Lá đơn xin phép nghỉ học làm rúng động ngành giáo dục
“Hôm lay, em viết cái Đơn lày mong cô và nhà trường cho em ngỉ học vì chong lúc Học em quá đùa nghích và Học Hành còn yếu và làm cho lớp 10H xa xút và không thể vươn lên Được, em không xứng Đáng làm học sinh của chường…”.
Đây là lá đơn xin nghỉ học của một học sinh lớp 10.
Lá đơn xin phép nghỉ học của một học sinh lớp 10 đã khiến dư luận xôn xao trong nhiều ngày qua. Nhiều người cho rằng lá đơn phản ánh thực trạng nền giáo dục của nước nhà, đáng phải suy ngẫm. Người viết đơn là Trần Văn M., học sinh lớp 10. Lá đơn có đầy đủ Quốc hiệu, tiêu ngữ, tiêu đề, ngày tháng và nội dung đơn. Nguyên văn nội dung đơn, M viết: “Hôm lay, em viết cái Đơn lày mong cô và nhà trường cho em ngỉ học vì chong lúc Học em quá đùa nghích và Học Hành còn yếu và làm cho lớp 10H xa xút và không thể vươn lên Được, và làm cho nhiều thầy cô gia phải nhác nhở lên em ngĩ em không xứng Đáng làm học sinh của chường…”.
Hãy khoan bàn về mặt hình thức, những lời bạn học sinh viết trong đơn đáng để chúng ta suy ngẫm. M. đã dám nói thẳng, nói thật những khuyết điểm của mình: đùa nghịch, học hành còn yếu làm ảnh hưởng đến bạn bè, thầy cô, đến lớp, đến trường. Để rồi, bạn xin được nghỉ học với một lời cảm ơn. Thiết nghĩ, những điều trên không phải là hiếm, nhưng để thẳng thắn thừa nhận và nói ra không phải ai cũng làm được. Lòng tự trọng đã không cho phép M. tiếp tục “ngồi nhầm chỗ”… hay M. không thể chịu được những sức ép?
Lá đơn của T.V.M. cũng làm nóng lên những vấn đề về công tác giáo dục. Tại sao một học sinh lớp 10 lại viết sai lỗi chính tả khủng khiếp đến như thế? Đọc một câu mười chữ thì có đến năm sáu chữ là sai lỗi chính tả. Lời văn thì lủng củng, một câu có đến ba bốn chữ “và”…
Buồn hơn là những điều đó lẽ ra không được phép sai, vì ngay khi học hết lớp 1 thì học sinh đã phải đọc thông, viết thạo. Đây là hiện tượng ngồi nhầm lớp. Và đáng ngại hơn là ngồi nhầm nhiều lớp.
Năm học 2006-2007, Bộ GD&ĐT phát động cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, thì khi đó tình trạng học sinh “ngồi nhầm lớp” đã trở thành một vấn nạn nhức nhối được đề cập nhiều nhất. Nhiều học sinh dù không đủ trình độ để tiếp nhận kiến thức của lớp đang theo học nhưng vẫn lên lớp đều, vẫn đậu tốt nghiệp THPT. Lúc đó, tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp THPT trên cả nước đều “đẹp như mơ” với xấp xỉ 100%.
Video đang HOT
Hiện nay, tỷ lệ đổ tốt nghiệp THPT chẳng thua kém gì con số “đẹp như mơ” ấy, nhưng, tình trạng học sinh “ngồi nhầm lớp” vẫn còn là một vấn đề nhức nhối mà nhiều người vẫn đang cố che đi.
Theo Giáo dục Việt Nam
Sách in lậu be bét lỗi chính tả
Tuyến phố Phạm Văn Đồng (Cầu Giấy) bày bán tất cả các loại sách từ văn hóa, kinh tế, chính trị. Vì là sách in lậu nên có vô số lỗi buồn cười, nhưng cũng có lỗi khiến người đọc bực tức.
Cuốn sách "Lịch Sử Kinh Tế" do GS.TS Nguyễn Trí Dĩnh và PGS.TS Phạm Thị Quý chủ biên được bán với giá 50.000 đồng (giá bìa là 70.000 đồng). Thế nhưng đúng là tiền nào của ấy, cuốn sách in lậu này có rất nhiều lỗi khiến người đọc bực bội, tức nổ đom đóm mắt.
In nhầm vị trí chữ dẫn đến sự khó hiểu "Dân trường kinh tế quốc".
Nhiều danh từ riêng như tên địa danh Châu Á không được viết hoa.
Cùng một địa danh "Đông Nam Á" nhưng chỉ trong một đoạn văn, cách nhau vài dòng chữ lúc thì viết hoa, lúc thì viết thường.
Rất nhiều chữ trong sách bị thiếu dấu như chữ "kinh tê" này chẳng hạn.
Thiếu dấu cũng làm xuất hiện thêm một cuộc chiến tranh mới chỉ có trong cuốn sách này là "chiến tranh thương mai", mà giới học giả chưa từng biết đến, lịch sử chưa từng ghi nhận.
Và cũng vì viết thiếu dấu, nên đã xuất hiện một loại máy mới chỉ mà chỉ có ở trong cuốn sách này mà thôi, đó là "máy ké sợi".
Viết sai, lại thiếu dấu làm cho câu văn méo mó, tối nghĩa
Thêm một ví dụ minh chứng cho sự cẩu thả trong việc in ấn, xuất bản cuốn sách.
Nhưng cũng có chỗ lại thừa dấu, thừa chữ, việc thừa dấu, thừa chữ đã làm xuất hiện quốc gia mới là "Thuỷ Điển".
"CHLBD Đức" nằm ở đâu trên bản đồ thế giới?
Theo Giáo Dục Việt Nam
Người thầy phải dùng tới bạo lực nghĩa là họ... bất lực Theo TS. Văn học Trịnh Thu Tuyết thì điều quan trọng nhất trong công tác giáo dục là người thầy phải gương mẫu, đối với học trò phải có thái độ tôn trọng, tin tưởng. Nếu người làm thầy mà sử dụng đến bạo lực có nghĩa là họ đã bất lực, là biểu hiện của sự kém cỏi về phương pháp, trí...