Lá chắn nhiều lỗ hổng của Nga trước hệ thống tên lửa Aegis Mỹ
Những trục trặc về tên lửa trong hệ thống phòng thủ Poliment Redut khiến Nga vẫn chưa thể tạo ra một lá chắn hải quân tin cậy để đối phó hệ thống Aegis Mỹ.
Tàu tuần dương hạt nhân Đô đốc Nakhimov Nga trang bị tên lửa phòng không S-400 và hệ thống phòng thủ tên lửa Pokiment Redut. Ảnh: Sputnik
Hồi đầu tháng 5, Nga nổi giận với việc Mỹ kích hoạt hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis ở Romania, tuyên bố sẽ có biện pháp đáp trả thích đáng. Tuy nhiên, hệ thống tên lửa phòng không Poliment Redut, được cho là câu trả lời của Nga với hệ thống Aegis Mỹ, đang gặp trục trặc trong quá trình thử nghiệm vận hành khiến Moscow gặp khó trong việc tạo ra một hệ thống phòng không tin cậy, theo National Interest.
Poliment Redut là hệ thống tên lửa phòng không gồm 4 ăng ten mảng pha đồng bộ có khả năng bám bắt 16 mục tiêu cùng lúc. Hệ thống này được trang bị 4 hoặc 8 hệ thống phóng thẳng đứng để khai hỏa ba loại tên lửa khác nhau gồm tên lửa tầm ngắn 9M100 có tầm bắn 15 km, tên lửa tầm trung 9M96M có tầm bắn 40-50 km và tên lửa tầm xa 9M96 được cho là có thể tấn công các mục tiêu xa tới 150 km.
Những báo cáo gần đây cho thấy việc tàu tuần dương Đô đốc Gorshkov, một thành tố trong hệ thống Poliment Redut, tiếp tục bị trì hoãn vận hành được cho là có liên quan đến các vấn đề phát sinh trong tích hợp hệ thống tên lửa này.
Chuyên gia quân sự Dmitry Gorenburg cho rằng hệ thống Poliment Redut của Nga gặp vấn đề nghiêm trọng hơn nhiều so với việc tích hợp. Hôm 15/7, tờ Gazeta.ru đưa tin Bộ Quốc phòng Nga đã chấm dứt việc thử nghiệm hệ thống này do tiếp tục gặp trục trặc với tên lửa tầm xa 9M96, khi nhiều quả tên lửa gặp sự cố ba giây sau khi phóng.
Video đang HOT
Một số báo cáo khác cũng cho thấy hệ thống Redut hoạt động tốt khi tiêu diệt các mục tiêu ở khoảng cách 40 km nhưng thất bại khi tấn công mục tiêu tầm xa. Hồi năm 2014, Nga thử nghiệm hệ thống Redut trên tàu hộ vệ lớp Steregushchiy nhưng chúng chỉ có thể bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách 15 km do hệ thống radar tầm trung Furke-2 hoạt động không hiệu quả.
Thay vì tiếp tục thử nghiệm, Nga phải lập ra một ủy ban liên ngành để điều tra, dấu hiệu cho thấy các vấn đề phát sinh trong hệ thống tên lửa phòng không này thực sự nghiêm trọng và khó lòng khắc phục trong một sớm một chiều, theo Gordenburg.
Một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất là Cục Thiết kế Cơ khí Fakel, công ty phụ trách phát triển tên lửa, được cho là không có thiết kế tên lửa phù hợp với các yêu cầu của Bộ Quốc phòng Nga. Cơ quan này đã chế tạo ra các tên lửa chất lượng tương đối kém do sử dụng các công nghệ và trang thiết bị lạc hậu có từ thời Liên Xô.
Hệ thống tên lửa phòng không Poliment Redut dự kiến được lắp đặt trên các tàu tuần dương Đô đốc Gorshkov và tàu hộ vệ lớp Steregushchiy của hải quân Nga.
Tuy nhiên, với việc các tàu hộ vệ đã tích hợp một phần hệ thống Redut không thể tấn công các mục tiêu tầm xa, dường như Nga chỉ có một lựa chọn là cần thêm thời gian thể tích hợp Poliment Redut vào tàu tuần dương Đô đốc Gorshkov sau thời gian dài bị trì hoãn, Gordenburg nhận định.
Duy Sơn
Theo VNE
Việt Nam muốn mua 4 tổ hợp tên lửa S-400
Theo tờ Lenta, Việt Nam đang đàm phán với Nga để mua ít nhất 4 tổ hợp tên lửa phòng không S-400 Triumf hiện đại.
Báo Lenta của Nga dẫn nguồn tin từ Trung tâm Phân tích Chiến lược và Cộng nghệ của Nga (CAST), cùng thông tin từ tạp chí quốc phòng Hán Hòa (Kanwa) cho biết, Việt Nam và Nga đang đàm phán mua ít nhất 4 tổ hợp tên lửa phòng không S-400 Triumf từ Nga.
Lenta dẫn nguồn tin Hán Hòa cho rằng, Việt Nam có thể sẽ mua ít nhất là 4 tổ hợp tên lửa phòng không S-400 Triumf thế hệ mới từ Nga. Nếu thương vụ thành công sẽ đưa Việt Nam vào vị trí thứ hai sau Trung Quốc là quốc gia được trang bị loại siêu tên lửa phòng không này.
Tổ hợp tên lửa phòng không S-400 triển khai ở Syria.
"Việt Nam đã bắt đầu các cuộc đàm phán với phía Nga về việc mua ít nhất 4 tổ hợp tên lửa phòng không S-400 Triumf. Dự kiến hợp đồng sẽ được ký kết vào cuối năm nay," nguồn tin Hán Hòa cho biết.
Đồng thời trên một blog quân sự nổi tiếng của Nga, chủ nhân blog này chính là một chuyên gia thuộc Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ Nga (CAST) cũng tiết lộ từ một nguồn tin khác cho biết, đang có các cuộc đàm phán về 4 tổ hợp tên lửa phòng không S-400.
Hiện tại lực lượng phòng không của Việt Nam đang được trang bị 2 tiểu đoàn S-300PMU-1 (mỗi tiểu đoàn có 12 xe phóng), hai tiểu đoàn này được mua theo hợp đồng ký kết vào năm 2003, giá trị khoảng 300 triệu USD.
Trước đó, một hợp đồng cung cấp S-400 cũng đã được Nga ký kết với Trung Quốc và chính thức công bố vào mùa xuân năm 2015. Có thể Trung Quốc sẽ nhận được 3 trung đoàn S-400 với giá trị khoảng 3 tỷ USD, việc chuyển giao sẽ được bắt đầu vào năm 2017.
Vào thời điểm cuối năm 2015 đã có các thông tin cho biết rằng, Ấn Độ đã lên kế hoặc mua 5 trung đoàn S-400. Mùa xuân năm 2016, một quan chức Ấn Độ cũng đã đề cập đến hợp đồng S-400, tuy nhiên thời điểm giao hàng vẫn chưa được tiết lộ.
Tổ hợp tên lửa phòng không S-400 Triumf có khả năng tiêu diệt các mục tiêu ở độ cao từ 5m đến 30km trong phạm vi 400km, như các thiết bị bay, máy bay không người lái, tên lửa đạn đạo chiến thuật, tên lửa hành trình, máy bay do thám, máy bay chiến lược, chiến thuật với tốc độ bay tối đa 4,8 km/s.
S-400 Triumph có thể tác chiến trong mọi điều kiện địa hình, thời tiết, trong môi trường có nhiễu cường độ mạnh và chế áp điện tử cao và cần lưu ý rằng, sắp tới các thành phần của tổ hợp S-400 có thể được đặt trong các container đặc biệt có khả năng che giấu trước mọi biện pháp trinh sát của đối phương.
Theo Kiến Thức
Tạp chí Kanwa: Việt Nam mua 4 tiểu đoàn tên lửa S-400? Nguồn tin tạp chí quốc phòng Kanwa cho rằng, Việt Nam đang đàm phán với Nga mua ít nhất 4 tiểu đoàn tên lửa phòng không S-400 tối tân nhất. Hôm qua (30/6), đài Phượng hoàng của Hồng Kông trích dẫn nguồn tin mới nhất từ tạp chí quốc phòng Hán Hòa (Kanwa) cho biết, Việt Nam đang đàm phán với Nga để...