ra, yêu cầu tòa sơ thẩm làm rõ việc tăng, giảm vốn điều lệ có làm thất thoát tài sản nhà nước hay không. Nếu có, trách nhiệm của lãnh đạo HLS và người đại diện vốn nhà nước như thế nào?
Năm 2019, cơ quan Công an tỉnh Yên Bái đã có kết luận “không có dấu hiệu thất thoát vốn nhà nước tại HLS”.
Tòa án Nhân dân TP. Yên Bái cũng không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của SBIC. Tuy nhiên, nguyên đơn vẫn tiếp tục kháng cáo lên cấp phúc thẩm vì cho rằng, các kỳ ại hội cổ đông đều không có đại diện vốn nhà nước tham gia; số liệu tài chính không phù hợp với kết quả kiểm toán mà SBIC nắm được, kết luận của cơ quan điều tra không sát với nội dung yêu cầu.
Tòa phúc thẩm không đồng tình với yêu cầu của SBIC. Lý do là ngày 21/10/2009, ông Vũ Tuấn Dương, Chủ tịch Hội đồng quản trị HLS, đồng thời là đại diện vốn góp của SBIC tại HLS đã gửi Văn bản số 79 cho Hội đồng quản trị Tập đoàn Vinashin xác định số vốn của Vinashin là 4,7 tỷ đồng/29,7 tỷ đồng tại HLS.
Tại công văn này, ông Dương đề nghị Tập đoàn cử người khác tham gia đại diện vốn góp. Ngày 4/12/2009, ông Phạm Thanh Bình – Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinashin đã ký quyết định cử ông ỗ ức Tuấn làm đại diện quản lý 15,29% cổ phần tại HLS.
Theo tòa án, SBIC hoàn toàn biết số vốn nhà nước tại HLS qua các nghị quyết ại hội đồng cổ đông và thể hiện qua việc SBIC không có ý kiến phản đối.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC) bế tắc đường ra
Các giải pháp tái cơ cấu doanh nghiệp gặp vướng mắc, không thể triển khai khiến Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC) ngày càng sa lầy, kiệt quệ.
Trong báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành hữu quan gần đây, ông Cao Thành Đồng, Quyền Tổng giám đốc SBIC thừa nhận, các vấn đề vướng mắc trong thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp 5 năm gần đây hầu như chưa được tháo gỡ. Kế hoạch tái cơ cấu doanh nghiệp, vì thế, vẫn giậm chân tại chỗ.
Một trong những vướng mắc lớn nhất khiến SBIC không thực hiện được việc bán doanh nghiệp và chuyển nhượng vốn là hầu hết các đơn vị thành viên trong Tổng công ty đều trong tình trạng mất cân đối tài chính, âm vốn chủ sở hữu, trong khi nợ vay rất lớn.
"Việc chuyển nhượng vốn phải gắn liền với thu hồi công nợ là yêu cầu bắt buộc, bởi vốn vay của SBIC chủ yếu từ nguồn trái phiếu phát hành thông qua bảo lãnh của Chính phủ. Do đó, tiến trình đàm phán, chuyển nhượng để đạt được cả hai mục tiêu này là vô cùng khó khăn, nếu không muốn nói là khó khả thi. Trong tình trạng này, dù có đối tác quan tâm, nhưng cũng khó có đối tác nào đủ kiên nhẫn để theo đuổi", đại diện SBIC cho biết.
Cũng theo ông Đồng, hiện SBIC chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ vốn tại nhiều công ty cổ phần, công ty đầu tư liên kết.
Do đó, việc chuyển nhượng vốn gặp khó khăn khi phần vốn chưa góp sẽ không được quyền chuyển nhượng, bởi theo Luật Doanh nghiệp 2014 thì tư cách cổ đông của SBIC trong các công ty gần như không còn do chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua, trong khi cũng không thể chuyển nhượng quyền mua cổ phần này cho người khác.
Mặt khác, SBIC không thể chủ động thực hiện phá sản hay áp dụng hình thức tái cơ cấu khác đối với các doanh nghiệp này, vì còn phụ thuộc vào tình hình tài chính doanh nghiệp và ý kiến của đại hội đồng cổ đông các công ty.
Việc giải thể đối với các công ty 100% vốn và đơn vị trực thuộc SBIC cũng gặp khó khăn, do không có nguồn tài chính để trả nợ.
Thậm chí, lãnh đạo doanh nghiệp thừa nhận, kết quả rà soát cho thấy, nếu chiểu theo các quy định hiện hành thì không doanh nghiệp nào của SBIC có thể thực hiện giải thể được. Điển hình là 2 trường trung cấp nghề công nghiệp tàu thủy II và III.
Với tình trạng tài chính kiệt quệ hiện nay, 2 trường trung cấp nghề này không đủ điều kiện để thực hiện giải thể theo quy định.
Bi đát hơn, một số công ty thuộc SBIC sau khi làm thủ tục giải thể không thành do không đủ điều kiện tài chính để giải thể đã nộp đơn phá sản lên tòa án, cũng bị tòa án từ chối tiếp nhận do đã bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Trong số này, có những "xác sống" vật vờ vô định hơn 6 năm nay mà vẫn chưa được cho "chết" hẳn.
Tương tự, việc thực hiện thủ tục phá sản ở một số đơn vị cũng tắc do không có tiền nộp bổ sung vốn để giải quyết các nghĩa vụ phát sinh liên quan đến các khoản nợ của doanh nghiệp.
Trong đó, đáng chú ý có nghĩa vụ phát sinh do thực hiện bảo lãnh vay vốn của SBIC đối với các khoản vay tại Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy (VFC) và nhiều ngân hàng, tổ chức tín dụng mà SBIC đã chính thức thừa nhận không còn khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Trước thảm trạng này, gần đây, SBIC lại có đơn xin hướng dẫn cách thức giải thoát cho những "xác sống" trên; đồng thời, kiến nghị Chính phủ cho phép tạm thời chưa áp dụng hoặc tạm dừng các biện pháp phong tỏa tài sản, cưỡng chế hóa đơn, tính phạt chậm nộp thuế đối với Công ty mẹ SBIC và các đơn vị thành viên trong quá trình tái cơ cấu.
Đáng chú ý, SBIC đề nghị Chính phủ chỉ đạo chính quyền địa phương chưa thực hiện thu hồi đất các dự án để tìm đối tác chuyển nhượng dự án hoặc tài sản trên đất gắn liền với quyền sử dụng đất để có nguồn thu trả nợ từ nay đến năm 2020.
Thực tế này đang đặt ra câu hỏi nhức nhối: Liệu đến bao giờ mới cắt bỏ được các "ung nhọt" của SBIC sau 10 năm tái cơ cấu bất thành?
Dư luận đang chờ đợi những giải pháp đủ mạnh từ các cấp có thẩm quyền nhằm thu hồi và giải phóng những nguồn lực còn lại tại Tổng công ty, tránh để tiếp tục lãng phí thất thoát tài sản nhà nước theo thời gian.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Quyền ứng cử vào HĐQT: Nên chọn tỷ lệ 5% Một trong những sửa đổi quan trọng tại Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ầu tư, Luật Doanh nghiệp là cổ đông/nhóm cổ đông chỉ cần sở hữu 1% vốn điều lệ (thay vì 10%) là có quyền đề cử, ứng cử vào Hội đồng quản trị (HQT), yêu cầu triệu tập ại hội đồng cổ đông...