Lạ đời mẹ đen con trắng, mẹ trắng con đen
Hai chú chuột túi mới sinh tại vườn thú Tropical Wings (Anh) có màu lông trái ngược hẳn với mẹ chúng.
Cả hai cặp mẹ con này thuộc loài chuột túi nhỏ có tên wallaby của Úc. Tuy chú chuột túi Monica không mắc chứng bệnh bạch tạng nhưng sinh ra mộtchuột túi con mang màu lông trắng muốt của bệnh bạch tạng.
Còn chú chuột Emily mắc chứng bệnh bạch tạng lại sinh ra một chú chuột con lông màu nâu, điều trùng hợp là cả hai trường hợp đều xảy ra ở cùng một vườn thú.
Chính vì sự ngược đời này mà khách tham quan thường bị nhầm lẫn rằng hai chú chuột túi Monica và Emily đang nuôi nhầm con nhà hàng xóm.
Được biết, trường hợp của Monica chỉ xảy ra với tỷ lệ xác suất rất ít, trong 100.000 ca mới có 1 trường hợp như vậy. Ông John Ray – nhân viên sở thú nơi đây cho biết, đây là một điều hiếm thấy, chưa từng ghi nhận trường hợp nào trong tự nhiên.
Video đang HOT
Vườn thú Tropical Wings cũng đang dự định tổ chức một cuộc thi nhỏ để đặt tên cho hai bé chuột túi đặc biệt này.
Theo Datviet
'Kangaroo biết bay' ở Việt Nam
Chồn bay (Cynocephalus variegatus) là loài thú rất quý hiếm, đã được đưa vào Sách đỏ Thế giới.
Đặc điểm nổi bật của chúng là có 'cánh', cấu tạo bằng màng da nối từ cổ với chi trước, chi sau tới hết các ngón chân và bao phủ tới đầu mút đuôi.
Chồn bay trên thực tế không bay được mà chỉ lượn và chuyền giữa các thân cây với khoảng cách khá xa.
Chúng nhận biết điểm đậu trên thân cây rất chính xác trong bóng đêm. Thậm chí, chúng có thể bay với một con con bám trên mình.
Điểm độc đáo thứ hai của chồn bay là loài này có con sơ sinh rất yếu, được nuôi trong một chiếc túi làm bằng màng da ở phần bụng dưới.
Con non sẽ sống trong chiếc túi mềm và ấm cho đến khi tự lập. Đặc điểm này rất giống với các loài thú có túi ở Australia, tuy nhiên, nó lại là một loài thú có vú hoàn chỉnh.
Các nghiên cứu cho thấy, chồn bay là họ hàng còn sinh tồn gần gũi nhất của linh trưởng (gồm các loài vượn, khỉ...), đã rẽ nhánh ra khỏi nhau khoảng 86 triệu năm trước.
Chiều dài thân của chồn bay là khoảng 34 - 38cm, đuôi dài 24 - 25cm và nặng 0,9 - 1,3kg. Chúng chỉ hoạt động vào ban đêm. Thức ăn là quả cây rừng, trứng chim và chim non.
Làm tổ trong các hốc cây cao 20 - 50m, hầu như chồn bay không bao giờ xuống mặt đất. Khi không bay, chúng di chuyển khá chậm chạp bằng các chi trên các thân cây.
Ở Việt Nam, loài này phân bổ rải rác tại các khu rừng ở Lai Châu, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế, Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Tây Ninh.
Trong 10 năm trở lại đây, ít nhất 50% quần thể chồn bay đã biến mất do chặt phá rừng và việc săn bắn để lấy thịt cũng là mối đe dọa nghiêm trọng đối với loài động vật này.
Theo Datviet
Những loài vật màu trắng kỳ lạ nhất Bạch tạng là một loại khiếm khuyết di truyền, những con vật mắc bệnh này sẽ có màu lông trắng khác biệt. 1. Hươu cao cổ Đây là con hươu bạch tạng đã chết được nhồi bông tại Bảo tàng Ripley (Mỹ). Năm 2005, người ta cũng đã phát hiện một con hươu cao cổ bạch tạng tại Tanzania. 2. Cá sấu Năm...