Lạ đời: Thi đại học dễ hơn thi mẫu giáo
Vào mẫu giáo, phụ huynh xếp hàng từ nửa đêm. Vào lớp 1, trò chưa học đã phải thi. Vào lớp 10, bốn người thi cũng chỉ ba người “lọt”. Còn đại học, 8 điểm 3 môn, thí sinh vẫn thành “thượng đế”…
Tuyển vào mẫu giáo, phụ huynh xếp hàng từ nửa đêm. Tuyển vào lớp 1, trò chưa học đã phải thi, căng sức một chọi bốn, chọi năm. Tuyển vào lớp 10, bốn người thi cũng chỉ ba người “lọt”. Còn đại học, 8 điểm 3 môn, thí sinh vẫn thành “thượng đế”… Điều gì xảy ra nếu một số nơi biến giáo dục đại học trở thành sản phẩm thương mại?
Vào lớp 1 khó hơn đại học
Chưa bao giờ, việc thí sinh trúng truyển vào đại học lại lắm sự lạ đến vậy. Điểm xét tuyển nguyện vọng 2, nguyện vọng 3 của các trường đại học, cao đẳng được Bộ GD&ĐT chấp thuận, vừa công bố từ đầu tuần thì thí sinh ở khu vực 1, điểm chuẩn vào đại học là 8, điểm vào cao đẳng chỉ cần 5 (tương ứng mỗi môn chưa đủ 1,7 điểm cho cao đẳng và 2,7 điểm cho đại học). Chẳng hạn, Đại học Phan Thiết xét tuyển học sinh phổ thông khu vực 3 là 13 điểm, nếu diện ưu tiên 1 thì khu vực 3 chỉ cần 11 điểm, khu vực 2 với 10 điểm, khu vực nông thôn 9 điểm và khu vực miền núi 8 điểm. Xét tuyển cao đẳng, khu vực thành thị 8 điểm, nông thôn 6 điểm và miền núi chỉ cần 5 điểm.
Hàng loạt trường đại học khác như Đại học Đà Lạt, Đại học Kinh tế Tài chính TP Hồ Chí Minh, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh, Đại học Thăng Long, Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, Đại học Tây Đô, Đại học Hoa Sen… đều lấy mức điểm sàn (đối tượng không ưu tiên) là 13 điểm, các đối tượng ưu tiên, khu vực nông thôn, miền núi đều dưới mức sàn, trong đó nhiều trường lấy điểm tuyển cho hệ đại học là 8 điểm và cao đẳng là 5 điểm.
Điều gì đang xảy ra với đào tạo đại học?
Nước ta hiện nay có các bậc học: mầm non, phổ thông (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông), đại học (cao đẳng, đại học), sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ). Mô hình đào tạo lâu nay thực hiện theo hình nón, tức ở hệ đào tạo thấp nhất là vành nón (mẫu giáo, tiểu học) cao hơn là trung học, đai học, cao nhất là sau đại học. Hình nón cũng biểu thị mức độ từ dễ đến khó, từ số lượng nhiều đến số lượng ít, từ phổ cập đại trà (mầm non, tiểu học) đến đào tạo có tuyển chọn (đại học, sau đại học).
Tuy nhiên, hình nón ấy đang có dấu hiệu bị lật ngược.
Video đang HOT
Hệ mầm non, khó thể lý giải cảnh hàng nghìn phụ huynh xếp hàng trước cổng trường để hy vọng chen một suất cho con vào học trong số vài trăm chỉ tiêu ít ỏi. Khó thể lý giải khi Hà Nội mấy năm qua, số trường đại học tăng gấp 4 lần thì trường mầm non gần như… giẫm chân tại chỗ, thậm chí nhiều trường mầm non nội đô bị biến mất do sốt đất.
Hệ tiểu học, lẽ ra học sinh đủ tuổi đương nhiên phải vào lớp 1 và có học mới có thi, có đi mới có chạy. Vậy mà ở nhiều trường, các bé chưa đi học đã thi đầu vào, mức độ hết sức căng thẳng vì tỷ lệ một chọi năm, chọi sáu (tại Hà Nội, Trường Tiểu học Thực nghiệm chỉ tiêu 120, hồ sơ đăng ký hơn 600; Trường Đoàn Thị Điểm, chỉ tiêu 400, hồ sơ gần 2.000; Trường Lê Quý Đôn, chỉ tiêu 360, hồ sơ khoảng 1.500). Ngoài việc phải vượt qua các bài kiểm tra liên quan đến nhận biết về ngôn ngữ, tư duy toán học, tiếng Anh, kiểm tra năng lực quan sát, ghi nhớ, diễn đạt, trẻ phải qua phần kiểm tra sức khỏe (cân nặng), không bị dị tật, không nói ngọng, nói lắp. Trong một ngày tại trường, khi trẻ ăn, ngủ, chơi, giao lưu, cũng là lúc hội đồng tuyển sinh tiếp tục quan sát để “chấm điểm”… Cách làm này giống như cho trẻ thi chạy trước khi biết đi!
Tuyển vào lớp 10, mức độ khó giảm dần. Nhưng thống kê của Hà Nội cho thấy, năm học 2011 – 2012, tổng chỉ tiêu xét duyệt chính thức cho khối công lập là 58.155 học sinh, trong khi toàn thành phố có hơn 80 nghìn học sinh đã học xong lớp 9 (tỷ lệ 4 em thi, 1 em trượt). Riêng những trường như THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam, THPT chuyên Nguyễn Huệ, THPT Chu Văn An, THPT Sơn Tây, tỷ lệ “chọi” rất cao. Ngay tỉnh rộng như Nghệ An, cũng chỉ có 77,85% số học sinh lớp 9 được vào lớp 10 công lập, còn lại rơi rớt sang dân lập hoặc… về nhà.
Đến thi tốt nghiệp THPT, năm rồi hơn 99% đạt tốt nghiệp, tức gần như đã thi là đỗ.
Còn đại học, khó có thể tin rằng chỉ cần 2,7 điểm mỗi môn cũng đỗ.
Nếu như tuyển vào lớp 10, trường công lập nào số thí sinh dự tuyển cũng lớn hơn nhiều chỉ tiêu tuyển sinh thì tuyển đại học, hàng loạt trường chỉ tiêu lại áp đảo so với số thí sinh dự thi! Chẳng hạn, Đại học Phạm Văn Đồng dù đã hạ mức điểm ở khung thấp nhất nhưng chỉ có 64 sinh viên trúng tuyển theo nguyện vọng 1 hệ đại học trong tổng số chỉ tiêu là 450 sinh viên. Đáng ngạc nhiên là chỉ có 5 thí sinh đủ điểm tuyển vào sư phạm tiếng Anh, 2 vào sư phạm tin học và đặc biệt, khoa tài chính ngân hàng vốn “hot” trong thời buổi thị trường nhưng chỉ duy nhất một thí sinh trúng tuyển. Ngành học kỳ lạ này buộc trường phải hủy bỏ vì giáo viên nhiều hơn sinh viên cả chục lần!
Bùng nổ đại học, thí sinh thành “thượng đế”
Bất luận thứ gì, khi cung vượt cầu thì khách hàng thành thượng đế.
Tính đến thời điểm hiện tại, cả nước có 206 trường trung học chuyên nghiệp, 188 trường cao đẳng, 216 trường đại học. Trong đó, hai trường đại học quốc gia ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh lại có 17 đại học “con”. Như vậy, số trường đại học cao hơn số trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, còn nếu tính về quy mô, trường đại học có quy mô tuyển sinh gấp nhiều lần. Một thống kê của Bộ GD&ĐT cho thấy, có 75% số trường đại học, cao đẳng được thành lập trong 10 năm gần đây. Điều này có nghĩa, trong 10 năm qua, số trường đại học, cao đẳng đã tăng gấp 4 lần.
Nhiều trường đại học, thí sinh thành “thượng đế”.
Đại học tăng 4 lần nhưng số thí sinh tốt nghiệp lớp 12 không tăng đáng kể. Những năm qua, bình quân hằng năm vẫn chỉ trên dưới 1 triệu học sinh tốt nghiệp lớp 12. Điều này có nghĩa, thi đại học hiện nay dễ hơn 4 lần so 10 năm trước (xét về cơ hội vào các trường). Nếu như trước năm 2000, chỉ những học sinh tốt nghiệp 12 có học lực khá giỏi mới thi đại học, cao đẳng thì ngày nay, hầu như tất cả đều thi. Hầu hết học sinh dù lực học như thế nào cũng đặt mục tiêu vào đại học, chỉ “bất đắc dĩ” mới vào cao đẳng, trung học. Chính cuộc đua danh này khiến các trường cao đẳng, trung học ồ ạt “nhảy cóc” lên học viện, đại học. Trong khi đó, các trường đại học lại “đẻ” các chỉ tiêu cao đẳng, trung học nhưng thực chất là nhằm lách điểm sàn của Bộ GD&ĐT bởi sau khi số sinh viên này học xong cao đẳng, đại học thì dễ dàng học tiếp chương trình đại học bằng đợt thi “liên thông” mang tính hình thức.
Sự nở rộ các trường đại học, nở rộ chỉ tiêu tuyển sinh khiến giới hạn 1 triệu thí sinh tốt nghiệp lớp 12 mỗi năm trở lên chật hẹp. Năm nay, có 415.282 thí sinh có điểm thi đại học trên điểm sàn nhưng chừng đó vẫn chưa đủ nhu cầu của các trường khiến việc lách Quy định 33 về tính điểm ưu tiên diễn ra phổ biến. Như vậy, nếu cộng đủ cả số thí sinh có điểm ưu tiên, tỷ lệ tuyển chọn vào đại học chỉ vào khoảng 3 người thi, 2 người đỗ. Khát sinh viên, các trường ồ ạt vào đợt “khuyến mãi”, ví dụ như tặng học bổng, hứa bố trí việc làm, chỗ ở khang trang, kể cả hứa tạo điều kiện vay tiền nếu hoàn cảnh khó khăn… Vì thế, không ít trường hợp, thí sinh chỉ có 8 điểm cho 3 môn nhưng cùng một lúc nhận được nhiều giấy báo nhập học, trường nào cũng hứa nếu đến học sẽ thưởng lớn!
Nếu thương mại đại học?
Đi tìm căn nguyên việc các trường khao khát sinh viên và điểm tuyển thấp, chúng tôi cho rằng không phải do đề khó điểm kém như một số nhận định. Như tính toán nêu trên, sự nở rộ các trường và nở rộ chỉ tiêu trong khi số thí sinh 10 năm qua không tăng đáng kể khiến các trường “dọn” hết học sinh giỏi, khá, trung bình thì đến học sinh yếu kém cũng phải chiêu sinh là hiển nhiên. Việc lập các trường, tăng chỉ tiêu tuyển sinh không hẳn do mục đích đào tạo. Đã đến lúc Bộ GD&ĐT cần rà soát và kiểm tra xác đáng thực chất đằng sau việc thành lập trường đại học và xin tuyển sinh ồ ạt, bởi đang xuất hiện dấu hiệu thương mại đại học.
Một sinh viên có thể đóng học phí tới hàng chục triệu một năm, hụt đi em nào thì trường thất thu em đó. Khi xin lập trường, hồ sơ của ai cũng nêu rất đẹp mục đích, yêu cầu. Nhưng bản chất thương mại đằng sau những mỹ từ hào nhoáng lại thường được che giấu kín kẽ. Có bột mới gột nên hồ, một sinh viên 12 năm phổ thông không thể khá lên được thì mấy năm đại học có “đột biến” được không? Kinh doanh là hàng hóa, ở đâu kinh doanh, thương mại thì có thể chấp nhận, nếu lấy sự đào tạo con người làm mục đích kinh doanh thì đó là hiểm họa.
Choáng với những chiêu “khuyến mãi” đại học
Nhằm “câu” sinh viên, nhiều trường nghĩ ra các chiêu “khuyến mãi” biến sinh viên hơn cả “thượng đế”. Chẳng hạn, Đại học Hoa Tiên có khoa chỉ 1 sinh viên trúng tuyển, trường đành quảnh bá, sinh viên nào đến học cũng được bố trí chỗ ở giá mềm, đặc biệt sau khi ra trường sẽ nhận ngay việc làm ở các công ty của tập đoàn Pomihoa. Trường Đại học Lương Thế Vinh lại có chiêu tặng quà bằng tiền mặt đầy hấp dẫn, cụ thể mỗi thí sinh có điểm dưới 15,5 được “thưởng nóng” 550 nghìn đồng, từ 16 đến 19,5 điểm được tặng 700 nghìn, 20 điểm trở lên ẵm ngay 1 triệu! Đại học Dân lập Hải Phòng hỗ trợ vay vốn ưu đãi 8,5 triệu đồng cho sinh viên nghèo…
Bảng điểm tuyển sinh nguyện vọng 2, 3 v ào Đại học Phan Thiết (hệ đại học bảng trên, hệ cao đẳng bảng dưới).
Theo dân trí
Cập nhật nguyện vọng 2 có còn lợi cho thí sinh?
Đây là năm đầu tiên sau 9 năm thực hiện tuyển sinh theo phương thức "ba chung", Bộ GD-ĐT quy định các trường xét tuyển nguyện vọng (NV) 2 phải cập số liệu thí sinh đăng ký xét tuyển (ĐKXT) theo ngành hằng ngày để thí sinh có thể nắm được thứ hạng, dự đoán cơ hội đỗ trượt cho mình và quyết định rút hồ sơ hay không. Tuy nhiên, việc cập nhật này có nguy cơ không còn ý nghĩa và mất công khi rất ít trường có cách cập nhật dữ liệu tốt.
Thí sinh sau buổi thi ĐH. Ảnh: Lê Anh Dũng
Ít trường "chịu khó"
Theo quy định của Bộ, các trường sẽ cập nhật danh sách thí sinh vào máy tính bằng phần mềm tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011 và công bố công khai trên website của trường thông tin về hồ sơ ĐKXT của thí sinh bao gồm họ và tên; ngày tháng năm sinh; số báo danh; đối tượng; khu vực; điểm thi từng môn và tổng điểm 3 môn thi; số thứ tự hồ sơ; mã ngành ĐKXT; ngày nhận hồ sơ ĐKXT; ngày trả hồ sơ ĐKXT.
Nhưng chỉ có một số ít trường "chịu khó" cập nhật danh sách này vì quyền lợi của thí sinh một cách thực sự khoa học và đẹp mắt, tức là ngoài cập nhật đủ thông tin như Bộ GD-ĐT yêu cầu, các trường còn sắp xếp hồ sơ theo từng ngành riêng, thứ tự xếp theo điểm từ cao xuống thấp. Thí sinh rất dễ tiện tra cứu và trường sẽ xử lý thông tin thí sinh đỗ vào trường nhanh chóng.
Khảo sát trên 150 trường ĐH-CĐ ở phía Bắc và phía Nam, con số trường cập nhật danh sách theo cách này chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Trong số hơn 100 trường này, chỉ có 17 trường cập nhật tốt, mặc dù nhiều trường như ĐHQG Hà Nội, ĐH Đà Nẵng, ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Đại Nam, ĐH Thái Nguyên, ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, ĐH Đại Nam...có số hồ sơ nộp rất nhiều, có thể lên tới hàng nghìn hồ sơ.
Tiêu biểu cho những trường cập nhật danh sách thí sinh xét tuyển NV2 khoa học và đẹp mắt là Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, thuộc ĐHQG Hà Nội.
Vào trang chủ của website trường, dễ nhận thấy xét tuyển NV2 là một trong những công việc ưu tiên của website vốn được thiết kế khá đẹp này. Thông báo tư vấn xét tuyển NV2 được "treo" ở vị trí đắt nhất cùng với các hoạt động quan trọng khác.
Thí sinh theo dõi thường xuyên dễ dàng biết được mình đỗ hay trượt NV2 với cách sắp xếp danh sách thí sinh theo ngành riêng biệt, mỗi ngành một trang riêng, điểm số theo thứ tự từ cao xuống thấp. Đặc biệt, những thí sinh rút hồ sơ cũng được cập nhật đầy đủ để các em khác có thể cân nhắc cơ hội.
Hầu hết các trường này đều dành vị trí ưu tiên cho xét tuyển NV2. Thí sinh vào website của trường có thể thấy ngay nội dung này ở các vị trí dễ tìm.
Hàng chục nghìn hồ sơ vẫn "trộn đều" các ngành
Dẫn đầu về số lượng hồ sơ xét tuyển NV2 cho đến lúc này là Trường ĐH Sài Gòn với hơn 12.000 hồ sơ đã được cập nhật. Tuy nhiên, học sinh sẽ rất choáng váng với danh sách này vì tất cả hồ sơ các ngành đều lẫn lộn vào nhau. Ngoại trừ mỏi mắt tìm kiếm tên mình trong rừng hồ sơ, có lẽ rất ít thí sinh tự đánh giá cơ hội cho mình.
Trường ĐH Lao động xã hội nhận được gần 2000 hồ sơ. Điểm của thí sinh được xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp nhưng thứ tự này không còn ý nghĩa khi điểm số này sắp xếp chung từ tất cả hồ sơ nộp vào các ngành.
Có khoảng hơn 100 trường xét tuyển NV2 được khảo sát áp dụng cách sắp xếp này. Nhiều trường còn thống kê lẫn lộn cả hồ sơ ĐH-CĐ trong một bảng. Ông Mỵ Giang Sơn, trưởng phòng đào tạo ĐH Sài Gòn cho biết:
"Bộ GD-ĐT chỉ quy định cập nhật các thông tin cơ bản, không yêu cầu trường phải cập nhật theo điểm số hay theo ngành. Vì thế, trường chỉ làm đúng như quy định của Bộ."
Ông Sơn cho biết thêm, trường cập nhật danh sách thí sinh vào phần mềm tin học văn phòng Exel để người nộp hồ sơ tự xử lý thông tin. Bằng các thuật toán thống kê của Exel, ông Sơn nói, người nộp hồ sơ có thể tự thống kê để biết các thông tin cần thiết.
Tuy nhiên, không phải trường nào cũng dùng phần mềm này. Nhiều trường chọn các phần mềm khác hoặc đưa thẳng lên website của trường chứ không phải dưới dạng tài liệu đính kèm để tải về. Đó là chưa nói đến thí sinh ở các vùng khó khăn không có điều kiện học kỹ về tin học khó có thể vượt qua "cửa ải" này.
Bên cạnh đó, lại có những trường "làm khó" thí sinh khiến cho việc cập nhật danh sách này không còn ý nghĩa. Điển hình là ĐH Hàng Hải, cập nhật bằng cách chụp ảnh các trang danh sách thí sinh và đưa lên website. Hơn 9 trang được chụp thành ảnh khiến thí sinh muốn biết "số phận" mình ở ĐH Hàng Hải chỉ có thể căng mắt ra làm phép cộng trừ.
Trường ĐH Công nghiệp Hà nội, ĐH Quốc tế Bắc Hà, ĐH Công nghệ thực phẩm TP.HCM lại "một mình một kiểu", áp dụng cách tra cứu bằng dữ liệu cá nhân.
Thông tin hé lộ số phận thí sinh ở ĐH Công nghiệp Hà Nội là nội dung "vị trí".
Ông Phạm Văn Bổng, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp cho biết, "vị trí" chính là thứ hạng của thí sinh hiện tại trong ngành đăng ký.
Chỉ cần số vị trí của thí sinh thấp hoặc bằng với số chỉ tiêu của ngành đăng ký, thí sinh có thể tính toán khả năng đỗ trượt. Tuy nhiên, những thông tin này không được chỉ dẫn rõ trên website của trường.
Riêng Trường ĐH Công nghệ thực phẩm TP.HCM, trừ họ tên, điểm số, ngành xét tuyển của mình, kết quả tra cứu không có thêm thông tin nào như thứ hạng, số người cùng điểm, cùng ngành để thí sinh cân nhắc.
Ngày 10/9 là hạn cuối rút hồ sơ của thí sinh. Cho đến thời điểm này, website của các trường như ĐH Hà Nội, ĐH Nông nghiệp Hà Nội, ĐH Nguyễn Trãi, CĐ sư phạm trung ương , ... vẫn "làm ngơ" với việc cập nhật thông tin. Thậm chí, website trường CĐ sư phạm trung ương TP HCM chỉ đang tiến hành nhập dữ liệu và chưa hoạt động.
Cho đến hôm nay, danh sách cập nhật của các trường cho thấy, thí sinh rút hồ sơ ra rất ít, chỉ khoảng vài bộ đến vài chục bộ là nhiều.
Theo VNN
Trường học bỏ hoang 20 năm, chính quyền bất lực? Trong khi trẻ mẫu giáo, mầm nona phng Nam Đng, quận Đống Đa, Hà Ni phải hc chặt chi trong mt kh tập th xen lẫn nhà dn sn chơi thìchng xa mt ngôi trngc x bỏ hoang gần 20 năm nay. Dn bức Chiều qua 22/8, chúi c mặti khuấtc chochm, nơi ấy sẽ ngôi trm non mang tên Sao Mai. Nhìn...